Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 268
Toàn hệ thống 3124
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nghề gác kèo, “ăn” ong mật ở vùng rừng U Minh đã có từ lâu đời. Nhưng phần lớn mật ong thu được từ rừng đều được bán trôi nổi qua thương lái với giá rẻ như bèo. Với quyết tâm nâng cao giá trị cho thứ sản phẩm “trời cho” này, anh Võ Thành Công (ấp Danh Coi, Đông Hưng B, An Minh, Kiên Giang) đã đứng ra thành lập tổ hợp tác mật ong Thành Công để xây dựng thương hiệu cho mật ong rừng U Minh.

 

Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Trẹm, con sông chia cắt cánh rừng tràm cuối trời Nam thành hai vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) nên anh Võ Thành Công sớm học được nghề gác kèo. Từ nhỏ, anh đã theo những người hàng xóm vào tận trong rừng xem gác kèo, “ăn” ong mật. Và khi lên chín, lên mười anh đã biết cách chọn cây làm kèo, mang ra những khu rừng tràm gần nhà tìm chỗ gác dụ ong về làm tổ để lấy mật. “Ở đây giống như một làng nghề vì gần như người nào cũng biết cách gác kèo, “ăn” ong”, anh Công cho biết.

Cứ tới mùa rừng tràm nở hoa, tỏa hương thơm ngát (cao điểm là cuối mùa đông, đầu mùa xuân) là từng đàn ong lại bay về hút mật. Những người dân sống quanh rừng U Minh lại vào rừng gác kèo cho ong làm tổ, người ít thì năm mười kèo, người nhiều có thể lên tới vài trăm. Theo kinh nghiệm của anh Công thì gác kèo, “ăn” ong cũng không khó, chỉ cần biết chọn trảng tràm, còn gác kèo hướng nào cũng được.

Tuy nhiên, phải biết chọn chỗ thích hợp để ong nhanh xuống làm tổ. Những đàn ong lớn sẽ lâu xuống hơn ong nhỏ, nhưng cho nhiều mật hơn. Sau 15 ngày kể từ khi ong xuống làm tổ sẽ bắt được đợt mật đầu tiên (mỗi lần bắt gọi là một dao). Sau đó cứ 10 ngày là bắt được dao tiếp theo. Nếu biết chăm sóc tốt (không để bướm đẻ sâu vào tổ, phát hiện phải cắt bỏ, nếu không chúng sẽ sinh sôi và làm hư tổ ong) có thể bắt được 3, 4 dao, tổ lớn có thể cho 15 đến 18 lít mật.

“Tuy nhiên, mật ong bắt được ngoài để dùng trong nhà thì người dân nơi đây cũng chẳng biết làm gì, bán cho thương lái thì rẻ như bèo, có khi vào mùa bị ép giá chỉ còn vài ba chục ngàn đồng/lít” – anh Công tâm Sự. Biết vậy nhưng cũng phải mãi đến năm 2008 tổ hợp tác sản xuất mật ong Thành Công mới ra đời với năm thành viên. Những ngày đầu năm 2009, trong khuôn khổ hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam được tổ chức tại Tp. Rạch Giá (Kiên Giang), lần đầu tiên mật ong rừng U Minh mang thương hiệu Thành Công đã đến được với người tiêu dùng.

Đ. T. Chánh

Số lần xem trang : 15074
Nhập ngày : 03-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009)

  SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009)

  LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009)

  QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009)

  GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009)

  LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009)

  CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009)

  TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009)

  BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007