Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1779
Toàn hệ thống 3750
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 25 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Angkor nụ cười suy ngẫm; Ngày 25 tháng 4 năm 1859, Ai Cập bắt đầu xây dựng kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và biển Đỏ Ngày 25 tháng 4 năm 1882, ngày mất  Hoàng Diệu (sinh năm 1829)  là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công. Ngày 25 tháng 4 năm 1953, Francis Crick và James D. Watson công bố trong tạp chí Nature bài báo miêu tả cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, nhan đề “Cấu trúc phân tử của acid nucleid”; Bài chọn lọc ngày 25 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Phục sinh giữa tối sáng; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Angkor nụ cười suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-4/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Congviecnaytraolaichoem

Trường tôi nôi yêu thương

Hình ảnh và bài viết đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

HOÀNG NHUẬN CẦM CHIẾC LÁ
Hoàng Kim

Ngắm ảnh quý của anh
Lòng bùi ngùi xúc động
Cũng bạn lính sinh viên
Thuở một thời ra trận

Người đọc thơ truyền lửa
“Chiếc lá buổi đầu tiên”
Thơ hiền anh gửi lại
Lời thương Trần Đăng Khoa

“Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm”
Thơ “Sông Thương tóc dài”
Khoảnh khắc và mãi mãi
Trãi thế sự vui buồn

Nguyễn Hữu Sơn bình thơ
Nguyễn Quang Lập than phận
Bóng hạc chốn xa xôi
Những trang đời lắng đọng

*

MỘT THOÁNG HOÀNG NHUẬN CẦM
Trần Đăng Khoa

Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-

-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)

-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…

-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)

-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.

-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com

-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.

Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.

Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.

Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:

Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.

Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…

-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)

-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm


Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“

Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…

Nguồn:
https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1799716286853455

VỀ BỨC ẢNH QUÁ QUÝ CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM
Nguyễn Quang Lập cùng với Trần Đăng Khoa2 người khác 12Thứ Sáu 23 tháng 4, 2021 lúc 21:52 · .

Anh Nguyễn Hữu Chỉnh, con trai cả của cậu ruột tui, cùng Đoàn Triệu Hải (sư đoàn PK 673) với Hoàng Nhuận Cầm. Anh học trước tui 3 năm, vào Bách Khoa cũng trước tui 3 năm, chưa kịp học đã đi bộ đội. Anh vừa tìm được bức ảnh Hoàng Nhuận Cầm năm 1972 tại Quảng Trị. Người cầm mũ vẫy chính là Hoàng Nhuận Cầm. Người ngồi giữa nhìn ra là anh Ngô Thế Long, cũng là dân Bách Khoa, đã giữ bức ảnh này đúng nửa thế kỷ.Mùa hè đỏ lửa ấy Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận với những câu thơ không thể trong trẻo hơn:

Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu..

Để rồi 30 năm sau chiến tranh Hoàng Nhuận Cầm lại có những câu thơ không thể chua xót hơn:

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi

Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi

Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.

Nhìn tấm ảnh tự nhiên ứa nước mắt. Đau quá Cầm ơi!

THI SĨ HOÀNG NHUẬN CẦM (HNC, 1952-2021)
Nguyễn Hữu Sơn Thứ Sáu 23 tháng 4 , 2021, lúc16 giờ 50

… Nhớ độ mùa hoa bằng lăng 1979. HNC đang mùa mê yêu. Ban trưa, anh rầu rĩ nơi thư viện Mễ Trì. Anh vào phòng những thằng em út khóa sau: “Các anh có phấn không? Cho em viên phấn”. Chẳng biết tự khi nào, cho mãi sau này, Anh vẫn có lối nói nhỏ nhẹ, giao đãi ân tình, thân mật, khiêm xưng như thế. Trò chuyện với Anh là cả một sự thú vị nối dài với nhiều lối nói ngược, trình diễn a ô ơ, gợi mở, tếu táo, sôi động, hấp dẫn. Bao nhiêu lần anh cùng cánh hẩu Phạm Xuân Nguyên chiếm riêng phòng tầng hai quán cháo lòng 18 Lý Thái Tổ, sát bên Viện Văn học. Anh nghiêm mặt, vờ như mắng người, mắng bạn, mắng lũ chúng nó: “Thằng dở người…”. Rồi Anh quơ tay, nhìn trước nhìn sau. Anh hỏi điếu thuốc lào. Anh hỏi diêm. Anh phà khói. Anh tặng sách, nắn nót đề chữ, gạch chân, tô xanh đỏ tím hồng, ngẫu hứng cách điệu thêm dáng mây, cánh cò, dòng sông. Anh diễn động tác Bác Hồ “mùa đông năm 46”. Anh nói sẽ cho bốn chàng lính trẻ xoa ngực tượng cô thợ dệt trong công viên trước ngày ra trận. Chuyện gì cũng vui, gia giảm chất thơ đầu bảng với tí văn xuôi, tí kịch, tí bi, tí hài đời thường ba động, rồi bất ngờ hạ giọng thật hiền hậu: “Anh ạ! Anh ạ!”… Trong Anh phơi phới, đầy ắp những kế hoạch, chương trình, dự định… Anh đọc thơ thì thôi rồi! Từ cuối hội trường, Anh bước lên. Nghiêm nghị. Đau đáu. Như chào. Như hỏi. Như nghi ngờ. Như kiếm tìm đồng điệu, xẻ chia. Không gian như nén lại. Sự hòa hợp người và thơ. Chết lặng trong tiếng thơ, âm điệu, dáng điệu trầm tư:

“Mai đành xa sông Thương tóc dài/
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn…

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình – náo động – một mình anh”
(Sông Thương tóc dài)…

Anh tạo lập một từ trường thơ, không theo khuôn thước đề tài, đề vịnh, tụng ca, thời cuộc, mùa vụ, sự kiện. Thơ HNC căn bản tựa vào CHÍNH EM, vào nội tâm và những chiêm nghiệm nghệ sĩ, vào tiếng nói trữ tình và trải nghiệm buồn vui thế sự… Nhớ Anh, một nén tâm hương… Chiều 23/4/2021.

(((Thêm NHS (1994), Thơ HNC – Cảm nhận qua sáu mặt. Tạp chí Văn học, số 1 (265), tr.24-26. In lại trong NHS (2000), Điểm tựa phê bình. NXB Lao động, H., tr.97-109. Tuyển in trong HNC (2015), Xúc xắc mùa thu – Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. NXB Hội Nhà văn, H., tr.285-295))).

xem tiếp
Những trang đời lắng đọnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-trang-doi-lang-dong/

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI
Hoàng Kim

GSTS V. R. CarangalIRRI (người áo đỏ, bìa trái) đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS (thứ hai phải qua), TS. Đặng Kim Sơn (CLRRI & IPSARD), TS. Phạm Sĩ Tân (CLRRI) và TS Hoàng Kim về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác. Ảnh này chụp khi tôi kể câu chuyện
Borlaug và Hemingway với sự đồng cảm sâu sắc.Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. xem tiếp Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-4/

(*) Đặng Kim Sơn hỏi tôi: Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học ở CIMMYT mới đây? Tôi cười trả lời:”
Borlaug và Hemingway; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên là điều mình tâm đắc nhất. Thầy Norman Borlaug tới thăm mình ở nhà riêng làm mình lkhông thể quên. Tôi đã đọc cho thầy Quyen Mai Van, các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe bốn câu thơ “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Và, thật bất ngờ, giáo sư V R Carangal rút bút ghi và nói lời đồng cảm.

THẦY NORMAN BORLAUG
Hoàng Kim

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi. Ngày này năm xưa, dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT Thầy với tôi đã trò chuyện về Goethe, cây xanh,  nhà khoa học xanh.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Norman Borlaug nhà khoa học xanh
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.

Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim

NGÀY GHI NHỚ TRONG TRÁI TIM TÔI

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch. Mỗi gia đình đều có những ngày riêng để ghi nhớ. Với gia đình chúng tôi ngày này là một kỹ niệm không bao giờ quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….

29 tháng 8 âm lịch năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha c&

CHÀO NGÀY MỚI 25 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Angkor nụ cười suy ngẫm; Ngày 25 tháng 4 năm 1859, Ai Cập bắt đầu xây dựng kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và biển Đỏ Ngày 25 tháng 4 năm 1882, ngày mất  Hoàng Diệu (sinh năm 1829)  là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công. Ngày 25 tháng 4 năm 1953, Francis Crick và James D. Watson công bố trong tạp chí Nature bài báo miêu tả cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, nhan đề “Cấu trúc phân tử của acid nucleid”; Bài chọn lọc ngày 25 tháng 4: Trường tôi nôi yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Chim Phượng về làm tổ; Nhớ kỷ niệm một thời; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Phục sinh giữa tối sáng; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Angkor nụ cười suy ngẫm; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-4/

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Congviecnaytraolaichoem

Trường tôi nôi yêu thương

Hình ảnh và bài viết đã đăng trên Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trang 146

HOÀNG NHUẬN CẦM CHIẾC LÁ
Hoàng Kim

Ngắm ảnh quý của anh
Lòng bùi ngùi xúc động
Cũng bạn lính sinh viên
Thuở một thời ra trận

Người đọc thơ truyền lửa
“Chiếc lá buổi đầu tiên”
Thơ hiền anh gửi lại
Lời thương Trần Đăng Khoa

“Một thoáng Hoàng Nhuận Cầm”
Thơ “Sông Thương tóc dài”
Khoảnh khắc và mãi mãi
Trãi thế sự vui buồn

Nguyễn Hữu Sơn bình thơ
Nguyễn Quang Lập than phận
Bóng hạc chốn xa xôi
Những trang đời lắng đọng

*

MỘT THOÁNG HOÀNG NHUẬN CẦM
Trần Đăng Khoa

Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-

-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)

-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…

-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)

-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.

-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com

-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.

Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.

Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.

Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:

Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.

Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…

-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)

-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:

CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm


Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“

Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…

Nguồn:
https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1799716286853455

VỀ BỨC ẢNH QUÁ QUÝ CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM
Nguyễn Quang Lập cùng với Trần Đăng Khoa2 người khác 12Thứ Sáu 23 tháng 4, 2021 lúc 21:52 · .

Anh Nguyễn Hữu Chỉnh, con trai cả của cậu ruột tui, cùng Đoàn Triệu Hải (sư đoàn PK 673) với Hoàng Nhuận Cầm. Anh học trước tui 3 năm, vào Bách Khoa cũng trước tui 3 năm, chưa kịp học đã đi bộ đội. Anh vừa tìm được bức ảnh Hoàng Nhuận Cầm năm 1972 tại Quảng Trị. Người cầm mũ vẫy chính là Hoàng Nhuận Cầm. Người ngồi giữa nhìn ra là anh Ngô Thế Long, cũng là dân Bách Khoa, đã giữ bức ảnh này đúng nửa thế kỷ.Mùa hè đỏ lửa ấy Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận với những câu thơ không thể trong trẻo hơn:

Đêm Trường Sơn, ngôi sao như trong hơn
Cầm này lại đi, lại đi… thôi chào nhé
Ta chẳng còn bắt ve, ta chẳng còn thơ bé
Thay việc bắt ve, ta lùng bắt quân thù quanh mỗi gốc xà nu..

Để rồi 30 năm sau chiến tranh Hoàng Nhuận Cầm lại có những câu thơ không thể chua xót hơn:

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi

Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi

Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.

Nhìn tấm ảnh tự nhiên ứa nước mắt. Đau quá Cầm ơi!

THI SĨ HOÀNG NHUẬN CẦM (HNC, 1952-2021)
Nguyễn Hữu Sơn Thứ Sáu 23 tháng 4 , 2021, lúc16 giờ 50

… Nhớ độ mùa hoa bằng lăng 1979. HNC đang mùa mê yêu. Ban trưa, anh rầu rĩ nơi thư viện Mễ Trì. Anh vào phòng những thằng em út khóa sau: “Các anh có phấn không? Cho em viên phấn”. Chẳng biết tự khi nào, cho mãi sau này, Anh vẫn có lối nói nhỏ nhẹ, giao đãi ân tình, thân mật, khiêm xưng như thế. Trò chuyện với Anh là cả một sự thú vị nối dài với nhiều lối nói ngược, trình diễn a ô ơ, gợi mở, tếu táo, sôi động, hấp dẫn. Bao nhiêu lần anh cùng cánh hẩu Phạm Xuân Nguyên chiếm riêng phòng tầng hai quán cháo lòng 18 Lý Thái Tổ, sát bên Viện Văn học. Anh nghiêm mặt, vờ như mắng người, mắng bạn, mắng lũ chúng nó: “Thằng dở người…”. Rồi Anh quơ tay, nhìn trước nhìn sau. Anh hỏi điếu thuốc lào. Anh hỏi diêm. Anh phà khói. Anh tặng sách, nắn nót đề chữ, gạch chân, tô xanh đỏ tím hồng, ngẫu hứng cách điệu thêm dáng mây, cánh cò, dòng sông. Anh diễn động tác Bác Hồ “mùa đông năm 46”. Anh nói sẽ cho bốn chàng lính trẻ xoa ngực tượng cô thợ dệt trong công viên trước ngày ra trận. Chuyện gì cũng vui, gia giảm chất thơ đầu bảng với tí văn xuôi, tí kịch, tí bi, tí hài đời thường ba động, rồi bất ngờ hạ giọng thật hiền hậu: “Anh ạ! Anh ạ!”… Trong Anh phơi phới, đầy ắp những kế hoạch, chương trình, dự định… Anh đọc thơ thì thôi rồi! Từ cuối hội trường, Anh bước lên. Nghiêm nghị. Đau đáu. Như chào. Như hỏi. Như nghi ngờ. Như kiếm tìm đồng điệu, xẻ chia. Không gian như nén lại. Sự hòa hợp người và thơ. Chết lặng trong tiếng thơ, âm điệu, dáng điệu trầm tư:

“Mai đành xa sông Thương tóc dài/
Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại
Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi
Hạ chưa về… nhưng nắng đã Côn Sơn…

Mai đành xa sông Thương thật thương
Mắt nhớ một người, nước in một bóng
Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng
Anh một mình – náo động – một mình anh”
(Sông Thương tóc dài)…

Anh tạo lập một từ trường thơ, không theo khuôn thước đề tài, đề vịnh, tụng ca, thời cuộc, mùa vụ, sự kiện. Thơ HNC căn bản tựa vào CHÍNH EM, vào nội tâm và những chiêm nghiệm nghệ sĩ, vào tiếng nói trữ tình và trải nghiệm buồn vui thế sự… Nhớ Anh, một nén tâm hương… Chiều 23/4/2021.

