Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1292
Toàn hệ thống 3121
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI !9 THÁNG 6
Hoàng Kim

NM365
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lúa sắn Việt Châu Phi; Trung Quốc một suy ngẫm; Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái ném lựu đạn nhằm ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin tại tô giới Pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó tự vẫn tại Châu Giang. Ngày 19 tháng 6 năm 1944,  Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến biển Philippines bắt đầu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản.  Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 6: Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lúa sắn Việt Châu Phi; Trung Quốc một suy ngẫm; Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-6/

LÊN ĐỈNH THIÊN MÔN SƠN
Hoàng Kim

Em cũng đi, anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời, thăm thẳm mây
Ai xui ai chọn hiểm sơn này?
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời, thanh thản vui.

Sông núi thuận, đất phương Nam
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo

LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI
Hoàng Kim


Việt Nam Châu Phi hợp tác liên quan định hướng quan hệ quốc tế về chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, hiện trang, tiềm năng, thách thức và cơ hội. Bài này trao đổi ba nôi dung 1) Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác. 2) Lúa sắn Việt châu Phi một số kết quả bước đầu; 3) Việt Nam châu Phi một số suy nghĩ về tầm nhìn và định hướng hợp tác phát triển. †

1. VIỆT NAM CHÂU PHI CƠ HỘI HỢP TÁC

Tôi thích cách tiếp cận của bạn Trần Quang nhìn thấu giấc mơ chí thiện và bài học thực tiễn của những người Thầy trên con đường xanh mà chúng ta tiếp nối: “Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” (Nói vậy thì hăng hái quá nhưng thật chân thành và thật đáng kết bạn !), ” Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay súng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời: ” “Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”.† Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng.† Chắp cánh những ước muốn”

Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Bài viết này tổng quan thông tin và kết nối sự kiện để giúp bạn đọc dễ theo dõi.

Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.

Theo VOA, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.

Năm 2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 được tổ chức với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo.  Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.

Những hợp tác song phương Việt Nam Châu Phi về nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, giữa Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 1 và Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 2, chủ yếu là các đoàn vào của châu Phi và các châu lục sang Việt Nam tham quan trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây lương thực lúa ngô sắn khoai lang . Địa điểm tổ chức tại Việt Nam với nguồn tài chính song phương hoặc trợ giúp của bên thứ ba. Ví dụ như Trung tâm Giống Cây trồng Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuật, quản lý trồng lúa nước cho cán bộ khuyến nông Mozambique và chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội dự án JICA hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – Nhật Bản – Mozambique về phát triển lúa gạo. Nội dung đào tạo gồm các chuyên đề chính như: Tình hình sản xuất lúa gạo Thế giới, Việt Nam và ở Hà Nội; Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam; Cây lúa Việt Nam: giống và quy trình kỹ thuật thâm canh, thủy lợi, tưới tiêu và các biện pháp quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa, … tham quan đồng ruộng và thăm các mô hình tiêu biểu.

Triển vọng hợp tác Việt Nam Châu Phi, theo Báo Nhân Dân, bài và ảnh Thanh Nghĩa, ngày 27/12/2018, Đại hội Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi nhiệm kỳ 2018- 2023 đã được tổ chức tại Hà Nội gồm đại diện các bộ, ngành Việt Nam và đại sứ các nước châu Phi cùng đại diện các doanh nghiệp thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam Châu Phi. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược riêng với từng quốc gia châu Phi, hai bên tăng cường hoạt động trao đổi đoàn, nhất là các đoàn ngoại giao – kinh tế. Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi nhiệm kỳ 2013-2018 trong Báo cáo tổng kết công tác, đã khẳng định, trong 5 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư có bước chuyển biến khả quan. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước châu Phi tiếp tục tăng trưởng. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo, điện thoại, các loại linh kiện, thủy sản, cà-phê… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hạt điều, bông, gỗ… từ châu Phi. Châu Phi với khoảng 1,2 tỷ người (năm 2016) và dự báo sẽ tăng lên 2,5 tỷ người vào năm 2050, đang là môi trường đầu tư đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Song để phát triển hợp tác thương mại, đầu tư tại châu lục này, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại. Một số lý do chính là tình hình chính trị xã hội và chính sách kinh tế ở một số nước châu Phi chưa ổn định; hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa có nhiều khác biệt; mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở châu Phi còn mỏng; số lượng các doanh nghiệp hai bên có quy mô tài chính lớn sang kinh doanh và đầu tư tại thị trường của nhau chưa nhiều.

