Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 88
Toàn hệ thống 4226
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ lần đầu tiên đã phát hiện thêm loài rệp Orius pumilio tại khu trồng hoa Queen Anne, tỉnh Alachua, Florida.

Trước đây, rệp Orius insidiosus được xác định là loài động vật hoạt động đơn lẻ, dùng vòi dài, nhỏ và nhọn để đâm vào thân cây hút nhựa. Nhưng hiện nay, nó đã có đồng minh, một kẻ phá hoại nhỏ bé nhưng làm người trồng cây thương mại và người làm vườn tại gia “điên đầu”, đó chính là: Orius pumilio

Loài địch hại này có mối quan hệ thân thiết với Orius insidiosus và được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Alachua, Florida.

Trong Bản tin tháng 6 Florida Entomologist, các nhà khoa học Mỹ đã đề cập cuộc điều tra khám phá trong năm 2008 của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ. Bản tin đã công bố sự việc: Lần đầu tiên hai loài rệp Orius insidiosus Orius pumilio đã cùng nhau hoành hành tại một vùng đất canh tác, là khu trồng hoa Queen Anne, cả hai cùng tấn công cuống hoa.

Orius insidiosus có mặt trên toàn nước Mỹ. Trong khi Orius pumilio thì chỉ được biết đến ở Florida qua tài liệu của Jeff Shapiro – nhà côn trùng học làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu côn trùng ở Gainesville.

Cuộc điều tra tại Alachua đã cho thấy, Orius insidiosus đông gấp 3 lần Orius pumilio. Nhưng giữa chúng lại không hề xảy ra sự cạnh tranh sinh tồn. Phải chăng là do Orius insidiosus luôn biết giữ gìn hoà khí ? Câu trả lời hoàn toàn không phải vậy, theo Shapiro, nguyên nhân nằm ở việc nguồn thức ăn của chúng quá dồi dào.

Cũng theo điều tra của Shapiro và các đồng nghiệp làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ và các cộng sự là các nhà trồng trọt, tỷ lệ cá thể đực:cái ở Orius insidiosus là 3:1. Lý do nào khiến quần thể này có sự chênh lệch đực/cái lớn đến vậy thì tới nay nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Trong khi tỷ lệ này ở Orius pumilio vẫn luôn cân bằng.

Việc hai loài địch hại cùng chung sống hoà bình bên nhau làm cho việc đối phó với chúng càng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đó là bài toán khó đang chờ lời giải đáp.

LNT (theo Bugwood)

Nguồn: www.agroviet.gov.vn

 

Số lần xem trang : 14895
Nhập ngày : 23-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Cây ngón biển - phát hiện mới của ngành nông nghiệp(03-03-2010)

  Di sản của rừng - Nguyễn Đức Hiệp(28-02-2010)

  Quà tết tặng bạn(15-02-2010)

  Thuốc trừ sâu được bào chế từ nhiều loại gia vị(11-02-2010)

  Cà chua, khoai tây "2 trong 1"(22-01-2010)

  Thế giới sắp tái sinh một giống bò đã tuyệt chủng(18-01-2010)

  Phát hiện mới về chức năng thích nghi của thực vật(11-01-2010)

  LHQ phát động Năm Quốc tế đa dạng sinh học(11-01-2010)

  Châu chấu di chuyển theo xúc giác hay thị giác(05-01-2010)

  IPCC (GIEC) vị bác sĩ chẩn bệnh cho hành tinh(31-12-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007