(((Thêm NHS (1994), Thơ HNC – Cảm nhận qua sáu mặt. Tạp chí Văn học, số 1 (265), tr.24-26. In lại trong NHS (2000), Điểm tựa phê bình. NXB Lao động, H., tr.97-109. Tuyển in trong HNC (2015), Xúc xắc mùa thu – Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến. NXB Hội Nhà văn, H., tr.285-295))).

xem tiếp
Những trang đời lắng đọnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhung-trang-doi-lang-dong/

NHỚ KỶ NIỆM MỘT THỜI
Hoàng Kim

GSTS V. R. CarangalIRRI (người áo đỏ, bìa trái) đang trao đổi trên đồng ruộng với GSTS Mai Văn Quyền IAS (thứ hai phải qua), TS. Đặng Kim Sơn (CLRRI & IPSARD), TS. Phạm Sĩ Tân (CLRRI) và TS Hoàng Kim về sự hợp tác IRRI và Việt Nam trong chương trình liên kết nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác. Ảnh này chụp khi tôi kể câu chuyện
Borlaug và Hemingway với sự đồng cảm sâu sắc.Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Nhớ kỷ niệm một thời không thể nào quên. xem tiếp Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-4/

(*) Đặng Kim Sơn hỏi tôi: Cậu ấn tượng nhất chuyên gì trong chuyến đi học ở CIMMYT mới đây? Tôi cười trả lời:”
Borlaug và Hemingway; Thầy Norman Borlaug, Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên là điều mình tâm đắc nhất. Thầy Norman Borlaug tới thăm mình ở nhà riêng làm mình lkhông thể quên. Tôi đã đọc cho thầy Quyen Mai Van, các bạn Đặng Kim Sơn, Pham Sy Tan cùng nghe bốn câu thơ “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Và, thật bất ngờ, giáo sư V R Carangal rút bút ghi và nói lời đồng cảm.

THẦY NORMAN BORLAUG
Hoàng Kim

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi. Ngày này năm xưa, dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT Thầy với tôi đã trò chuyện về Goethe, cây xanh,  nhà khoa học xanh.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Norman Borlaug nhà khoa học xanh
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.

Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim

NGÀY GHI NHỚ TRONG TRÁI TIM TÔI

Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch. Mỗi gia đình đều có những ngày riêng để ghi nhớ. Với gia đình chúng tôi ngày này là một kỹ niệm không bao giờ quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….

29 tháng 8 âm lịch năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ

Tôi nhớ Thầy Norman Borlaug trong biết bao câu chuyện đời thường và sự kiện. Tôi nhớ về ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. Tôi nhớ Cha Mẹ tôi, nhớ Thầy Mai Văn Quyền, nhớ người anh cũng là thầy tôi Hoàng Ngọc Dộ, nhớ thầy Nguyễn Khoa Tịnh và biết bao thầy bạn trong đời tôi đã cho tôi học làm người. Norman Borlaug và ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi dưới vòm cây xanh do Thầy trồng ở CIMMYT gợi nhớ buổi chuyện trò của Thầy với tôi về Goethe và cây xanh.

Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 1
Loi Thay dan
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 2
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 3
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 4
Norman Borlaug nha khoa hoc xanh 5

Một ngày không thể nào quên. Ngày này cũng gợi nhớ ngày Lương thực thế giới (World Food Day) 16 tháng 10 là ngày kỷ niệm thành lập Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc năm 1945, cũng là ngày Khoa học kỹ thuật thực phẩm. Ngày 17 tháng 10 là ngày Thế giới chống đói nghèo; Năm 1979, mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình do những hoạt động nhằm đấu tranh vượt qua nghèo khó tại Ấn Độ; Năm 1849 ngày mất Chopin nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ba Lan.

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Hoàng Kim

Hiểu tình yêu cuộc sống
Hiền tài dày sử thi
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYTMexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.

Giấc mơ về điểm hẹn

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim

Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).

Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”.

Tôi đã kể lại trong bài “
Nhớ bạn nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

1

MARTIN NIGERIA XA MÀ GẦN

Martin Fregene là người Nigeria. Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003. Chúng tôi là nhóm bạn đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene ngày nay đã trở về Nigeria.Tổ quốc mình. Martin làm giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG) hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp. Ông là giáo sư thực thụ nổi tiếng của trường đại học Nigeria. Ông cũng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Martin Fregene thuở xưa tại CIAT đã là  một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria và đã tạo được nhiều giống sắn tốt cho CIAT và Nigeria. Martin Fregene ngày nay đã tự nguyện rời ‘miền đất hứa’
Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để trở về Nigeria Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo .Martin Fregene khi tự nguyện về nước, Hoàng Kim đã viết bài thơ này tặng bạn ấy:

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà, rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa

(Remember to Africa friends near and far / A good name and godly heritage is better than silver and gold./ Love you home, leave the promised land./ Involve yourself in the land of bloom).

Ngày ấy Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin và Kim, chúng tôi đã ăn tối (enjoy fufu) .thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều hôm ấy trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á, châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ tới châu Phi”. Tôi đọc sách “Nhà giả kim” tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha là “O Alquimista” của Paulo Coelho do Alan R. Clarke chuyển ngữ tiếng Anh và thích thú hứa với cháu bé, tôi sẽ tới châu Phi. Thật may mắn sau này ước mơ ấy của tôi cũng thành sự thật. Hóa ra, Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng là có thật ! Phổ hệ chọn giống sắn Việt Nam có quan hệ nhiều trong câu chuyện này.. Giống sắn Việt Nam ngày nay trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và  KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam. Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.

Hoàng Kim và Chareinsak Rojanaridpiched với sắn Việt. Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại  Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo được Kasetsart 50: (KU 50) có tổng diện tích trồng khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm tại Thái Lan và Việt Nam, là nguồn thu nhập rất quan trọng cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á, Tiến sĩ ChareinsakRojanaridpiched  là người đã từng học ở trường đại học Cornell University,  một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ

Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical) Colombia, nơi Hoàng Kim nhiều bạn tốt

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi


2.


AI CẬP BẠN TÔI Ở ĐẤY

Ở Ai Cập, tôi có hai người bạn ở Viện Nghiên cứu Cây trồng (Field Crops Research Institute FCRI) là Mahfouz Nenr Abd- Nour  và Yousef El Sayed Ahmed Ars  làm giám đốc của hai trạm nghiên cứu là  Sids Agricultural Research Station,  Beba Beni – Suef Egypt và Sakha Agricultural Research Station, Sakha, Kafr, El Sheakli Egypt. Chuyện tôi kể sẽ tóm tắt Ai Cập một thoáng nhìn, Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Chuyện này trong chùm bài
Nhớ bạn nhớ Châu Phi

Ai Cập một thoáng nhìn

Ai Cập có tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập phía đông bắc giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel, phía đông giáp vịnh Aqaba, phía đông nam giáp biển Đỏ, phía nam giáp Sudan, phía tây giáp Libya. Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ. Ai Cập là một trong số ít nước trên thế giới có lịch sử  lâu đời nhất vào khoảng thế kỷ 10 trước công nguyên.  Ai Cập cổ đại được nhận định là một trong những nôi văn minh đầu tiên của nhân loại phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Ai Cập có một di sản văn hoá đặc biệt phong phú, giao thoa nhiều nền văn hóa cổ Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman,  châu Âu. Ai Cập từng là . một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ thứ 7 và ngày nay là nước trung tâm Hồi giáo với gần 90% dân số. Ai Cập có diện tích 1.010.407,87 km² (gấp trên ba lần diện tích Việt Nam) dân số 95, 73 triệu dân (năm 2017, tương đương dân số Việt Nam), là quốc gia đông dân nhất Bắc Phi, đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 15 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, tại các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác của  đồng bằng châu thổ sông Nin, là nơi duy nhất có đất canh tác. Ai Cập, phần lớn diện tích đất của khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara có cư dân thưa thớt. Ai Cập có nền kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự vào hạng lớn nhất, đa dạng nhất,  có thực lực và ảnh hưởng đáng kể tại  Bắc Phi, Trung Đông và Thế giới Hồi giáo. Ai Cập là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.



Cairo thủ đô Ai Cập thánh địa Hồi giáo

Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng của cổ vật Ai Cập cổ đại.

Cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm của các kim tự tháp mang tính biểu tượng đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa thuở bình minh nhân loại. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

Nông nghiệp Ai Cập và bạn tôi

Theo tiến sĩ Dr. Amr Shams, trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) thì. Ai Cập được công nhận là một đất nước nông nghiệp lớn. Các cây trồng chính của Ai Cập gồm ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, lúa miến và ngô), các loại đậu (đậu faba, cỏ cà ri, đậu lupin, đậu chickpea và đậu cowpea), cây có dầu (cây rum và mè), lanh, cỏ ba lá và hành tây đã được trồng từ hàng ngàn năm. Vào đầu thế kỷ 20, sự gia tăng dân số theo cấp số nhân và nhu cầu lương thực leo thang đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, nơi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện hệ thống sản xuất và canh tác cây trồng.

Hoạt động nghiên cứu nông học ban đầu từ Giống cây trồng (1903- 1910),  Bộ Nông nghiệp (1910-1958), đến Viện nghiên cứu các cây trồng  (1958-1972) Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) và sau đó là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARC) từ năm 1973 cho đến ngày nay. Trong thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Cây trồng (FCRI) nỗ lực hướng về tăng cường nghiên cứu khuyến nông, dần  chuyển dịch theo hướng tư nhân hóa, hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng nông nghiệp quốc tế, và một số cơ quan phát triển nói riêng. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ United States Agency for International Development) đồng tài trợ hai dự án lớn là EMCIP NARP.

Trong lịch sử của Viện, hơn năm trăm giống cây trồng khác nhau đã được giới thiệu đưa vào nông nghiệp Ai Cập. Các mục tiêu chính của Viện là: Tăng năng suất các loại cây trồng lĩnh vực chủ yếu thông qua phát triển giống cây trồng cho năng suất cao; Sản xuất giống gốc của các loại giống đã được cải thiện; Khắc phục những hạn chế của các yếu tố kỹ thuật canh tác trong sản xuất lớn; Cung cấp khuyến nghị sản xuất phù hợp, thực hiện các hoạt động khuyến nông kết nối trong nước và tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, phát triển quốc gia và quốc tế khác nhau.

Hiện nay, FCRI có 15 phòng nghiên cứu. Viện tuyển dụng hơn 1.500 nhân viên trong các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, quản lý và đào tạo. Trụ sở của FCRI được đặt tại Giza, cùng với một số cơ sở thí nghiệm hiện trường, các hoạt động chọn giống liên hợp và nông học. Các cơ sở bổ sung được cung cấp tại hơn 23 trạm nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Các thí nghiệm đồng ruộng và sản xuất thử nghiệm được tiến hành trên các cánh đồng của nông dân trên toàn quốc.

Ngọc lục bảo Paulo Coelho 

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là một nhà thơ trữ tình và tiểu thuyết gia người Brazil, là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Ông được biết đến với cuốn tiểu thuyết của ông “O Alquimista” tiếng Bồ Đào Nha kể về bí mật ngôi mộ cổ gần kim tự tháp Ai Cập mà một chàng trai Brazil đã đi tìm kho báu chính mình tại đó và đã thành công. “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Cuốn sách này tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.Tiểu thuyết này đã được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới.  Ông Paulo Coelho sinh ngày gày 24 tháng 8 năm 1947 (70 tuổi), tại Rio de Janeiro, Braxin là một người sử dụng phương tiện truyền thông điện tử, vào năm 2014, ông đã tải lên các giấy tờ cá nhân của mình trực tuyến để tạo một Quỹ Paulo Coelho ảo. Paulo Coelho nhà văn Brazil này đã tìm thấy ngọc trong đá của chính mình.

Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đề từ“Nhà giả kim”, Paulo Coelho viết: Kính tặng J, người đã thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. “Chúa Jesu và các môn đệ tiếp tục đi, đến một làng nọ. Một cô gái tên Marta rước người vào nhà. Em gái cô là Maria ngồi dưới chân Người nghe giảng dạy, còn Marta thì bận rộn lo tiếp đãi Người. Rồi cô phàn nàn rằng: “Chúa không thấy em con để một mình con làm hết mọi việc sao? Xin Chúa hãy bảo nó phụ con với!”. Chúa mới bảo cô: “Marta ơi, Marta. Con bận rộn, lo lắng nhiều việc quá. Nhưng chỉ có một việc thật cần thiết thôi và Maria đã chọn phần việc ấy thì không ai truất phần của em con được. Thánh Kinh Tân Ước, Lukas 10:38-42

Vào truyện Sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và Chuyện Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách cũng là sự huyền diệu của kiệt tác. Các bạn sinh viên đừng bao giờ coi thường PHẦN ĐẦU và  PHỤ LỤC cuối luận văn. Những phần này dễ lơ đểnh bỏ qua nhưng thường là phần tinh tế của một kiệt tác. Một số nhà khoa học và nhà văn không thành công là khi sản phẩm khoa học và tác phẩm chưa đến được tận tay đông đảo người tiêu dùng.



Tôi đang tìm về kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi

3.

LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI

Lúa sắn Việt Châu Phi là một ký ức vụn về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya).