Trao đổi tại Đại hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi, PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông kiến nghị một số chính sách hợp tác châu Phi như đa dạng hóa nền kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc dầu mỏ, chính sách kinh tế hướng đông, coi trọng quan hệ với khu vực châu Á sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh về du lịch, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chế biến nông sản với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia châu Phi đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng cần nhiều lao động nước ngoài cũng sẽ gia tăng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực việc làm và thương mại. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc T&T Group kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi đoàn, nhất là các ngoại giao kinh tế với các quốc gia châu Phi, nhằm duy trì hợp tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hướng tới việc xây dựng chiến lược phát triển quan hệ riêng với từng nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong quan hệ đầu tư, thương mại và hợp tác với từng quốc gia ở châu lục này. Đại sứ Mozambique tại Việt Nam ông Leonardo Pene chia sẻ với Thời Nay, cho biết, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique là rất sáng, nhất là các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Việc sinh viên Mozambique sang Việt Nam học tập, hay các chuyên gia Việt Nam sang Mozambique chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, giúp đào tạo cán bộ y tế… đóng góp vào những kết quả tích cực mà quốc gia châu Phi đạt được thời gian qua. Những thành tựu đó là cơ sở để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

Tân Chủ tịch Hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi, nhiệm kỳ 2018-2023, Thứ trưởng Công thương Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam cùng Hội đưa ra các sáng kiến, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Về vấn đề này, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Nayel khẳng định, trong thời gian tới Ai Cập sẽ cùng Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi tổ chức nhiều hoạt động nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Nhìn lại gần hai thập kỷ Việt Nam Châu Phi hợp tác hữu nghị (2000-2019) tôi có câu chuyện nhỏ hợp tác nông nghiệp nay kể lại và suy ngẫm trong bức tranh tổng thể trên

2. LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI

2.1 Câu chuyện trồng lúa châu Phi

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

VoTongXuan

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“.  Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở Bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?  Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

Slide22

Giáo sư tiến sĩ Lúa Võ Tòng Xuân đưa ra kinh nghiệm 5 bước kế hoạch phát triển lúa theo cách của Việt Nam gồm: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm; . 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,… thích hợp sinh thái; 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo cho nông dân địa phương châu Phi với sự hướng dẫn thực hành trồng lúa theo kinh nghiệm Việt Nam. Nhóm chuyên gia do giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa với giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua đã đạt được 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

NongdanvaluaVietochauPhi

Nhiều nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường, Cẩm Tú, B.T đăng trên Dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này: “…cách đây khoảng 5 năm  (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

“Tại Liberia, PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS TS Dương Văn Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique,Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

2.2 Sắn Việt đến châu Phi

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Bài Nhớ châu Phi tôi đã kể câu chuyện này “Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ  Martin Fregene nói.

Martin Fregene trước đây là chuyên gia CIAT ở Colombia, tiến sĩ di truyền và chọn giống sắn. Ông đã từng tham gia đánh giá giống sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, Đồng Nai, và dự Hội thảo Sắn Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trước năm 2000, năng suất sắn Việ Nam tương đương năng suất sắn châu Phi (8 tấn/ ha) Sau năm 2007, năng suất sắn Việt Nam vượt lên gấp đôi (17 tấn/ ha) vượt xa so với năng suất sắn châu Phi.(12 tấn/ha). Nhiều chuyên gia sắn châu Phi đã tới Việt Nam trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát triển sắn bền vững.

Martin Fregene với các bạn chọn giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á ở CIAT năm 2003. Hiện nay (2019) ông là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp, giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT, Mỹ để trở về dấn thân cho Nigeria và Châu Phi của ông.  Nigeria tổ quốc ông là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria  thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn. “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.” Ông Ajenifuja Maruf Olalekan bạn của Martin Fregene đã viết vậy. Martin Fregene và các bạn anh nhiều người học thức cao và làm o83 các tổ chức quốc tế đã quay về Tổ Quốc và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi. Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.

Kim_in_Africa

Tôi (tiến sĩ Hoàng Kim, tác giả bài viết này) năm 2003 may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh  sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt Nam, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.  Năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn này đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

KiminCIATColombia2003

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1  chú trọng nông nghiệp.

CIATIndiaVietnam

Nhiều chuyên gia sắn Châu Phi Châu Mỹ Latinh CIAT Châu Á Ấn Độ Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Nhiều thầy giáo nhà nghiên cứu sắn ở các Viện Trường và doanh nghiệp của châu Phi và thế giới đã đến cùng làm việc và chia sẻ kinh nghiệm sắn với Việt Nam . Đó là bài học cao quý của cây sắn, một cây trồng của người nghèo đã lan tỏa rộng khắp nơi làm rạng danh Tổ Quốc. Thành tựu công việc đồng ruộng sắn đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong sự quản lý chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến thức ăn gia súc.

SanVietNamketnoichauPhi2

Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn ở Việt Nam; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai; …đã trở thành bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Nigeria and Vietnam far but close 2

Câu chuyện này tôi đã kể trên trang Face Book bài  Sắn Việt Nam kết nối châu Phihttps://www.youtube.com/embed/EhjcmPg_Iqs?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent

Sắn Ghana bảo tồn và phát triển, thao thức một góc nhìn

†††††

3. VIỆT NAM CHÂU PHI HỢP TÁC

Việt Nam châu Phi cần mở rộng hợp tác thân thiện và gắn bó hơn về nông nghiệp chế biến nông sản du lịch sinh thái, truyền thông, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, lao động việc làm, khai thác nhiều kênh hợp tác đầu tư đa phương hiệu quả, ngoài kênh hợp tác song phương chính thức giữa hai chính phủ. Cách làm cần hợp tác khai thông hiệu quả 6M. Con người (Man power), Vật liệu mới Công nghệ mới (Materials), Quản lý (Management) Cách làm (Method) Tiền (Money)

An sinh xã hội, Nông nghiệp sinh thái, Dân tộc Ngôn ngữ Văn hóa là các vấn đề lớn song hành. Châu Phi cần có cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn nghèo đói. Hợp tác Nam Nam do FAO và Chính phủ Việt Nam khởi xướng đầu thế kỷ 21 có ý nghĩa chính trị kinh tế văn hóa xã hội to lớn. Thành tựu và bài học đạt được là tốt, có th


CHÀO NGÀY MỚI !9 THÁNG 6
Hoàng Kim

NM365
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lúa sắn Việt Châu Phi; Trung Quốc một suy ngẫm; Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái ném lựu đạn nhằm ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin tại tô giới Pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó tự vẫn tại Châu Giang. Ngày 19 tháng 6 năm 1944,  Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến biển Philippines bắt đầu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản.  Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 6: Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lúa sắn Việt Châu Phi; Trung Quốc một suy ngẫm; Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-6/

LÊN ĐỈNH THIÊN MÔN SƠN
Hoàng Kim

Em cũng đi, anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời, thăm thẳm mây
Ai xui ai chọn hiểm sơn này?
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời, thanh thản vui.

Sông núi thuận, đất phương Nam
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo

LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI
Hoàng Kim


Việt Nam Châu Phi hợp tác liên quan định hướng quan hệ quốc tế về chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, hiện trang, tiềm năng, thách thức và cơ hội. Bài này trao đổi ba nôi dung 1) Việt Nam châu Phi cơ hội hợp tác. 2) Lúa sắn Việt châu Phi một số kết quả bước đầu; 3) Việt Nam châu Phi một số suy nghĩ về tầm nhìn và định hướng hợp tác phát triển. †