Tôi đã kể lại trong bài “
Nhớ bạn nhớ châu Phi” giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp sớm ngày 26 tháng 6 năm 2018, gọi điện cho tôi: “Giống sắn KM419 hiện trồng trên 40% diện tích sắn Việt Nam thật đáng tự hào. Chúc mừng anh và các bạn. Tôi vừa trình bày báo cáo sắn Việt Nam tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Benin, từ 11-15 tháng Sáu năm 2018. Kính gửi anh Kim “conclution from CMD sesion” của Hội nghị sắn ở châu Phi 2018 để anh tham khảo nhé”. Ngay sau đó là lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của những giống sắn kháng bệnh CMD này đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.

Lúa sắn Việt Châu Phi
là bài học quý là cố gắng của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đi từ góc sân nhà mình ra thế giới. Giữa hai vùng tối sáng, tôi nghĩ về Châu Phi Ghana Bờ Biển Vàng và Việt Nam. Vẳng vẵng trong tai tôi bài đồng dao huyền thoại của Bác Hồ năm 1895 tại Đèo Ngang là ‘cậu bé 5 tuổi Nguyễn Tất Thành’ ngắm biển: “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Thuyền ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em trông thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Chúng ta lớn mau/ Vượt qua ao lớn”. Con người và lịch sử lưu lại những dấu vết. Chí thiện và công đức thì còn. Tham vọng và cưỡng đoạt rồi mất. Chọn bạn mà chơi, cùng hợp tác lao động thân thiện, chia sẻ yêu thương, niềm vui cuộc sống là bài học lớn . Bạn Trần Quang ngày 15 tháng Sáu  năm 2019 viết trên Báo Tin Việt  ”Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” “Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay su’ng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời:“Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”. Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng. Chắp cánh những ước muốn”.

Bờ biển Vàng Accra Ghana một bài học lịch sử và so sánh thú vị. Lịch sử Ghana có từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại trước thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi . Cư dân của nó đã “Nam tiến” về phương Nam tới vùng bờ biển vàng xinh đẹp và ấm áp Accra thì tụ lại và lập nên Đế chế Ghana, Vương quốc Ashante hùng mạnh trải dài khắp cả khu vực Tây Phi. Cho đến khi Vương quốc Ghana thiết lập liên hệ thương mại với người Bồ Đào Nha và Liên Hiệp Anh từ thế kỷ XV thì tham vọng của tư bản châu Âu đã dần lấn át những quan hệ bè bạn để cưỡng chiếm Tây Phi, Nam Phi mỏ vàng kim cương khoáng sản và dầu lửa. Ghana đến năm 1874 thì thành thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Nước Ghana giành độc lập vào năm 1957 và trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara  Bờ biển Vàng Accra ngày nay, tôi đã gặp thật nhiều người Trung Quốc ‘Con sư tử phương Đông đã thức dậy’ Trung Quốc sự đầu tư thương mại và vùng đặc khu  là khắp thế giới “chiến lược liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” có rất, rất, rất nhiều câu chuyện ở châu Phi. Tôi thay vì bình luận thì tự mình đọc lại và suy ngẫm bài viết của giáo sư Vương “Nói thêm một lần về các đặc khu ven-trên biển: Tôi không muốn nói dài nữa. Khi tập trung tinh lực nghiên cứu Trung Quốc, tôi nhận ra rằng sau một thời gian dài lưỡng lự, giới cầm quyền Trung Quốc đã thôi ” thao quang dưỡng hối” , quyết đinh bạch hoá những đại quốc sách của họ, và một trong những đại quốc sách đó là trở thành siêu cường số một của thế giới. Công cụ thực hiện quan trọng nhất là thay đổi vị trí,vai trò của họ trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt hàng 5000 năm, nền văn hoá, văn minh Trung Quốc đã định tính là nền văn minh lục địa, nói chữ nghĩa là ” dĩ nông vi bản”, nói nôm na là “úp mặt vào đất”. Ngày nay, họ đã quá hiểu, đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” rằng năm trăm năm qua, trên thế giới, muốn trở thành cường quốc, rồi đại cường, siêu cường, không thể không trước hết trở thành cường quốc biển (và cường quốc khoa học công nghệ).

Nhớ Châu Phi là nhớ đến một câu chuyên đang xẩy ra,  liên quan rất nhiều đến tầm nhìn và định hướng đầu tư. Đó là một câu chuyện dài đáng suy ngẫm.
Nhớ châu Phi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/

4.

LÚA VIỆT TỚI CHÂU PHI

Giáo sư Võ Tòng Xuân và tiến sĩ Tô Văn Trường dường như là những nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đầu tiên mang lúa Việt sang nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm ở châu Phi. Hình trên là Giáo sư Võ Tòng Xuân (bên phải) và tiến sĩ Tô Văn Trường trên ruộng lúa thực nghiệm lúa Việt Nam ở châu Phi. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi dường như có một nhân duyên khó lý giải. Điều này giống như câu chuyện Cristoforo Colombo ngày 3 tháng 8 năm 1492 khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông để khám phá ra châu Mỹ. Colombo đâu có ngờ rằng đó chính là bước đi đầu tiên của một sứ giả kết gắn Tân Thế Giới với Cựu Thế Giới của đầu thế kỷ 15. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi là sự trãi nghiệm cuộc sống mà tôi may mắn là người được chứng kiến trong chặng đường đầu. Bài viết này chia sẻ các nhận thức về tầm nhìn, mục tiêu, nôi dung, giá trị kết quả và bài học

Tôi theo thầy Võ Tòng Xuân đến châu Phi với danh nghĩa là chuyên gia nông học “Dr. Cassava” và ý nghĩ “giúp bạn cũng là tự giúp mình”. Tôi thành tâm và tự nguyện dấn thân tiếp nối ý nguyện, việc làm của Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực, Bill Gates học để làm,…Họ là thầy bạn tốt đã đến châu Phi sớm hơn. Tôi thực lòng tin vào minh triết sống thung dung phúc hậu, thích vươn ra ngoài khi có cơ hội trãi nghiệm cuộc sống, dạy học và làm việc thực sự có ích, còn thì dành trọn phần lớn tâm sức và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông học đến đồng bào Việt Nam ở vùng sâu vùng xa, thích đúc kết thực tiễn, văn hóa. Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Tôi được lôi cuốn vào việc được nhiều đợt ở châu Phi với các chương trình khác nhau là do may mắn và tình cờ.

“Bài học thực tiễn từ người Thầy” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gian nan của cây lúa Việt khi đến châu Phi. Đọc bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân là câu chuyên dài, một thuở đã tưng bừng trên báo mạng liên quan đến Huỳnh Kim, một cây bút cự phách của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn tiếp thị, một Hoàng Kim Đồng Tháp Hai Lúa miền Tây và một Hoàng Kim Nông Lâm (là tôi) thầm lặng hơn, thích chuyên môn cây lương thực hơn, chỉ thỉnh thoảng ló dạng góp vui như bài Hoa điển điển và em Cao Nguyên, làm không ít bạn đọc lầm rằng đó là Hoàng Kim (Đồng Tháp), hoặc là Huỳnh Kim (cây bút vàng), ngay cả đối với những bạn bè thân.

Tiến sĩ Tô Văn Trường mail về bài Huỳnh Kim và chất vấn của Hoàng Kim Đồng Tháp: “Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam“.

Giáo sư Võ Tòng Xuân khi khởi sự trồng lúa giúp châu Phi, thầy cho rằng ”Giúp bạn cũng là tự giúp mình ! ”khác ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp). Tôi (Hoàng Kim Nông Lâm) thực sự ủng hộ quan điểm của thầy Xuân vì thật ra đây là vấn đề an sinh xã hội. Thầy Norman Boulaug nhà nhân đạo và khoa học nông nghiệp, cha đẻ cách mạng xanh từng nói “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Tôi liên tưởng đến “Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học”, hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên, họ cũng đến thặm gia đình chúng tôi. Tôi ủng hộ hợp tác Nam Nam “gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam”. Tôi ủng hộ đến Châu Phi cùng học tập và chia sẻ trãi nghiệm thực tế . Khi bạn hữu quý trọng và tín nhiệm mình, nếu ngại khó ngại khổ mà thoái lui thì chính mình tự hổ thẹn mình là không xứng đáng làm một người bạn.

Thầy Võ Tòng Xuân cùng chúng tôi mạnh mẽ chuyển tới các bạn châu Phi thông điệp: Gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam. Việt Nam và Châu Phi hợp tác Nam Nam lan tỏa Con đường lúa gạo Việt Nam. Các nước Tây Phi và Việt Nam điều kiện sinh thái cùng trên một nền khí hậu nhiệt đới là hoàn toàn tương tự nhau dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cây trồng và thâm canh phù hợp. Lúa gạo là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Gạo là lương thực ổn định thân thiết và không thể thay thế ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi, nơi mà những năm gần đây mức tiêu thụ gạo trong gia đình người dân vùng Tây Phi đang tăng lên đáng kể do thu nhập đời sống, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.

Lúa Sắn ở nhiều nước châu Phi là cây lương thực chính. Bài học lúa sắn và chén cơm thường ngày của người dân là ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khách đến thăm châu Phi. GMX Consulting đang mở rộng tư vấn từ Lúa, Sắn đến Cá, Rau xanh. Đó thực sự là một câu chuyện dài. Tôi tạm đưa lên một ít hình về câu chuyện “Cassava in Ghana: Save and Grow” có nhiều thông tin liên quan về lúa và Dr. Rice Võ Tòng Xuân.

Vùng Tây Phi là một khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong khi Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tây Phi mỗi năm đang chi 3 tỷ đô la Mỹ cho sự nhập khẩu gạo. Châu Phi là vùng tiềm năng cho sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ gạo lớn hơn, như Nigeria và Ghana vẫn đang trong khoảng 30- 40kg so với hơn 100kg ở các nước như Sierra Leone, Guinea and Liberia. Chuyên môn lúa Việt Nam là đáng tin cậy Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2014.

Việt Nam đã được một trong 3 nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 25 năm qua. Quá trình chuyển đổi của Việt Nam đến một nước xuất khẩu gạo hàng đầu của những năm gần đây đã sản sinh ra nhiều chuyên gia lúa gạo, hạt giống phù hợp, thủy lợi và phát triển các kỹ thuật mà có thể được triển khai tới châu Phi. Trong chuỗi giá trị hàng hóa từ cây lúa đến hạt gạo đến chén cơm ngon có biết bao những vấn đề bức xúc , niềm vui, nổi buồn và những vấn nạn.

Trăm nghe không bằng một thấy. Việt Nam Châu Phi xa mà gần. Tôi thực sự được trãi nghiệm và thấm thía sâu sắc những bài học thực tiển về bảo tồn và phát triển.

5.

CHUYỆN TRỒNG LÚA CHÂU PHI

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

Giáo sư Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.

Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:

“…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

…“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

6.

SẮN VIỆT ĐẾN CHÂU PHI

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Năm 2003, tiến sĩ Hoàng Kim may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.

Sắn Việt Nam năng suất củ tươi năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.

Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.

Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

7.

MƯỜI HAI NGÀY Ở GHANA

Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý ở châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) tương tự công việc của giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa từ vài năm trước và giám đốc Lê Quân là người điều hành chiến lược đầu tư và tài chính. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya). Mười hai ngày ở Gha na là bước khởi đầu của tôi. Câu chuyện Việt Nam châu Phi sắn lúa  nhằm giúp bạn thông tin để tìm hiểu về đất nước, con người, tình hình nông nghiệp của một số nước châu Phi, đặc biệt là Ghana. Cassava in Ghana: save and grow

Tôi có một ước mơ theo dấu chân GS. TS. Norman Borlaug để làm được một chút gì cho người nông dân nghèo ở Việt Nam tổ quốc tôi và vươn ra ngoài cửa ngõ nhà mình khi có cơ hội. Học thái độ của nước đi như dòng sông thao thiết chảy. Ở đời vui đạo mặc tùy duyên. May mắn là nơi chuẩn bị đáp ứng cơ hội. Nếu mình muốn làm cho hình ảnh tốt hơn thì hãy đặt mình trước những điều thú vị hơn.

TS. Norman Borlaug sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914, từ trần ngày 12 tháng 9 năm 2009, là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel và được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Thầy là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom và Congressional Gold Medal vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại. Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota năm 1942. Thầy chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới. Thầy đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize) và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Trong câu chuyện nói với tôi buổi chiều năm 1988 ở CIMMYT thầy nói đến sự đánh cược và dấn thân của Thầy tại châu Phi khi Thầy đã trên sáu mươi tuổi. GS Võ Tòng Xuân cũng noi việc đó. Những tấm gương sáng vì nông dân đã thôi thúc tôi dành một phần thời gian của mình cho châu Phi. Sắn châu Phi trong bức tranh sắn toàn cầu thì Nigeria có sản lượng sắn thu hoạch năm 2012 là 54,00 triệu tấn củ tươi đứng hàng đầu thế giới, Ghana có sản lượng sắn là 14,54 triệu tấn sắn đứng thứ bảy so với Việt Nam đạt sản lượng sắn 9,74 triệu tấn đứng thứ tám trong mười nước trồng nhiều sắn. Bốn nước Tây Phi khác sản lượng sắn cũng nhiều: Sierra Leone 3,52 triệu tấn, Cote d’Ivoire 2,41 triệu tấn, Guinea 1,20 triệu tấn, Liberia 0,50 triệu tấn. Ba nước Đông Phi thì Tanzania 5,46 triệu tấn, Uganda 4,92 triệu tấn, Kenya 0,89 triệu tấn. Như vậy thật rõ ràng rằng cùng với cây lúa con tôm thì việc nâng cao năng suất, sản lượng và thu nhập của người nông dân nghèo trồng sắn ở Tây Phi, Đông Phi là điểm nhấn kinh tế – văn hóa – khoa học kỹ thuật của hợp tác Nam-Nam Việt Nam châu Phi trong tầm nhìn toàn cầu.