1. VIỆT NAM CHÂU PHI CƠ HỘI HỢP TÁC

Tôi thích cách tiếp cận của bạn Trần Quang nhìn thấu giấc mơ chí thiện và bài học thực tiễn của những người Thầy trên con đường xanh mà chúng ta tiếp nối: “Bạn có biết người Nhật, Hàn đem gì đến cho Châu Phi không? Họ mang đến xe hơi trong khi người dân ở đó thì cần cái để ăn. Bạn có biết người Mỹ, Pháp, Anh mang gì đến cho Châu Phi không? Là BOM! Cái loại vứt xuống mà không ăn được đấy! Lại còn tốn thêm máu thịt của người dân. Bạn có biết hàng vạn mảnh ruộng lúa nước ở Châu Phi và Trung Mỹ từ đâu mà ra không? Từ Việt Nam ra đấy! Chính Việt Nam thò tay gieo những hạt mầm nhỏ bé cứu đói cả Châu Lục đấy!” (Nói vậy thì hăng hái quá nhưng thật chân thành và thật đáng kết bạn !), ” Bạn nói “y tế Việt Nam thua Lào, thua Cam”. Nhưng sao tôi toàn thấy bác sĩ tình nguyện Việt Nam sang Lào – Cam khám chữa bệnh miễn phí cho dân mà không bao giờ thấy bác sĩ Lào – Cam qua khám chữa bệnh miễn phí cho người Việt bao giờ? Các bác sĩ Mỹ – Âu họ đến cùng hàng ngàn túp lều chữa bệnh và đi theo họ là hàng vạn tay súng khác, còn Việt Nam thì KHÔNG, họ đến với những túp lều chữa bệnh và hàng vạn câu chuyện về Việt Nam! Nếu có người hỏi bạn “Việt Nam đã làm được gì cho thế giới?” Hãy mạnh dạn trả lời: ” “Chúng tôi không hào phóng đem bom đạn đi ban phát cho các nước khác, như cái cách những quốc gia “văn minh” đã và đang làm. Chúng tôi đem đến miếng cơm cho người dân nghèo khi họ cần, chúng tôi đem tới mạng viễn thông. Hai thứ đảm bảo an ninh lương thực và thông tin liên lạc cho lục địa đen. Và chúng tôi đã tạo nên sức mạnh đánh sập hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”.† Nhờ có đóng góp của người Việt, lần đầu tiên người nông dân Mozambique có thể trò chuyện được với người thân bằng điện thoại di động. Cũng ở miền đất châu Phi xa xôi ấy, giống lúa ngàn đời của người Việt đã trổ bông chín vàng.† Chắp cánh những ước muốn”

Năm 2003, Hội thảo Quốc tế Việt Nam Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI” do Chính phủ Việt Nam khởi xướng là mốc son điển hình của Hợp tác Nam Nam. Các đại biểu đặc biệt ca ngợi thành công của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, coi đây là trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi trong thời gian tới. Bài viết này tổng quan thông tin và kết nối sự kiện để giúp bạn đọc dễ theo dõi.

Trước đó vào năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt.

Theo VOA, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 có sự tham dự của 84 đại biểu quốc tế đến từ 23 nước Châu Phi, 10 tổ chức quốc tế và khoảng 300 đại biểu từ các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với Châu Phi. Sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu quốc tế vì đã tạo ra cơ chế đối thoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa hai bên. Đây cũng là một trong năm sáng kiến được đánh giá cao trong Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Á Phi lần 2, tổ chức tại Indonesia năm 2005.

Năm 2010, Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 được tổ chức với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với nhiều lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương cùng doanh nghiệp của Việt Nam tham dự. Chính phủ Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Phi theo hướng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và với tiềm năng to lớn của hai bên, vì lợi ích chung của cả Việt Nam và châu Phi. Hội thảo tập trung thảo luận về quan hệ hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam – châu Phi, trong đó có an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Các lĩnh vực trọng điểm là nông nghiệp, thương mại, năng lượng và lao động…; vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là những nội dung chủ đạo.  Hội thảo dành nhiều thời gian thảo luận xác định mô hình hợp tác thiết thực, hiệu quả trong những năm tới. Một số văn kiện quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Bên lề Hội thảo, những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi như các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, các cơ sở sản xuất máy kéo nông nghiệp, dây và cáp điện, thiết bị điện gia dụng, dệt may … đã được giới thiệu đến khách tham quan.

Những hợp tác song phương Việt Nam Châu Phi về nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, giữa Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 1 và Hội thảo Việt Nam Châu Phi  lần 2, chủ yếu là các đoàn vào của châu Phi và các châu lục sang Việt Nam tham quan trao đổi về kinh nghiệm thâm canh cây lương thực lúa ngô sắn khoai lang . Địa điểm tổ chức tại Việt Nam với nguồn tài chính song phương hoặc trợ giúp của bên thứ ba. Ví dụ như Trung tâm Giống Cây trồng Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuật, quản lý trồng lúa nước cho cán bộ khuyến nông Mozambique và chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội dự án JICA hợp tác 3 bên giữa Việt Nam – Nhật Bản – Mozambique về phát triển lúa gạo. Nội dung đào tạo gồm các chuyên đề chính như: Tình hình sản xuất lúa gạo Thế giới, Việt Nam và ở Hà Nội; Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam; Cây lúa Việt Nam: giống và quy trình kỹ thuật thâm canh, thủy lợi, tưới tiêu và các biện pháp quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa, … tham quan đồng ruộng và thăm các mô hình tiêu biểu.

Triển vọng hợp tác Việt Nam Châu Phi, theo Báo Nhân Dân, bài và ảnh Thanh Nghĩa, ngày 27/12/2018, Đại hội Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi nhiệm kỳ 2018- 2023 đã được tổ chức tại Hà Nội gồm đại diện các bộ, ngành Việt Nam và đại sứ các nước châu Phi cùng đại diện các doanh nghiệp thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam Châu Phi. Nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược riêng với từng quốc gia châu Phi, hai bên tăng cường hoạt động trao đổi đoàn, nhất là các đoàn ngoại giao – kinh tế. Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi nhiệm kỳ 2013-2018 trong Báo cáo tổng kết công tác, đã khẳng định, trong 5 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi tiếp tục được củng cố và phát triển. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư có bước chuyển biến khả quan. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước châu Phi tiếp tục tăng trưởng. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo, điện thoại, các loại linh kiện, thủy sản, cà-phê… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hạt điều, bông, gỗ… từ châu Phi. Châu Phi với khoảng 1,2 tỷ người (năm 2016) và dự báo sẽ tăng lên 2,5 tỷ người vào năm 2050, đang là môi trường đầu tư đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Song để phát triển hợp tác thương mại, đầu tư tại châu lục này, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại. Một số lý do chính là tình hình chính trị xã hội và chính sách kinh tế ở một số nước châu Phi chưa ổn định; hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa có nhiều khác biệt; mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở châu Phi còn mỏng; số lượng các doanh nghiệp hai bên có quy mô tài chính lớn sang kinh doanh và đầu tư tại thị trường của nhau chưa nhiều.

Trao đổi tại Đại hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi, PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông kiến nghị một số chính sách hợp tác châu Phi như đa dạng hóa nền kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc dầu mỏ, chính sách kinh tế hướng đông, coi trọng quan hệ với khu vực châu Á sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh về du lịch, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chế biến nông sản với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia châu Phi đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng cần nhiều lao động nước ngoài cũng sẽ gia tăng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực việc làm và thương mại. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc T&T Group kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi đoàn, nhất là các ngoại giao kinh tế với các quốc gia châu Phi, nhằm duy trì hợp tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hướng tới việc xây dựng chiến lược phát triển quan hệ riêng với từng nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong quan hệ đầu tư, thương mại và hợp tác với từng quốc gia ở châu lục này. Đại sứ Mozambique tại Việt Nam ông Leonardo Pene chia sẻ với Thời Nay, cho biết, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Mozambique là rất sáng, nhất là các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Việc sinh viên Mozambique sang Việt Nam học tập, hay các chuyên gia Việt Nam sang Mozambique chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, giúp đào tạo cán bộ y tế… đóng góp vào những kết quả tích cực mà quốc gia châu Phi đạt được thời gian qua. Những thành tựu đó là cơ sở để hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

Tân Chủ tịch Hội Hữu nghị hợp tác Việt Nam – châu Phi, nhiệm kỳ 2018-2023, Thứ trưởng Công thương Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam cùng Hội đưa ra các sáng kiến, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Về vấn đề này, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Mahmoud Hassan Nayel khẳng định, trong thời gian tới Ai Cập sẽ cùng Hội hữu nghị hợp tác Việt Nam châu Phi tổ chức nhiều hoạt động nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Nhìn lại gần hai thập kỷ Việt Nam Châu Phi hợp tác hữu nghị (2000-2019) tôi có câu chuyện nhỏ hợp tác nông nghiệp nay kể lại và suy ngẫm trong bức tranh tổng thể trên

2. LÚA SẮN VIỆT CHÂU PHI

2.1 Câu chuyện trồng lúa châu Phi

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

VoTongXuan

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“.  Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở Bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này?  Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

Slide22

Giáo sư tiến sĩ Lúa Võ Tòng Xuân đưa ra kinh nghiệm 5 bước kế hoạch phát triển lúa theo cách của Việt Nam gồm: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm; . 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,… thích hợp sinh thái; 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo cho nông dân địa phương châu Phi với sự hướng dẫn thực hành trồng lúa theo kinh nghiệm Việt Nam. Nhóm chuyên gia do giáo sư Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa với giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua đã đạt được 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

NongdanvaluaVietochauPhi

Nhiều nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường, Cẩm Tú, B.T đăng trên Dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này: “…cách đây khoảng 5 năm  (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