Hợp tác Việt Nam Châu Phi làm lúa và sắn tôi đã được biết từ năm trước, Thầy Xuân mấy lần rũ tôi cùng đi nhưng tôi chỉ nhận lời Thầy là tham gia ngắn hạn xen kẽ với việc giới thiệu và tổ chức đội ngũ thực hành thâm canh lúa sắn tốt đi đôi với phát triển ngành hàng và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tôi muốn dành công sức nhiều hơn cho sắn lúa và nông dân Việt Nam. Lần gặp anh Quân, tôi thấy thật mến và quyết tâm hơn mở rộng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn sang giúp dân nghèo ở các nước châu Phi cũng tương tư như việc đã làm tại Việt Nam, Căm pu chia, Lào. Thầy Norman Borlaug đã làm thức dậy trong lòng tôi khát khao xanh ước mơ Từ Sắn Việt Nam đến Siêu Lúa Xanh. Biết đâu châu Phi là bến nước mười hai may mắn của đời tôi. Mười hai ngày ở Ghana là sự khởi đầu cho một giấc mơ xanh, Việt Nam Châu Phi sắn và lúa một nhân duyên, một sự may mắn và thách thức to lớn. Tôi và chúng ta, người Việt Nam và bạn châu Phi, liệu có thể làm được gì?  ‘Nghìn lẽ một đêm’ có câu chuyện cổ ‘Con bò và con lừa’, Lời cô gái nói với Tể tướng: “Nếu con thành công con sẽ giúp cho đất nước một chuyện hệ trọng”.


Ghana ngày đầu tiên 21 tháng 6

Tôi đến Đu Bai vừa lúc rạng đông. Chuyến bay Tân Sơn Nhất – Đu Bai – Accra khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh lúc nửa đêm 21 tháng 6. Suốt tuyến bay, tôi đắm mình thưởng thức bộ phim ‘Labor’ và ‘Đấu sĩ’ hai tác phẩm điện ảnh nổi tiếng về người lao động chất lượng cuộc sống và trận đấu không khoan nhượng một mất một còn giữa Thiện Ác Ngày này năm xưa là ngày mất của đại danh Oda Nobunaga người Nhật, mất ngày 21 tháng 6 năm 1582. Ông là người có công lớn  thống nhất Nhật Bản, chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài trên khắp cả nước. Ngày 21 tháng 6 cũng là ngày Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển,  tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; trong khi đó Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi bao trùm hai quần đảo này. Tôi ngồi ở Đu Bai viết đôi lời gửi người thân vừa tranh thủ ăn sáng và đợi nối tuyến bay.
Accra là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của đất nước Ghana (đất nước cùng vĩ tuyến với Việt Nam có tên gọi là Bờ Biển Vàng Gold Coast). Bức ảnh trên là chụp lúc rạng đông; Anh dưới là đường tới Accra từ Sân bay quốc tế Kotoka

Accra bờ biển Vàng Ghana, là ‘ đặc khu lịch sử’  nổi tiếng , thành phố đông dân nhất và cũng là thủ đô của Ghana. Đây là trung tâm hành chính, giao thông, kinh tế của quốc gia này, với hơn 70% năng lực sản xuất chế tạo của Ghana nằm ở vùng thủ đô. Accra đã là thủ đô của Ghana từ năm 1877, có nhiều tòa nhà công phản ánh sự chuyển đổi của nó từ một vùng ngoại ô của Victoriasborg vào thế kỷ 19 thành một thành phố như ngày nay. Thành phố Accra có Bảo tàng quốc gia với các hiện vật di sản Ghana thời tiền sử đến hiện đại; Nhà hát Quốc gia có kiến trúc độc đáo hiện đại; Quảng trường Độc lập; Lăng Kwame Nkrumah, Trung tâm Hội nghị quốc tế Accra, Sân bay quốc tế Kotoka. Đại học Ghana tại Legon nằm cách Accra 14 km về phía bắc, cảng cá Jamestown và Chợ Makola.

Giữa hai vùng tối sáng, tôi nghĩ về Châu Phi Ghana Bờ Biển Vàng và Việt Nam. Vẳng vẵng trong tai tôi bài đồng dao huyền thoại của ‘cậu bé 5 tuổi Nguyễn Tất Thành’ tại Đèo Ngang: “Biển là ao lớn/ Thuyền là con bò/ Thuyền ăn gió no/ Lội trên mặt nước/ Em trông thấy trước/ Anh trông thấy sau/ Chúng ta lớn mau/ Vượt qua ao lớn”. Con người và lịch sử lưu lại những dấu vết. Chí thiện và công đức thì còn. Tham vọng và cưỡng đoạt rồi mất. Chọn bạn mà chơi, cùng hợp tác lao động thân thiện, chia sẻ yêu thương, niềm vui cuộc sống là bài học lớn của Lúa sắn Việt Nam tới châu Phi  

Mãi về sau này (2018) tôi đọc lại và suy ngẫm bài viết của giáo sư Trần Ngọc Vương, người bạn cùng làng, cùng lứa  tuổi thơ tôi, và tìm thấy sự thú vị khi soi vào câu chuyện Bờ biển Vàng Accra Ghana một bài học lịch sử và so sánh thú vị, dù mọi chuyện so sánh trên đời đều khập khểnh. .



Lịch sử Ghana có từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại trước thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi thì cư dân của nó đã “Nam tiến” chuyển dịch về phương Nam tới vùng bờ biển vàng xinh đẹp và ấm áp Accra thì tụ lại và lập nên Đế chế Ghana, Vương quốc Ashante hùng mạnh trải dài khắp cả khu vực Tây Phi.Nơi lược đồ  khí hậu đơn giản hoá của châu Phi: châu Phi Hạ Saharan gồm vùng Sahel và Sừng châu Phi khô cằn ở phía bắc (màu vàng), các savanna nhiệt đới (xanh sáng) và các rừng mưa nhiệt đới (xanh tối) của Châu Phi xích đạo, và Lòng chảo Kalahari khô cằn (màu vàng) và bờ biển “Địa Trung Hải” phía nam (olive) của Miền nam châu Phi. Những con số được thể hiện tương ứng với những niên đại của những đồ tạo tác sắt gắn liền với sự mở rộng Bantu (Nguồn Wikipedia về châu Phi Hạ Saharan). Cho đến khi Vương quốc Ghana thiết lập liên hệ thương mại với người Bồ Đào Nha và Liên Hiệp Anh từ thế kỷ XV thì tham vọng của tư bản châu Âu đã dần lấn át những quan hệ bè bạn để cưỡng chiếm Tây Phi, Nam Phi mỏ vàng kim cương khoáng sản và dầu lủa trời cho. Cho đến năm 1874 thì Ghana trở thành thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Nước Ghana giành độc lập vào năm 1957 và trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara .

Khoan hãy nói bài học lịch sử là gì và như thế nào; cũng khoan bàn luận về Ba đặc khu liệu có đột phá?  Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có nên mời gọi đầu tư của người nước ngoài hay là vùng chủ quyền kinh tế biển đặc biệt nhạỵ cảm cần nên chọn con người và nội lực? Đó là câu chuyện khác. Tôi chỉ muốn nói về Accra Bờ biển Vàng, tôi đã gặp thật nhiều người Trung Quốc ở bên đó.  ‘Con sư tử phương Đông đã thức dậy’ đầu tư thương mại và vùng đặc khu Trung Quốc là khắp thế giới “mở rộng Á Âu Phi” có rất, rất nhiều câu chuyện ở châu Phi. Tôi thay vì bình luận thì tự mình đọc lại và suy ngẫm  bài viết của giáo sư Vương. “Nói thêm một lần về các đặc khu ven-trên biển: Tôi không muốn nói dài nữa. Khi tập trung tinh lực nghiên cứu Trung Quốc, tôi nhận ra rằng sau một thời gian dài lưỡng lự, giới cầm quyền Trung Quốc đã thôi ” thao quang dưỡng hối” , quyết đinh bạch hoá những đại quốc sách của họ, và một trong những đại quốc sách đó là trở thành siêu cường số một của thế giới. Công cụ thực hiện quan trọng nhất là thay đổi vị trí,vai trò của họ trong nền kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt hàng 5000 năm, nền văn hoá, văn minh Trung Quốc đã định tính là nền văn minh lục địa, nói chữ nghĩa là ” dĩ nông vi bản”, nói nôm na là “úp mặt vào đất”. Ngày nay, họ đã quá hiểu, đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” rằng năm trăm năm qua, trên thế giới, muốn trở thành cường quốc, rồi đại cường, siêu cường, không thể không trước hết trở thành cường quốc biển. Chính vì thế, cách đây hơn 10 năm, tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc còn say mê tác phẩm vừa mang tính tiểu thuyết, vừa mang tính khảo cứu chính luận, xiển dương một đặc tính được coi là ” bản chất nhưng mai một dần” của căn tinh Hoa tộc , là căn tính sói, con vật biểu tượng hàng đầu của “sức mạnh và minh triết của xứ sở đại cao nguyên đại bình nguyên”, thì hiện nay, không mấy người màng nói đến nữa! Biển sẽ làm thay đổi vị thế quốc gia, sẽ đưaTrung Quốc lên vị trí siêu cường số một của thế giới! Người ta đang tin chắc như vậy! Nhưng họ cũng tin chắc rằng để nhanh chóng nhất trên đường ra các đại dương, không đâu thuận lợi cho bằng vùng biển của Việt Nam! Tôi không bàn chuyện đúng sai của “người ta”, tôi chỉ khuyến cáo rằng, trong mắt giới cầm quyền TQ ngày nay, cánh cửa Việt Nam đang thực sự có ý nghĩa quyết đinh số phận thành hay bại của đại chiến lược ” vành đai – con đường” của họ! Lợi ích của 1,4 tỷ người rất lớn , rất quan trọng, nhưng lợi ích của gần trăm triệu đồng bào của tôi cũng mang ý nghĩa sống còn! Tôi kêu gọi sự viễn kiến, sáng suốt của các nhà hoạch định chiến lược quốc gia, kêu gọi lòng dũng cảm công dân để người Việt không rơi vào vũng lầy của thói tham vặt hay ngược lại, một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thiển cận. Và xin đừng dùng xảo ngôn mị ngữ để che mờ mất lòng yêu nước thiêng liêng , đừng đem sự thiển cận hay mưu vặt thay thế cho sự sáng suốt !“.

Thủ đô nước bạn, một thoáng Accra (hình), đường sá và siêu thị thành phố đủ loại vật dụng và hàng nông sản với giá cả tương tự Big C Việt Nam. Thủ đô Accra có vẻ giống thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai, chỉ khác là ít người và không dày đặc chen chúc xe máy như ở ta. Liên và NaNa hướng dẫn tôi đến khách sạn Crystal Palm thay vì khách sạn Fiesta Royale do một sự hiểu lầm nhỏ.  Suốt buổi chiều, tôi lo chuẩn bị tài liệu Sắn Việt Nam thành tựu và bài học  Vietnam Cassava Achievement and Learnt Lessons , đồng thời  đưa bốn video sắn Tây Ninh, sắn Đắk Lắk lên trang mạng Việt Nam Châu Phi Sắn Lúa http://vietnamafricacassavarice.blogspot.com.  Chiều tối, tôi thưởng thức món cá sông Vonta ăn với cơm gạo trắng Ghana. Tối tôi đi ngủ sớm vì mệt do bay từ giữa đêm đến suốt sáng và cũng bởi do không thể kết nối được mạng internet.

Ghana chủ nhật ngày 22 tháng 6
Liên và NaNa hướng dẫn tôi chuyển đến ở khách sạn
Fiesta Royale. Sau đó chúng tôi đến thăm và ăn trưa cùng với chị Thanh và các em Giang, Thúy  những người bạn Việt đầu tiên tôi gặp trong cộng đồng người Việt ở Ghana.Chị Nguyễn Kim Thanh làm bánh bích quy. Chị có hẳn một nhà máy sản xuất chế biến bánh có uy tín và nổi tiếng.Tổng thống Ghana với đại sứ Việt Nam tại châu Phi  và chị Thanh vừa có buổi gặp gỡ. Chị Thanh năm nay 61 tuổi, chị làngười Hà Nội sang Ghana lập nghiệp kinh doanh bánh bich quy đã trên mười năm. Chị có cậu con trai 33 tuổi đang nối nghiệp mẹ. Giáo sư Võ Tòng Xuân sang dạy dân châu Phi trồng lúa có đến thăm chị. Nhiều anh em làm nghề nuôi tôm, buôn bán, kinh doanh vẫn thường đến thăm chị.



Liên và NaNa hướng dẫn tôi chuyển đến ở khách sạn
Fiesta Royale. Sau đó chúng tôi đến thăm và ăn trưa cùng với chị Thanh và các em Giang, Thúy  những người bạn Việt đầu tiên tôi gặp trong cộng đồng người Việt ở Ghana.

Chị Thanh với các em Giang, Thúy, những người Việt sang khởi nghiệp ở châu Phi, đã thổi vào tôi một luồng gió mới nhận thức. Đất nước con người châu Phi và cộng đồng Việt vùng này có nhiều điều cần học hỏi, khám phá và nhận thức lại. Hành trình xanh tới châu Phi lắng nghe chuyện cổ Nghìn lẻ một đêm và học điều mới. Ăn trưa xong, tôi về lại Fiesta Royale khách sạn đẹp ở Accra, đọc và hiệu đính hai bài viết Ghana, một thoáng nhìn toàn cảnh. Sắn Ghana tài liệu tham khảo (Cassava in Ghana: Bibliography). Đó là những tài liệu mà tôi đã đưa lên trang http://vietnamafricacassavarice.blogspot.com

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là muoihaingayoghana12.jpg

Ghana Thứ Hai ngày 23 tháng 6

Thăm và làm việc với nhà máy tinh bột sắn ASCO.