“Tại Liberia, PGS. TS Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS TS Dương Văn Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique,Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

2.2 Sắn Việt đến châu Phi

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Bài Nhớ châu Phi tôi đã kể câu chuyện này “Nếu ngành Sắn được định vị lại đúng cách, nó có khả năng tiết kiệm cho lục địa châu Phi khoảng 1,2 tỷ đô la, có thể được chuyển hướng vào các nền kinh tế trong nước của châu lục này”. Sắn là một cây trồng chiến lược cho an ninh lương thực của châu Phi và tạo ra sự giàu có cho thanh thiếu niên, và phụ nữ. Với số lượng sắn lớn nhất đến từ châu Phi, sắn hỗ trợ hơn 350 triệu người ở châu Phi”.giáo sư tiến sĩ  Martin Fregene nói.

Martin Fregene trước đây là chuyên gia CIAT ở Colombia, tiến sĩ di truyền và chọn giống sắn. Ông đã từng tham gia đánh giá giống sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, Đồng Nai, và dự Hội thảo Sắn Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Trước năm 2000, năng suất sắn Việ Nam tương đương năng suất sắn châu Phi (8 tấn/ ha) Sau năm 2007, năng suất sắn Việt Nam vượt lên gấp đôi (17 tấn/ ha) vượt xa so với năng suất sắn châu Phi.(12 tấn/ha). Nhiều chuyên gia sắn châu Phi đã tới Việt Nam trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát triển sắn bền vững.

Martin Fregene với các bạn chọn giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á ở CIAT năm 2003. Hiện nay (2019) ông là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Phi Châu (AfDB). Giảng dạy và hướng dẫn khởi nghiệp cho các đối tượng trẻ tuổi sinh viện và doanh nghiệp nông nghiệp, giám đốc Martin Fregene đã chia sẻ câu chuyện cá nhân ông và truyền cảm hứng về cách khai mở niềm tin vào tiềm năng của mình, như chính ông đã là tiến sĩ nhưng tự nguyện rời bỏ những điều kiện tốt hơn ở CIAT, Mỹ để trở về dấn thân cho Nigeria và Châu Phi của ông.  Nigeria tổ quốc ông là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi dân phần lớn thuần nông và nay trồng trên 6 triệu ha sắn vì đất nghèo, dân nghèo, sắn dễ trồng và ít đầu tư. Nigeria  thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số trên 174,5 triệu người đông thứ 7 trên thế giới. Llịch sử Nigeria có nền văn hóa riêng biệt . Bước sang thế kỷ XIX, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960, sau Ghana. Tuy độc lập nhưng sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi thì lại bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị bạo lực sắc tộc và các ảnh hưởng nước liên quan đến việc Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong các năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức quá to lớn. “Trên 170 triệu dân số, hơn 40 triệu tuổi trẻ thất nghiệp và hơn 70 % dân số sống dưới dòng nghèo đói là gợi ý của tảng băng tan chảy. Hơn 400 triệu dân số hình chiếu của thế kỷ 400 là một thức dậy gọi là ! Chúng ta phải trồng thêm thức ăn, tạo thêm công việc và đảm bảo an ninh thực phẩm ở Nigeria, cho người Nigeria và bởi người Nigeria. ! Nông nghiệp nông nghiệp có thể thay đổi cốt truyện nếu có chính trị chiến lược, thực tế, chính sách của nông dân, các quản trị viên cống hiến, khu vực tư nhân hiệu quả và các cầu thủ hạ thấp. Âm nhạc đã thay đổi. Chúng ta phải thay đổi các bước nhảy để cứu người Nigeria và Nigeria. Chúng ta không thể làm được hiệu quả nếu chúng ta bị trục trặc kỹ thuật.” Ông Ajenifuja Maruf Olalekan bạn của Martin Fregene đã viết vậy. Martin Fregene và các bạn anh nhiều người học thức cao và làm o83 các tổ chức quốc tế đã quay về Tổ Quốc và điều hành một khâu quan trọng để tái định hướng nông nghiệp và đào tạo nguồn lực của Nigeria và châu Phi. Nigeria và các nước châu Phi hiện đang thay đổi bởi những con người như vậy.

Kim_in_Africa

Tôi (tiến sĩ Hoàng Kim, tác giả bài viết này) năm 2003 may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh  sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt Nam, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.  Năng suất sắn bình quân của Việt Nam năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn này đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

KiminCIATColombia2003

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1  chú trọng nông nghiệp.