Nhà máy Tinh bột Sắn Ayensu Starch Company (ASCO) là nhà máy tinh bột sắn duy nhất và đầu tiên tại Ghana. Nó đã được thiết lập năm 2004 như là sản phẩm đầu tiên của sáng kiến ​​Tổng thống về sắn. Nhà máy được cung cấp bởi Viện Tinh bột Quốc tế, một công ty Đan Mạch có kinh nghiệm dự án mở rộng ở châu Phi. Nhà máy có công suất tinh bột 50 tấn/ngày. Nó nằm ở khu vực trung tâm của Ghana khoảng 30km về phía tây bắc của Accra. Kế hoạch này cho người trồng sắn trong khu vực để cung cấp số lượng củ tươi cho nhà máy chế biến tinh bột. Thực tế vì những lý do khác nhau mà nhà máy chỉ hoạt động một phần trên 10 năm qua. Mối quan hệ giữa nhà máy và người trồng sắn ở khu vực này, hầu hết là người nghèo là rất không ổn. Nhà máy thì than phiền giá sắn củ tươi dân bán là quá cao, trong khi nông dân thì phàn nàn nhà máy không giữ lời hứa mua sắn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là muoihaingayoghana13.jpg

Nhà máy đang nằm nhàn rỗi trong một thời gian dài vì những lý do trên cho đến khi Guinness Ghana Breweries Limited bắt đầu mua tinh bột từ nhà máy để đưa vào công thức bia của họ. Guinness Ghana là một phần của Diageo, công ty rượu quốc tế. Guinness Ghana đã mua tinh bột sắn của nhà máy từ năm 2013 và cũng đã cung cấp cho nhà máy sự hỗ trợ tài chính trong một số thiết bị quan trọng và vốn lưu động.

Guinness tham gia cùng GMX để giúp cải thiện hoạt động của nhà máy. Việc đầu tiên là tập trung nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho nhà máy trong phạm vi 50km bán kính của nhà máy. GMX cung cấp chuyên gia nông học tư vấn để thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Một số hình ảnh: Nhà máy Tinh bột Sắn Ayensu Starch Company (ASCO); Guinness Ghana Breweries Limited, Ghana môi trường đầu tư phát triển sắn: điều kiện sống và hình ảnh đường giao thông từ Accra đến nhà máy.

Ghana thứ Ba ngày 24 tháng 6 đến ngày Chủ Nhật 29 tháng 6

Điều tra sản xuất sắn, giống sắn và kỹ thuật canh tác sắn, chế biến tiêu thụ sắn, so sánh hiệu quả kinh tế ngành hàng sắn với các cây trồng chính tại địa phương, khảo sát các vùng trồng sắn chính ở Ghana, đánh giá hiện trạng sắn và đề xuất định hướng giải pháp phát triển sắn ở Ghana. Ý kiến tư vấn chuyên gia được làm việc trực tuyến với tập đoàn công nghiệp rượu cồn và công nghệ thực phẩm Quốc tế. Sau đó làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ghana. (chi tiết thông tin đúc kết ở các video và tài liệu kèm theo)

Ghana thứ Ba ngày 24 tháng 6

CNM365 24 tháng 6  là ngày Quốc khánh của Canada. Ngày 24 tháng 6  năm 1571 là ngày thủ đô Manila Philippines được thành lập. Ngày 24 tháng 6ăm 2012 là ngày cụ rùa đảo Pinta cuối cùng chết tại quần đảo Galápagos, cá thể này là một biểu tượng cho những nỗ lực bảo vệ môi trường.

Hôm nay Na Na, Liên và tôi suốt ngày đi gặp gỡ nông dân làm việc khảo sát sắn ở Agona Swedru Xe khởi hành sớm, đón thêm hai chuyên gia châu Âu bảo dưỡng thiết bị nhà máy sắn, sau đó chúng tôi tách riêng đi thực tế đồng ruộng. Một ngày thật dài, bảy giờ tối, tôi  mới về tới khách sạn,

Ghana thứ Tư ngày 25 tháng 6

Hôm nay là ngày mất của ca sĩ Michael Jackson thiên tài nhạc Rok với tuyệt phẩm ‘We are the World’ Chúng ta là cả thế giới, bài ca sống mãi với thời gian.  Ngày này năm 1950, Quân đội Triều Tiên vượt qua ranh giới quân sự để tấn công Hàn Quốc, khởi đầu chiến tranh Triều Tiên nhằm tranh quyền kiểm soát toàn bán đảo.

Hôm nay tôi cùng với Liên và Na Na tiếp tục điều tra nghiên cứu nông hộ và khảo sát sắn ở West Akim. Những thôn bản nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh làm chúng tôi càng thấm thía câu nói của thầy Norman Bourlaug khi Thầy chọn sự dấn thân đến những vùng sâu vùng xa của châu Phi:  “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Lời của Thầy Norman Bourlaug và di sản của Người về cuộc cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Bài ca sống mãi với thời gian
We are the World

Chúng ta là cả thế giới (We are the world) là bài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. “Khi bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào, nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến. Khi chúng ta sát cánh bên nhau. Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn”. Bài ca vượt lên sự bất đồng ngôn ngữ tạo nên sự chấn động to lớn chưa từng có của trên 140.376.596 người truy cập  Michael Jackson. hợp tác với Lionel Ritchie, đã mời nhiều ca sỹ rất nổi tiếng đến hát chung với mình để lấy tiền giúp người nghèo châu Phi. Tất cả họ đều đến và hết lòng cho nghĩa cử cao đẹp đó. Tuyệt phẩm vượt thời gian đã ra đời !

WE ARE THE WORLD
There comes a time
When we need a certain call
When the world must come together as one
There are people dying
And it’s time to lend a hand to life
The greatest gift of all
We can’t go on
Pretending day by day
That someone, somewhere will soon make a change
We are all a part of
God’s great big family
And the truth, you know love is all we need

We are the world
We are the children
We are the ones who make a brighter day
So let’s start giving
There’s a choice we’re making
We’re saving our own lives
It’s true we’ll make a better day
Just you and me
Send them your heart
So they’ll know that someone cares
And their lives will be stronger and free
As God has shown us by turning stone to bread
So we all must lend a helping hand

We are the world
We are the children
We are the ones who make a brighter day
So let’s start giving
There’s a choice we’re making
We’re saving our own lives
It’s true we’ll make a better day
Just you and me
When you’re down and out
There seems no hope at all
But if you just believe
There’s no way we can fall
Well, well, well, well, let us realize
That a change will only come
When we stand together as one

CHORUS :
We are the world
We are the children
We are the ones who make a brighter day
So let’s start giving
There’s a choice we’re making
We’re saving our own lives
It’s true we’ll make a better day
Just you and me.

Một số thông tin nổi bật đồng thời có liên quan tới báo cáo tư vấn và giải pháp để xuất:

Bài báo lúa lai Ghana mới đây “Identification of CMS maintainers and restorers for hybrid rice development in Ghana”. Abebrese et al. 2018 (tạm dịch: “Xác định các gen bảo trì bất dục đực tế bào chất Cytoplasmic Mele Sterility (CMS) và các gen phục hồi cho phát triển lúa lai ở Ghana”. Abebrese và tập thể
https://www.tandfonline.com/toc/wcim20/current. xuất bản trực tuyến 26 .6. 2018. cung cấp thông tin mới về Nông nghiệp Ghana ngày nay.

Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.


Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “
Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:

“…cách đây khoảng 5 năm  (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 đã có báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp

Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.

Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

Một ngày ở Ghana. Tôi mô tả bạn rõ. Công việc là thay đổi. Nhịp sinh học thay đổi . Nhưng có một việc với tôi không hề đổi là CNM365 TÌNH YÊU CUỘC SỐNG CHÀO NGÀY MỚI TỐT LÀNH tôi luôn liên tục đều đặn như chính tên Hoàng Kim biết giữ vững nhịp thời gian.

Nông nghiệp Ghana ngày nay

Ghana khái lược bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng.

Đất nước (đất đai và thức ăn). Ghana có tên chính thức Cộng hòa Ghana (Republic of Ghana) là một quốc gia tại Tây Phi. Ghana phía tây có biên giới với Côte d’Ivoire và giáp Bờ Biển Ngà, phía bắc giáp Burkina Faso, phía đông giápTogo và phía nam giáp Vịnh Guinea. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Ghana là Accra. Ghana có tổng diện tích 238.535 km², (bằng 72% diện tích của Việt Nam là 331.699 km²).

Lịch sử Ghana. Đất nước Ghana có lịch sử từ Vương quốc Ghana cổ xưa từ trước thế kỷ 8 đến thế kỷ 13  tại phía tây châu Phi, sau đó cư dân Ghana di cư về phía nam và lập nên Vương quốc Ashante hùng mạnh, có quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha từ thế kỷ 15 . Đến năm 1874, Ghana thì trở thành thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Năm 1957, Ghana giành được độc lập đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara.

Địa lý Ghana: Ghana nằm trong khu vực Vịnh Ghana và gần đường xích đạo nên có khí hậu ấm áp, mát mẻ. Ghana  gần với “trung tâm” của thế giới nhất vì điểm trung tâm (0°, 0°) nằm trên Vịnh Ghana (Đại Tây Dương), cách Accra của Ghana khoảng 614 km về phía nam. Kinh tuyến Greenwich chạy dọc theo quốc gia này qua thành phố công nghiệp Tema. Ghana được phân chia thành 10 khu vực hành chính và 138 quận huyện; một cách khái quát Ghana có  5 khu vực địa hình khác nhau vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi thấp và những rừng cây nhỏ chia cắt bởi các sông và suối;  phía bắc Ghana có các cao nguyên; Tây Nam và Nam Ghana có núi rừng che phủ bao gồm những rừng cây nhiệt đới và rụng lá lớn; vùng núi Ashanti, cao nguyên Kwahu và Akuapim-Togo chạy dọc sườn đông của đất nước.Ngoài ra khu vực này còn có những rừng cọ dầu và ngập mặn khác. Hồ nhân tạo sông Volta  lớn nhất thế giới về diện tích bề mặt, bao phủ một tỉ lệ khá lớn phần đất phía đông của Ghana, là nguồn nước chính cho nhiều con sông khác như Oti hoặc Afram; Lưu vực sông Volta chiếm một diện tích lớn khu vực trung tâm của Ghana. Điểm cao nhất của Ghana là đỉnh núi Afadjato.

Nguồn thu chính của Ghana là vàng, dầu lửa, ca cao, gỗ, điện, kim cương, bauxite và mangan. Ghana là nước có sản lượng cacao đứng thứ 2 thế giới. Đây  là những nguồn thu ngoại tệ chính của Ghana, được trực tiếp điều khiển và chỉ đạo bởi Bộ Nông nghiệp thuộc tổng thống. Trang web Quyền sở hữu khuyến mãi xuất khẩu HANA (GEPA) Hệ thống quản lý thông tin nông nghiệp virtual (VAIMS) cung cấp hồ sơ cung cầu về các sản phẩm nông nghiệp chế biến hiện tại của Ghana được xuất khẩu sang thị trường EU. Các hệ thống này sẽ hổ trợ cụ thể các bêbn liên quan với thông tin hàng hóa xuất khẩu , phân tích thị trường , tiêu chuẩn thị trường trong số những thứ khác cho nhà xuất khẩu Ghana địa phương sang thị trường. Một mỏ dầu được cho là có khoảng 3 tỷ thùng (480.000.000 m3) dầu nhẹ đã được phát hiện vào năm 2007.[18] Việc khai thác dầu mỏ vẫn đang diễn ra và số lượng dầu mỏ khai thác liên tục tăng lên.[19] Điều này được kì vọng sẽ là một nguồn thu khổng lồ cho kinh tế Ghana kể từ quý IV năm 2010 khi nước này chính thức tăng sản lượng dầu mỏ kinh doanh dầu mỏ.

Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa).

Ghana có dân số hiện tại khoảng 24 triệu người bao gồm hơn 100 nhóm dân tộc khác nhau. Nhóm dân tộc chính ở Ghana là người Akan (trong đó có người Fante, Akyem, Ashanti, Kwahu, Akuapem, Nzema, Bono, Akwamu, Ahanta và khác) chiếm 49.3%, Mole-Dagbon 15.2%, Ewe 11.7%, Ga-Dangme (phối hợp giữa Ga, Adangbe, Ada, Krobo và khác) 7.3%, Guan 4%, Gurma 3.6%, Gurunsi 2.6%, Mande-Busanga 1%, những tộc người còn lại 3,2%. Theo CIA World Factbook, các nhóm tôn giáo ở Ghana bao gồm: Thiên chúa giáo 68.8%, Hồi giáo 15.9%, tín ngưỡng truyền thống của người Phi 8.5%.

Ngôn ngữ chính thức của Ghana là Tiếng Anh dùng trong thương mại cũng như hành chính. Ở Ghana có 47 thổ ngữ. Ngôn ngữ bản địa của Ghana chia thành hai nhóm nhỏ thuộc nhóm ngôn ngữ Niger-Congo. Tuy ngôn ngữ chính tiếng Anh dùng trong nhà trường ở Ghana nhưng hầu hết người dân Ghana đều biết ít nhất một thổ ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ tiêu chuẩn để giảng dạy ở các cấp giáo dục.

Văn hóa Ghana là sự pha trộn văn hóa của các nhóm dân tộc của quốc gia này: Sự đa dạng văn hóa này thể hiện rất rõ trong cách ăn, cách mặc và nghệ thuật của người dân Ghana. Một số nghi lễ đặc trưng của văn hóa Ghana như lễ sinh con, lễ trưởng thành, lễ kết hôn và lễ ma chay cho đến hiện tại vẫn còn rất phổ biến ở quốc gia này. Ghana ít xung đột dân tộc so nhiều nước châu Phi khác.

Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung)

Khí hậu ở Ghana chia thành 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. phía bắc Ghana mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 11, trong khi ở phía nam, bao gồm cả thủ đô Accra, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến trung tuần tháng 11.

Danh thắng Ghana tập trung nhiều tại vùng trung tâm và vùng ven của thủ đô Accra, nơi có dân số khoảng trên 1,7 triệu người, nổi bật là Trung tâm Văn hóa Quốc gia (Center for National Center) với công viên tưởng niệm Kwame Nkrumah (Kwame Nkrumah Memorial Park), Viện Bảo tàng Quốc gia (National Museum), chợ Makola (Makola Market), ba pháo đài James Fort, Ussher Fort và Osu Castle. Quanh Accra nổi bật có bãi biển đẹp La Pleasure Beach ở phía đông của Accra khoảng 8 km,  bãi biển Kokrobite phía tây của Accra khoảng 32 km, đập nước Akosombo ở bên hồ Volta. Danh thắng khác là lâu đài Cape Coast Castle của người Anh xây dựng từ năm 1655.

Ghana là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Liên minh châu Phi, Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương, Khối thịnh vượng chung, Cộng đồng Pháp ngữ.

Chế độ và Kinh tế hiện trạng

Ghana có chế độ và kinh tế hiện trạng được mô tả và đánh giá chi tiết bởi CIA.gov https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/gh.html, Ghana nay được coi là một trong những quốc gia ổn định về kinh tế nhất châu Phi. Ghana được biết đến là một trong những nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới. GDP (sức mua tương đương) năm 2017 là 130,2 tỷ USD; GDP bình quân đầu người (PPP) năm 2017 là 4,600 đô la Mỹ; GDP thành phần, theo ngành xuất xứ: nông nghiệp 18,3% công nghiệp 24,5%  dịch vụ  57,2% (năm 2017); Sản phẩm chính nông nghiệp cacao, gạo, sắn, lạc, ngô, đậu đỗ, chuối; gỗ. Ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, dầu khí (Một mỏ dầu khoảng 3 tỷ thùng tương đương 480.000.000 m3 dầu nhẹ đã được phát hiện vào năm 2007), điện, luyện nhôm, chế biến thực phẩm, xi măng, xây dựng cầu tàu thương mại nhỏ. Việc khai thác dầu đang liên tục gia tăng đưa Ghana vào các nước kinh doanh dầu mỏ. Đập thủy điện Akosombo được xây dựng năm 1965 trên sông Volta cung cấp điện năng cho cả Ghana và các nước láng giềng nay vẫn có hiệu quả lớn. Lực lượng lao động Ghana năm 2017 có khoảng 12,49 triệu người. Kinh tế của Ghana hiện trạng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, chiếm tới 37,3% GDP và cung cấp việc làm cho 44,7% số người lao động, phần lớn trong số đó là những người sản xuất nhỏ; ngành công nghiệp: 14,4%; dịch vụ: 40,9% (năm 2013). Tháng 7 năm 2007, Ngân hàng nhà nước Ghana quyết định thay đổi đồng tiền đang sử dụng sang đồng Ghana Cedi (GH¢) để tái kiểm soát tiền tệ trong nước. Đồng tiền Ghana Cedi được Ngân hàng nhà nước Ghana đổi tiền đưa vào sử dụng năm 2007 nay đã dần đi vào ổn định; Mô hình thuế VAT 3% đối với khu vực bán lẻ nhằm đơn giản hóa hệ thống thuế và gia tăng sự ủng hộ của người dân bắt đầu triển khai cũng năm 2007 tạo chính sách thông thoáng và nhẹ thuế khóa. Từ giữa tháng 12 năm 2010, ngành sản xuất dầu khí tại Ghana chũng đã bắt đầu hoạt động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .

Ghana có nền kinh tế dựa trên thị trường với các rào cản chính sách tương đối ít đối với thương mại và đầu tư so với các nước khác trong khu vực, và Ghana được ưu đãi tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế của Ghana đã được tăng trưởng trên mười năm qua do sự quản lý tương đối thoáng, môi trường kinh doanh cạnh tranh và giảm mức độ nghèo đói. Tuy vậy, những năm gần đây kinh tế Ghana đang phải gánh chịu hậu quả của chính sách tài khoá lỏng lẻo, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nông nghiệp chiếm khoảng 20% ​​GDP và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động, chủ yếu là các chủ đất nhỏ. Xuất khẩu vàng, dầu và cacao, và các khoản kiều hối cá nhân là những nguồn ngoại tệ chính. Việc mở rộng ngành công nghiệp dầu non của Ghana đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng giá dầu giảm từ năm 2015 đến nay đã giảm một nửa doanh thu từ dầu của Ghana. Sản xuất tại Jubilee, mỏ dầu ngoài khơi thương mại đầu tiên của Ghana, bắt đầu vào giữa tháng 12 năm 2010. Sản xuất từ ​​hai mỏ dầu khác, TEN và Sankofa, bắt đầu tương ứng vào năm 2016 và 2017. Nhà máy xử lý khí đầu tiên của đất nước tại Atuabo cũng đang sản xuất khí tự nhiên từ mỏ Jubilee, cung cấp điện cho một số nhà máy nhiệt điện của Ghana. Tính đến năm 2018, các mối quan tâm kinh tế quan trọng nhất với chính phủ phải đối mặt  bao gồm: sự thiếu điện giá cả phải chăng, thiếu cơ sở doanh thu nội địa vững chắc và gánh nặng nợ cao. Chính quyền của Tổng thống Ghana  AKUFO-ADDO đã thực hiện một số tiến bộ bằng cách cam kết củng cố tài chính, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ghana đã ký một cơ sở tín dụng mở rộng trị giá 920 triệu đô la với IMF vào tháng 4 năm 2015 để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang phát triển. Các mục tiêu tài chính của IMF yêu cầu Ghana giảm thâm hụt ngân sách bằng cách cắt giảm trợ cấp, giảm hóa đơn tiền lương trong khu vực công, tăng cường quản lý doanh thu, tăng doanh thu thuế và cải thiện sức khỏe của ngành ngân hàng Ghana. Các ưu tiên cho chính quyền mới bao gồm việc lên lịch lại một số khoản nợ 31 tỷ đô la của Ghana, kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát và ổn định tiền tệ. Triển vọng cho sản xuất dầu và khí đốt mới và tuân theo việc quản lý tài chính chặt chẽ hơn có thể giúp nền kinh tế của Ghana phục hồi vào năm 2018.

Lúa sắn trong nông nghiệp Ghana ngày nay

Lúa Ghana năm 2016 có tổng diện tích canh tác 243,86 ngàn ha, năng suất lúa bình quân 2,82 tấn/ ha, sản lượng đạt 687,68 nghìn tấn. Lúa Việt Nam năm 2016 có tổng diện tích canh tác 7,78 triệu ha, năng suất lúa bình quân 5,58 tấn/ ha, sản lượng đạt 43,43 triệu tấn (FAO 2018). Lúa Ghana hiện chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu gạo cần tiêu thụ trong nước và Ghana phải nhập khẩu nguồn lương thực thiếu hụt này mỗi năm. Việc nâng cao sản lượng lúa bằng cách nâng cao năng suất lúa hoặc/ và mở rộng diện tích trồng lúa trong lưu vực sông Volta gần hệ thống đập thủy điện Akosombo để đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm, an ninh lương thực, an sinh xã hội, nâng cao sinh kế, thu nhập, lợi nhuận cho người dân là một thực tiễn cấp bách (Abebrese et al., 2018)

Sắn Ghana năm 2016 có tổng diện tích canh tác 938,72 ngàn ha, năng suất bình quân 18,96 tấn/ ha, sản lượng 17,79 triệu tấn. Sắn Việt Nam năm 2016 có tổng diện tích  canh tác 579,89 ngàn ha, năng suất bình quân 19,04 tấn/ ha, sản lượng 11,04 triệu tấn. (FAO 2018).

Ghana thứ Hai ngày 30 tháng 6

CNM365. Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Thế nước Đại Việt suy kém sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần . Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua), nằm liền với Tháp Luân Đôn, (là cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, Di sản thế giới của UNESCO) tạo thành quần thể biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Bài viết “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” giới thiệu thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó. Ngày 30 tháng 6 năm 1908, Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. Đây có thể đã được gây bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 kilômét vuông, có tác động lớn đối với Trái Đất. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: Nhà Trần trong sử Việt; Nhớ bạn nhớ Châu Phi.

Sáng nay, tôi thức dậy sớm để kịp hoàn thiện báo cáo Sắn ở Ghana bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and grow). Tôi xem lại power point, bổ sung và hiệu đính rõ các nguồn trích dẫn, sắp xếp dàn bài phát biểu và trình chiếu ở các thời lượng 5, 10, 15 phút , dự kiến các câu hỏi và nội dung cần trao đổi.

9 giờ NaNa và Jinny đón tôi đến làm việc với Bộ Thương Mại và Công nghiệp, ngài E.K. Smith cùng với hai trợ lý của ông. Ông trao đổi kỹ và sâu. Báo cáo được quan tâm đặc biệt và ông ngỏ ý muốn tiếp cận và có bản sao về các thông tin chi tiết vừa trình bày. Tôi trao đổi với Jinny và anh Quân (ở Anh) để tăng cường mối quan hệ hợp tác. https://www.youtube.com/embed/EhjcmPg_Iqs?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Cassava in Ghana: Save and Growhttps://youtu.be/EhjcmPg_Iqs

Buổi chiều chúng tôi đến làm việc với các Tổ chức Quốc tế về tài chính, tư vấn, nghiên cứu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành hàng sắn ổn định bền vững tại châu Phi và Ghana. Tôi có thêm những người bạn mới của Ghana và nhiều nước.

Xa Tổ Quốc, làm việc hướng thiện và nhân đạo, tôi càng xúc động bởi lời ca Chúng ta là cả thế giới We are the world bài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. “Khi bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào, nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến . Khi chúng ta sát cánh bên nhau.” “Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn”.

Một ngày mới đi qua với nhiều hiệu quả và niềm vui.

8.

SUY NGẪM VỀ AfDB VÀ BDI

Hai câu chuyện thời sư nổi bật: Châu Phi AfDB đầu tư vào sắn; Trung Quốc BRI Sáng kiến Vành đai và con đường đầu tư hơn 1 nghìn tỉ USD vẽ lại bản đồ khoa học thế giới

“Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này.” “Để đạt được điều này, AfDB cam kết sẽ đầu tư 120 triệu USD trong 2-3 năm tới để tăng năng suất và chuyển đổi sắn và tám mặt hàng khác trên lục địa. Chín mặt hàng này bao gồm: sắn, gạo, ngô, lúa miến / kê, lúa mì, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đậu có hàm lượng sắt cao, và khoai lang thịt củ màu cam”. Martin Fregene là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB) Bộ Nông nghiệp Nigeria đã khẳng định điều này tại hội thảo quốc tế toàn cầu lần thứ tư về sắn, được tổ chức tại Cotonou, Cộng hòa Benin ngày 11- 15 tháng 6 năm 2018.

Dự án Luật Đặc khu Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt‘ của Việt Nam sự góp ý được diễn ra cùng thời gian nửa đầu tháng 6 năm 2018 trùng khớp với định hướng đầu tư của các nước châu Phi tại Hội thảo Sắn Toàn cầu ở Cộng hòa Benin, châu Phi. Tôi (Tiến sĩ Hoàng Kim) đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: “Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là không. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân lao động, việc làm, an sinh xã hội, giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất ” Châu Phi và nhiều nơi trên thế giới ở Á Âu Phi đã có rất nhiều kinh nghiệm về đặc khu và định hướng hợp tác cần đúc kết và nhận thức sâu sắc.

Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương cũng đã nói rất rõ quan điểm cá nhân rất thẳng thắn “Tôi kêu gọi sự viễn kiến, sáng suốt của các nhà hoạch định chiến lược quốc gia, kêu gọi lòng dũng cảm công dân để người Việt không rơi vào vũng lầy của thói tham vặt hay ngược lại, một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thiển cận. Và xin đừng dùng xảo ngôn mị ngữ để che mờ mất lòng yêu nước thiêng liêng, đừng đem sự thiển cận hay mưu vặt thay thế cho sự sáng suốt !” Có một khoảng lặng chiêm nghiệm của Trần Ngọc Vương ở ảnh này. Câu viết trên của anh làm tôi quý mến và kính trọng một người bạn học cũ cùng quê hương.

Việt Nam con đường xanh định hướng quan trọng hơn tốc độ Sự cần thiết đầu tư đúng hướng, hiệu quả cho khoa học công nghệ, giáo dục, các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực và các trọng điểm sản xuất chế biến hàng hóa đúng nghĩa ở Việt Nam.
(Tôi in đậm để bày tỏ rõ chính kiến)

AfDB đầu tư vào sắn

Hội nghị Sắn Toàn cầu lần này có sự tham dự của hơn 450 đối tác trong nước Nigeria và quốc tế trong lĩnh vực sắn, đến từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển, chính phủ, cộng đồng nông nghiệp và khu vực tư nhân. Đầu tư của AfDB vào sắn đến vào thời điểm các chính phủ châu Phi đang mở rộng nỗ lực chấm dứt nhập khẩu thực phẩm và tạo ra sự giàu có.

Martin Fregene cho biết sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, phụ nữ và ông cho biết thêm, “một khía cạnh khác về tầm quan trọng của sắn là dinh dưỡng nơi sắn có thể tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em. . ” Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi.

Tiến sĩ Gaston Dossouhoui, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Cộng hòa Benin, cho biết sắn vẫn là loại lương thực rẻ nhất được người châu Phi tiêu thụ. Tiến sĩ Gaston nói thêm rằng “giải quyết những hạn chế của sản xuất sắn sẽ có tác động tích cực đến nông dân châu Phi.” Ông đã ca ngợi Chủ tịch AfDB, Tiến sĩ Akin Adesina, về cam kết đầu tư vào nông nghiệp và sắn, nói riêng.

Tiến sĩ Kenton Dashiell, Phó giám đốc hợp tác phân phối, Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (IITA), cho biết việc mở rộng tiềm năng của các mối quan hệ đối tác và hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhằm giải quyết những hạn chế đối với sắn”

Trên đây là những bài học nóng hổi từ bài viết chọn lọc: “Expert: Repositioning cassava sector will save Africa $1.2 billon” đăng trên https://www.today.ng/…/expert-repositioning-cassava-sector-….