CIATIndiaVietnam

Nhiều chuyên gia sắn Châu Phi Châu Mỹ Latinh CIAT Châu Á Ấn Độ Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Nhiều thầy giáo nhà nghiên cứu sắn ở các Viện Trường và doanh nghiệp của châu Phi và thế giới đã đến cùng làm việc và chia sẻ kinh nghiệm sắn với Việt Nam . Đó là bài học cao quý của cây sắn, một cây trồng của người nghèo đã lan tỏa rộng khắp nơi làm rạng danh Tổ Quốc. Thành tựu công việc đồng ruộng sắn đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong sự quản lý chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến thức ăn gia súc.

SanVietNamketnoichauPhi2

Nhiều thầy giáo, chuyên gia nông học với nhà chế biến xăng dầu và quản lý từ châu Phi đã đến Việt Nam đúc kết thực tiễn đồng ruộng với các sản phẩm từ sắn. Cách mạng sắn ở Việt Nam; Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai; …đã trở thành bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu.

Nigeria and Vietnam far but close 2

Câu chuyện này tôi đã kể trên trang Face Book bài  Sắn Việt Nam kết nối châu Phihttps://www.youtube.com/embed/EhjcmPg_Iqs?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent

Sắn Ghana bảo tồn và phát triển, thao thức một góc nhìn

†††††

3. VIỆT NAM CHÂU PHI HỢP TÁC

Việt Nam châu Phi cần mở rộng hợp tác thân thiện và gắn bó hơn về nông nghiệp chế biến nông sản du lịch sinh thái, truyền thông, thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, lao động việc làm, khai thác nhiều kênh hợp tác đầu tư đa phương hiệu quả, ngoài kênh hợp tác song phương chính thức giữa hai chính phủ. Cách làm cần hợp tác khai thông hiệu quả 6M. Con người (Man power), Vật liệu mới Công nghệ mới (Materials), Quản lý (Management) Cách làm (Method) Tiền (Money)

An sinh xã hội, Nông nghiệp sinh thái, Dân tộc Ngôn ngữ Văn hóa là các vấn đề lớn song hành. Châu Phi cần có cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn nghèo đói. Hợp tác Nam Nam do FAO và Chính phủ Việt Nam khởi xướng đầu thế kỷ 21 có ý nghĩa chính trị kinh tế văn hóa xã hội to lớn. Thành tựu và bài học đạt được là tốt, có thể chia sẻ bảo tồn phát triển bền vững. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp đã tái khẳng định tầm nhìn và ước muốn của bạn trong thay đổi phát triển. Sự cần thiết phải nắm lấy cơ hội, điều chỉnh mới và tăng tốc, đừng để cơ hội vuột đi.

Nông nghiệp sinh thái là giá đỡ kinh tế Việt Nam và châu Phi, cần khai mở tốt hơn về tiềm năng và cơ hội khác phục các vấn nạn và lực cản sản xuất để chấn hưng kinh tế văn hóa xã hội. Đánh giá một đất nước, một dân tộc, một chính sách kinh tế xã hội cần nhìn thấu chất lượng cuộc sống của những người nghèo khổ nhất xã hội là nông dân. Số phận nông dân nông nghiệp nông thôn nếu chưa có chính sách đầu tư đổi mới hiệu quả vững chắc thì chế độ đó chính sách đó vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực. “Định hướng quan trọng hơn tốc độ” (Direction is somuch more important than speed). Tôi đồng tình với đánh giá của các nhà lãnh đạo châu Phi tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 “Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp” (Source: Africa’s future lies in agriculture – African leaders insist ).

Lúa sắn Việt châu Phi , bài học thực tiễn chưa bao giờ cũ.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-san-viet-chau-phi/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là suy-ngam-tu-nui-xanh-bac-kinh-1a.jpg

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng Kim

Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, tôi có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.

Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.

Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !

Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’,  ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”.  “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thị trường thế giới.

Trung Quốc câu chuyện ảnh

Trung Quốc một suy ngẫm

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradiseKimYouTube

Trở về trang chính

Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCây Lương thựcDạy và HọcTình yêu cuộc sốngKim on LinkedInKim on FacebookKimTwitter  hoangkim vietnam 

Số lần xem trang : 15453
Nhập ngày : 19-06-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 8(25-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 8(24-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 8(21-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 8(20-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 8(17-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 8(16-08-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007