BRI công nghệ và sáng tạo

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xác định “khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi trung tâm của sự phát triển vành đai và con đường” (The Belt and Road Initiative BRI). Sáng kiến Vành đai và con đường Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế giới (Tia Sáng 13 6 19) . Trung Quốc hiện dành một khoản hơn 1 nghìn tỉ USD để đầu tư cho ít nhất 100 quốc gia thuộc nhóm Vành đai và Con đường vay để làm đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện, cảng biển và hàng không. Các công ty Trung Quốc thậm chí còn xây dựng cả các thành phố mới, như Port City Colombo, vốn được kỳ vọng là một trung tâm tài chính hàng hải ở Đông Á, sau thủ đô của Sri Lanka. Các quốc gia BRI được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới này và ngược lại. Trung Quốc tìm kiếm những thị trường mới cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho mình và cho các nước đối tác thông qua những con đường vận chuyển mới được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tốt hơn.

Chiến lược hợp tác song phương của mỗi nước BRI trong Vành đai và Con đường hoàn toàn tùy theo điều kiện thực tiễn và yêu cầu hợp tác của mỗi nước với Trung Quốc cũng như cách đầu tư và cách vay vốn ở mỗi nước là hoàn toàn khác nhau. Hình ảnh trên đây và câu chuyên Pakistan hợp tác nghiên cứu lúa siêu xanh (GSR) với CAAS IRRI Trung Quốc, thực hiện tại cả hai nơi Karachi (Pakistan) và Hàng Châu (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng khô hạn của Biến đổi khí hậu rất xứng đáng là bài học cho Việt Nam để cân nhắc lựa chọn chiến lược hợp tác phù hợp trong thế lớn Trung Việt vành đai và con đường (Mời đọc: “Ba đặc khu liệu có đột phá ?“; Biển Đông vạn dặm; Sông Mekong tin nổi bật; Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình, Trung Quốc một suy ngẫm)

Việt Trung hợp tác gì trong BRI ? Các trường đại học của Trung Quốc cùng với mạng lưới rộng lớn của các viện nghiên cứu thành viên CAAS đang tỏa rộng khắp toàn cầu. Họ đang đề xuất hỗ trợ khoa học và ký các thỏa thuận hợp tác trên một mức độ chưa từng thấy, kể từ khi Mỹ và Liên Xô chạy đua cấp học bổng cho các nhà nghiên cứu trong các quốc gia liên minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Vào ngày 19/4/2019, Bai loan báo, CAAS đã đầu tư hơn 1,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 268 triệu USD) cho các dự án KH&CN, một phần của BRI. Tại Sri Lanka, Trung Quốc đồng tài trợ cho một trung tâm nghiên cứu nước ngọt an toàn và hỗ trợ điều tra khủng hoảng về bệnh thận ở các cộng đồng dân cư nông thôn của đất nước này. Tại Pakistan, họ đồng bảo trợ một loạt các trung tâm nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu về các chủ đề từ lúa gạo đến trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật đường sắt. Tại trung tâm châu Âu, một công viên khoa học Trung Bỉ tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô thương mại về các thiết bị y tế, điện Mặt trời và nhiều loại công nghệ tiên tiến khác. Còn ở Nam Mỹ, Trung Quốc là đối tác của Chile và Argentina, tham gia vào các trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn và tăng cường khả năng truy cập vào một số khu bảo tồn quý giá bậc nhất thế giới. Về tổng thể, khía cạnh khoa học của BRI tác động đến hàng chục nghìn nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh, hàng trăm trường đại học. Sự đầu tư của Trung Quốc theo cam kết “Win Win” đem lại thay đổi sâu sắc trong những nước thu nhập trung bình và thấp, vốn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về khoa học. Trung Quốc vì vậy vươn lên vị trí của một siêu cường khoa học, với cách làm này mang đến một tầm nhìn khác biệt so với những quốc gia đang dẫn đầu về khoa học khác.

Cuộc đối chiến lịch sử là đầy biến số. Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Dy (viet-studies.net 20 6 19) thì hiện trạng Mỹ-Trung đang đối đầu toàn diện và nguy cơ xung đột công khai lớn hơn trước.

Cuộc chiến Trung Mỹ toàn diện kết quả phụ thuộc vào con người, nguồn vốn và công nghệ, tương quan ‘thiên thời địa lợi nhân hòa’ đặc điểm dân tộc nền văn minh địa chính trị lịch sử văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế xã hội đang ngày càng lộ rõ.

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”. “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.”

Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Việt Nam con đường xanh; Chí thiện là lời sau cùng của bài viết này.

9.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

9.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH

Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“ Hoàng Kim đồng quan điểm với giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, cùng các bạn Nigeria, Ghana, Uganda … chia sẻ kinh nghiệm rằng: Một đội ngũ trí thức khoa học tâm huyết với một chính phủ kiến tạo phải, nên và cần hướng tới chén cơm ngon của người dân, nguồn sinh kế chính, nguồn thu nhập chính, an sinh xã hội, lao động việc làm và đào tạo nguồn lực người lao động hiền tài không mệt mỏi. Đất nước Việt Nam có như vậy thì mới chấn hưng được. Châu Phi rất nhiều nước mà chính tôi đã được trãi nghiệm đều thấy bài học rõ rệt của nhiều nguồn vốn FDI nước ngoài tuôn vào để khai khoáng dầu mỏ, khí đốt, vàng, kim cương, và … mua đất, mua những thắng cảnh đẹp, biến những nơi đó thành những nơi nghỉ dưỡng. Xót xa thay các kế họach đầu tư tham vọng thiếu thân thiện với con người và môi trường đã sớm làm lệch hướng các “vùng đặc khu” không thể tạo nên đột phá kinh tế . Dòng chảy của tiền không vào túi của tuyệt đại đa số người dân lao động. Những điều này giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương đã nói rất rõ và rất thẳng thắn “Tôi kêu gọi sự viễn kiến, sáng suốt của các nhà hoạch định chiến lược quốc gia, kêu gọi lòng dũng cảm công dân để người Việt không rơi vào vũng lầy của thói tham vặt hay ngược lại, một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thiển cận. Và xin đừng dùng xảo ngôn mị ngữ để che mờ mất lòng yêu nước thiêng liêng, đừng đem sự thiển cận hay mưu vặt thay thế cho sự sáng suốt !” Tôi hiểu khoảng lặng chiêm nghiệm của Trần Ngọc Vương để cảnh báo rằng lệch hướng đầu tư làm phá nát nhiều nước châu Phi và chậm chấn hưng là bài học Việt Nam.

Việt Nam con đường xanh bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa Việt và di sản văn hóa thế giới. Dạy và học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta còn DẠY VÀ HỌC. Gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Giáo sư Norman Borlaug trong
Thầy bạn là lộc xuân có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Tôi trích yếu dưới đây hai hộp trích dẫn để đọc lại và suy ngẫm

LEV TONSTOY ĐƯỜNG SỐNG

Đường sống” là tác phẩm văn thư nghị luận chọn lọc của Lev Tolstoi do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2010.  Nhà văn Nguyên Ngọc nói về Tolstoi và tác phẩm Đường sống: “Đây là  cuốn sách khổng lồ  theo nhiều nghĩa, dày đến 1.180 trang, là một cuốn sách mà ai cũng nên đọc và trí thức bắt buộc phải đọc”. “Càng đọc càng thấy ông quá lớn so với những gì ta đã biết”. Ông nói: “Chúng ta ai cũng biết đến và khâm phục Lev Tolstoi với tư cách một văn hào vĩ đại, nhưng ít ai biết ông còn là một nhà tư tưởng vĩ đại không kém, thậm chí hơn thế. Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới mà ngay ở Nga, đã một thời gian dài người ta cố tình đề cao hết mức nhà văn Tolstoi để hạ thấp hoặc chính xác là lờ đi một Tolstoi, nhà tư tưởng” (tôi HK gạch dưới). “Những dấu ấn tư tưởng nổi bật nhất của Tolstoi trong những tiểu luận và thư từ này là sự gắn kết những tinh hoa của trí thức Nga với những tinh túy của nhân dân lao động Nga – nhất là nông dân. Tolstoi yêu người nông dân Nga và nhận rõ những giá trị của họ, nhưng không thần thánh hóa nông dân, coi đó là những giá trị tuyệt đối và phủ nhận trí thức – thành phần xuất thân của chính mình – như các nhà cách mạng dân túy cùng thời và sau này.”

Người hiền tìm kiếm tất cả trong mình, kẻ ngu tìm kiếm tất cả ở người khác (Khổng Tử). Làm điều thiện đó là một việc duy nhất mà có thể nói rằng nó chắc chắn có lợi cho ta (Lev Tonstoi). Con người cầu mong những người khác hoặc Thượng Đế cứu giúp nó; nhưng không ai có thể cứu giúp nó, ngoài chính nó, bởi vì chỉ có cuộc sống thiện lương của nó mới có thể cứu giúp nó. Mà cái đó thì chỉ nó mới làm được. (Lev Tonstoi). Hạnh phúc được sống Chương XXXI (trích trong Đường sống). “Chúng ta hay coi thường hạnh phúc của cuộc sống này, tưởng là ở nơi nào đó, vào lúc nào đó sẽ có được một hạnh phúc lớn hơn. Nhưng cái hạnh phúc lớn hơn như thế không thể có ở đâu và lúc nào, bởi lẽ chúng ta trong cõi người của ta đã được ban tặng một hạnh phúc vĩ đại đến thế – sự sống, mà không có và không thể có cái gì cao hơn nó“. (Lev Tonstoi). Con người bất hạnh bởi vì nó không biết là nó hạnh phúc (Dostoievsky). Nếu thiên đường không ở trong ngươi thì ngươi không bao giờ vào được thiên đường (Angelus Silesius), “Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông” (trang 319- 331, kiệt tác Đường sống của Lev Tonstoi). Hãy đổ mồ hôi trán để có được miếng ăn, cho đến khi ngươi trở về với đất, bởi từ đất ngươi đã được lấy ra. Sáng thế III, 19. …”Nếu nó vẫn cứ dùng đến mưu mẹo và bạo lực , thì bởi vì nó yêu thích mưu mẹo và bạo lực , chứ không phải vì chúng cần thiết như hiện nay.  Đối với những kẻ yếu sức, những người vì lý do nào đó  không thể làm ra được cái ăn cho mình, hoặc vì lí do nào đó miếng ăn đã mất đi , thì sẽ không còn cần thiết bán mình , bán lao động và nhiều khi bán cả linh hồn của mình để có được cái ăn. Sẽ không còn cái ước nguyện của mọi người, như hiện giờ, bằng mọi cách giải phóng mình khỏi lao động cơm áo và trút nó sang những người khác đè chết những kẻ yếu bằng lao động và giải phóng những kẻ mạnh khỏi mọi lao động. Sẽ không còn định hướng của tư duy con người như hiện nay, khi mà mọi nổ lực trí tuệ của con người đều được hướng vào không phải việc làm dễ lao động của những người lao động , mà làm dễ và tô điểm cho sự vô công rồi nghề của những kẻ vô công rồi nghề. Việc mọi người đều tham gia lao động cơm áo và thừa nhận nó là đi đầu trong mọi công việc của loài người sẽ làm được điều giống như một người sẽ làm với cái xe kéo bị lật ngược bị một lũ ngốc hùng hục kéo đẩy, khi anh ta sẽ lật cỗ xe lại và đặt nó lên trên bánh của nó vừa không làm hỏng cỗ xe, vừa làm cho nó đi nhẹ nhàng.” …(trích) “Bạn hãy hạ mình xuống tận hạ tầng (rời khỏi chỗ bạn tưởng là hạ tầng, nhưng đó lại là thượng tầng) hãy đứng bên cạnh những người cho những người đói ăn, cho những người rét mặc; đừng sơ một cái gì: sẽ không có cái gì xấu hơn đâu, mà sẽ chỉ tốt hơn về mọi phương diện. Hãy đứng vào hàng , bằng hai bàn tay yếu ớt của mình hãy bắt đầu cái công việc đầu tiên là mang lại cơm ăn áo mặc cho những người đói rét- hãy thực hành trực tiếp cái lao động cơm áo , thực hành trực tiếp đấu tranh với thiên nhiên, và lần đầu tiên bạn sẽ thấy đất vững chắc dưới chân mình, cảm thấy ở nhà mình, cảm thấy được tự do, bảo đảm, không cần đi đâu hết, và bạn sẽ được trãi nghiệm những niềm vui thuần khiết, không bị đầu độc, mà bạn sẽ không tìm được ở nơi nào khác, không sau cánh của nào, không sau tấm rèm nào” … (Lev Tonstoi).

EXPERT: REPOSITIONING CASSAVA SECTOR WILL SAVE AFRICA $1.2 BILLON

If the Cassava sector is properly repositioned, it is capable of saving the African continent about $1.2b, which can be redirected into the continent’s domestic economies.

Director for Agriculture, African Development Bank (AfDB), Dr. Martin Fregene, disclosed this at the just concluded fourth International conference on cassava, organised by the Global Cassava Partnerships for the 21st Century (GCP21), in Cotonou, Republic of Benin.

To achieve this, the AfDB promised to invest $120m in the next two to three years to boost productivity and transform cassava and eight other commodities in the continent.

The other commodities include: rice, maize, sorghum/millet, wheat, livestock, aquaculture, high iron beans, and orange-fleshed sweet potatoes.

“Transforming cassava on the African continent would help African nations to cut imports and redirect about $1.2bn into African domestic economies.”

The conference was attended by more than 450 local and international partners in the cassava sector, coming from research and development organisations, government, farming community, and the private sector.

AfDB’s investment in cassava comes at a time when African governments are scaling up efforts to end food imports and create wealth.

Fregene said cassava was a strategic crop for Africa’s food security and wealth creation for youth, and women, adding, “another dimension to the importance of cassava is in nutrition where cassava can enhance the nutrition of children directly or as feed for poultry and other livestock.”

With the largest volume of cassava coming from Africa, cassava supports more than 350 million people in Africa.

The Minister of Agriculture, Republic of Benin, Dr. Gaston Dossouhoui said cassava remained the cheapest staple consumed by Africans, adding that “addressing the constraints of cassava production will have a positive impact on African farmers.”

He lauded President of the AfDB, Dr. Akin Adesina, for his commitment of investing in agriculture and cassava, in particular.

Deputy Director General for Partnerships for Delivery, International Institute of Tropical Agriculture (IITA), Dr. Kenton Dashiell, said unlocking the potential of cassava required partnerships and close collaboration of partners to address the constraints facing cassava.

AD: To get thousands of free final year project topics and materials sorted by subject to help with your research

10.

NHỚ BẠN NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim
Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa”

(Remember to Africa friends near and far A good name and godly heritage is better than silver and gold. Love you home, leave the promised land. Involve yourself in the land of bloom) .

Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh

Châu Phi không nghèo, nó chỉ nghèo quản lý, và cần thiết tìm kiếm phương thức bảo tồn phát triển bền vững. Định hướng quan trong hơn tốc độ. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp. Ba trụ cột chính của hạnh phúc và chất lượng cuộc sống là sự cân bằng, hài hòa của phát triển kinh tế, nâng cao giá trị con người trong đời sống văn hóa xã hội và gìn giữ môi trường trong lành. Tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 các nhà lãnh đạo của châu Phi đã nhấn mạnh thông điệp này.

Con người tìm đường sống theo bản năng và bị chi phối bởi số phận lịch sử. Thế giới được viết lại khi Tân Thế Giới được khám phá sau năm 1492. Sự di cư của người da trắng châu Âu sang vùng đất hứa châu Mỹ kéo theo sự buôn bán xuất khẩu lao động nô lệ người da đen châu Phi, và đi đôi với sự đồng hóa thu hẹp địa bàn của người da đỏ bản địa. Các thập kỷ gần đây những biến động chiến tranh và hoạt động kinh tế đã tạo dòng chảy di cư của người da vàng châu Á sang vùng đất hứa và tái phân phối sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ châu Mỹ tạo nên Đông Tây hai nẻo đường nhân loại

Châu Phi hôm nay vốn đã chi phối mạnh mẽ của hợp tác Bắc Nam từ nhiều thập kỷ trước, nay đang tìm đường hợp tác Nam Nam phối hợp với hợp tác Bắc Nam. Mô hình đặc khu” là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất của châu Phi trong hợp tác Bắc Nam với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (apartheid đặc quyền của người da trắng), đối với những vùng đất tốt nhất dường như là nhượng địa của người châu Phi cho tư bản châu Âu bằng sự lọc lõi tư sản với trãi nghiệm mua bán cưỡng đoạt đã chiếm lấy nhiều tài sản quý .

Nam Phi và Tổng thống Nelson Mandela là một thí dụ rõ nét nhất cho châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh. Nelson Rolihlahla Mandela  sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918 mất ngày 5 tháng 12 năm 2013,  là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999. Ông là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ông Mandela có trí tuệ và uy tín, nên ông đã buộc phải đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Ông bị chính quyền thân tư sản phương Tây có đặc quyền của người da trắng apartheid bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Nelson Mandela sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Ông trúng cử tổng thống nhiệm kỳ năm 1994 đến năm 1999, và kiên quyết không chịu kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống mà trở về làm một người Già cao quý được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông. Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Các nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo cộng sản. Những người cánh tả cực đoan thì cho rằng hầu hết thời gian cầm quyền của ông là ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc,.ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc. Dẫu vậy, vượt lên mọi khen chê, Nelson Mandela trở thành một lãnh tụ Châu Phi tầm vóc thế giới, là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội. Nelson Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993 và tại Nam Phi, quê hương ông, Nelson Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc.

Nigeria cũng có một số phận dân tộc tương tự Nam Phi. Nigeria trãi nhiều nhọc nhằn để có được độc lập năm 1960 nhưng các chính phủ tiền nhiệm nối tiếp nhau sau đó cho đến nay với tầng lớp giàu luôn chỉ quan tâm khai thác dầu lửa .Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, sử dụng vốn FDI hoặc vay thế chấp đất đai để đầu tư khai khoáng kim cương, vàng, kim loại màu, xây dựng kinh doanh nhà đất khách sạn và du lịch. Nông nghiệp chưa có được những giải pháp căn cơ phát triển biền vững. Nigeria năm 2000, diện tích sắn 3,30 triệu ha, đứng đầu thế giới, năng suất bình quân 9,70 tấn/ ha, sản lượng 32,01 triệu tấn. Năm 2016 Nigeria diện tích sắn 6,26 triệu ha, vẫn đứng đầu thế giới, năng suất bình quân 9,12 tấn/ ha, sản lượng 57,13 triệu tấn. Một đội ngũ tinh hoa của đất nước này đang nổ lực kiến tạo mới thay đổi tầm nhìn và định hướng trong đầu tư nông nghiệp để dòng chảy tài chính trở về với đất nước họ để nâng cao sinh kế, thu nhập, việc làm, lợi nhuận cho người lao động. Nigeria cũng như nhiều nước châu Phi, đang đối mặt với những bức xúc lớn của đất nước. Một thí dụ trong câu chuyện của Martin Fregene bạn hãy nhìn vào nội dung thông điệp hôm nay thì sẽ thấy rõ . Martin Fregene viết trên Facebook “US Government : We ask that the US government send a Special Envoy to Nigeria (and Lake Chad region).”:“Bạo lực gia tăng ở Nigeria làm sâu sắc hơn những chia rẽ tách biệt các cộng đồng tôn giáo khác nhau bởi vì bản sắc của Nigeria gắn liền với bản sắc tôn giáo dân tộc. Một số nhóm đã tuyên bố rằng bạo lực có thể được giải thích như là một kết quả của gia súc xào xạc; tuy nhiên, chúng tôi tin rằng xung đột thuộc bất kỳ loại nào sẽ được giải quyết thông qua các kênh pháp lý thích hợp. Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ cử một Đặc phái viên đến Nigeria: Cụ thể cho mục đích phối hợp một phản ứng đầy đủ với các cuộc khủng hoảng ở Nigeria,để giúp chống lại bạo lực gia tăng ở Nigeria, điều này gây nguy hiểm cho sự ổn định của Nigeria, Châu Âu và Hoa Kỳ. Nigeria là một lợi ích chiến lược đối với Hoa Kỳ, vì nó đứng ở ngã tư Bắc Phi và Tiểu Sahara châu Phi. Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi và là một trong 25 quốc gia đông dân nhất trên toàn cầu. Là nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi, nó có trọng lượng đáng kể trong chính trị và kinh doanh châu Phi, nhưng nó có sự thù địch xã hội cao nhất về tôn giáo. Tình hình ở Nigeria đe dọa làm suy yếu sự ổn định của nó và có thể dẫn đến giảm thương mại giữa Nigeria“. Bạn Martin Fregene là Ajenifuja Maruf Olalekan đã viết: “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.”

Hai câu chuyện ở Nam Phi và Nigeria giúp ta biết Châu Phi một thoáng nhìn toàn cảnh

Châu Phi bạn nhớ điều gì nhất?
Martin Nigeria xa mà gần; Lúa sắn Việt Châu Phi; Ai Cập bạn tôi ở đấy; Ghana bờ biển Vàng; Việt Nam con đường xanh; Kênh đào Suez, Kim Tự Tháp Ai Cập, Thánh địa Hồi giáo, Nông nghiệp sinh thái và Du lịch châu Phi đất nước con người, đặc biệt là lúa sắn. Đó là các ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Những người bạn Phi tôi quen biết đầu tiên năm 1988 và sau nay tôi đã được trãi nghiệm nhiều lần sang châu Phi nên có hiểu biết ít nhiều về đất nước và con người nơi ấy. Tôi được GMX Consulting Ltd là nhà cung cấp tư vấn nông nghiệp và dịch vụ quản lý ở châu Phi mời làm cố vấn trưởng giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây sắn (Dr. Casava) tương tự công việc của giáo sư Võ Tòng Xuân (Dr. Rice) đã làm cho cây lúa từ vài năm trước và giám đốc Lê Quân là người điều hành chiến lược đầu tư và tài chính. Công việc hổ trợ kỹ thuật lúa sắn cho nông dân được thực hiện tập trung tại sáu nước Tây Phi (Nigeria, Ghana, Cote d’Ivoire, Sierra Leone, Liberia, Guinea) và ba nước Đông Phi (Uganda, Tanzania, Kenya), ngoài ra tôi có một số chuyến đi khác với các dự án của CIAT và FAO tại ít dịp.

Kênh đào Suez là ấn tượng nổi bật nhất trong tôi đối với châu Phị. Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nổi tiếng thế giới giúp rút ngắn 6000 km đường biển. Kênh đào Suez đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi. Kênh đào Suez nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh đào Suez khi hoàn thành, dài 193 km khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được.

Kim Tự Tháp Ai Cập tại cao nguyên Giza gần Cairo là địa điểm mang tính biểu tượng của đất nước Ai Cập và châu Phi từ thời cổ xưa. Khu lăng mộ Giza là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại có niên đại sớm nhất và kỳ quan duy nhất còn tồn tại, ở cao nguyên Giza gần sông Nin, cách trung tâm thành phố Cairo thủ đô Ai Cập khoảng 20 km về phía tây nam. Ngày 23 tháng 7 là ngày Quốc khánh Ai Cập ngày cách mạng năm 1952, thường có nhiều người hành hương về nơi này. Khu phức hợp kim tự tháp Giza là nơi có ba kim tự tháp vĩ đại (Khufu, Khafre and Menkaure), và ít nhất sáu kim tự tháp khác với một số cấu trúc nổi bật khác như Nhân sư vĩ đại và Đền Valley chứa đựng bao điều bí ẩn kho báu lạ lùng của lịch sử chưa thể thấu hiểu đầy đủ. ancient-wisdom.com

Thánh địa Hồi giáo tại Cairo thủ đô Ai Cập. Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi, ở bên sông Nile, với dân số trên 15,2 triệu người. Quảng trường Tahrir và Bảo tàng Ai Cập rộng lớn, tọa lạc tại trung tâm thành phố Cairo, nơi có các bộ sưu tập cổ xác ướp hoàng gia và đồ tạo tác mạ vàng của vua Tutankhamun. Điểm nổi bật của khu vực trung tâm Cairo là Pháo đài Babylon thời kỳ La Mã, Nhà thờ Treo và Bảo tàng Coptic, trưng bày các cổ vật của Ai Cập Cơ đốc giáo. Trên đỉnh đồi giữa thành phố là pháo đài Citadel thời trung cổ, nơi có nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali, một địa danh mang phong cách Ottoman. Tháp Cairo cao 187m tại quận Zamalek đảo Gezira,cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố. Bảo tàng Cổ vật Ai Cập, thường được biết đến như Bảo tàng Ai Cập hay bảo tàng Cairo, tại Cairo, Ai Cập, là quê hương của một bộ sưu tập rộng nhất của cổ vật Ai Cập cổ đại.

Châu Phi chiến lược chuyển đổi sắn

“Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ  Martin Fregene nói. Martin Fregene hiện nay là Giám đốc điều hành của Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giáo sư giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp châu Phi. Ông trước đây là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về di truyền chọn giống sắn và công nghệ sinh học cây sắn.

Giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT và Mỹ để trở về dấn thân cho Tổ quốc Nigeria và Châu Phi của ông.  Nigeria là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria  thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước ngoài liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn. Hiện nay Martin Fregene và các bạn của anh đã quay về Nigeria và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp, tái cơ cấu nền kinh tế và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi. Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.

Việt Nam châu Phi hợp tác Nam Nam, khi tôi chép lại câu chuyện này hôm nay, thì hộp tin nhắn của tôi đã hiện lên lời nhắn của Giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: Kim thân. “Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help)

Thế giới đang đổi thay từng ngày.

Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam

Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam”, đã có hai hội thảo lớn và trên 18i năm kinh nghiệm, hôm nay và ngày mai chúng ta nên và có thể làm gì? Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp.Diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 các nhà lãnh đạo châu Phi đã nhấn mạnh. Châu Phi không nghèo, chỉ nghèo quản lý, cần tìm kiếm phương thức bảo tồn phát triển bền vững.

Con người tìm đường sống theo bản năng và bị chi phối bởi số phận lịch sử. Thế giới được viết lại sau năm 1492 khi Tân Thế Giới được khám phá. Sự di cư của người da trắng châu Âu cùng với sự xuất khẩu lao động nô lệ của người châu Phi sang vùng đất hứa đã đồng hóa người da đỏ, ngoài những điều tốt đẹp còn có sự cưỡng chiếm, tái phân phối châu Mỹ tạo nên Đông Tây hai nẻo đường nhân loại. Châu Phi hôm nay vốn đã chi phối mạnh mẽ của hợp tác Bắc Nam từ nhiều thập kỷ trước, nay đang tìm đường hợp tác Nam Nam phối hợp với hợp tác Bắc Nam.

Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác được khởi động từ đầu thế kỷ 20. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 2003 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam-Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.

Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á – Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.

Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD…) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành với các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự.

Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo.  Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.

Nigeria và Ghana là hai nước trồng sắn điển hình của Châu Phi. Nigeria và Ghana tương đồng Việt Nam về sinh thái (đều là nước nhiệt đới, có vĩ độ gần tương đương nhau), Số phận dân tộc và bài học lịch sử Nigeria và Ghana có rất nhiều tương đồng với Việt Nam, thật đáng suy ngẫm.

Nhớ bạn nhớ châu Phi, những kỹ niệm thân thương , tôi chỉ kịp tóm lược ít câu chuyện cũ và lưu lại một số hình ấn tượng mạnh để suy ngẫm và bàn luận.

Hoàng Kim

xem tiếp: Nhớ bạn nhớ Châu Phi

CHIM PHƯỢNG VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa.

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công.

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm …

Phượng hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương , biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng (hoàng) là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
KimYouTube 

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15603
Nhập ngày : 25-04-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 10(24-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 10(23-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 10(22-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 10(22-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 10(20-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 10(19-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 10(18-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 10(17-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10(16-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 10(15-10-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007