Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 372
Toàn hệ thống 4176
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Chưa bao giờ người nuôi tôm sú lại gặp khó khăn như năm nay. Đầu vụ nuôi thì thời tiết bất lợi, dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt. Đến khi thu hoạch thì tôm lại rớt giá thê thảm và càng về cuối vụ giá tôm càng đuối dần khiến người nuôi kiệt sức...

 

Bà Nguyễn Ngọc Phượng – Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay của tỉnh là 94.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú 79.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và Tứ Giác Long Xuyên. Phần lớn nông dân đầu tư nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, diện tích còn lại được các Cty, trang trại đầu tư nuôi công nghiệp.

Đầu vụ nuôi năm nay, tình hình thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh đã làm hơn 40.000 ha tôm nuôi khoảng 1 – 1,5 tháng bị chết. Có không ít địa phương gần như bị thiệt hại hoàn toàn. Trong đó, thiệt hại nhiều nhất là huyện Vĩnh Thuận với 17.337ha, chiếm gần 90% diện tích thả nuôi; An Minh 15.904ha, chiếm 50,25%; U Minh Thượng 3.800ha, chiếm 53% và An Biên 2.475ha, chiếm 30%. Chủ yếu tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, đỏ thân gây hại.

Theo một số nông dân thì tình hình dịch bệnh trên tôm năm nay diễn ra khá bất thường, tôm chết hàng loạt chứ không chết rải rác như mọi năm. Ông Phan Văn Giới, ở ấp Tám Xáng I, xã Đông Hòa, huyện An Minh cho biết, gần như cả ấp này không nhà nào không bị thiệt hại. Tôm cứ thả nuôi được khoảng một tháng thì có biểu hiện nhiễm bệnh và chết rất nhanh. Có người phải cải tạo ao nuôi đi nuôi lại hai ba lần mới được.

Khó khăn về dịch bệnh tạm lắng thì người nuôi lại phải đối mặt với giá thức ăn, thuốc xử lý môi trường tăng cao. Để giảm bớt chi phí, nhiều người đành phải thả thưa với mật độ tối đa để khỏi phải cho ăn thức ăn hoặc chỉ cho ăn thời gian ngắn vào cuối vụ. Trong khi giá thức ăn tăng cao thì giá tôm nguyên liệu lại cứ tụt dần khiến người nuôi càng đuối sức. Ông Tám Thuận (Trần Văn Thuận), ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng lắc đầu ngao ngán: “Hồi đầu vụ tôm loại 20 con/kg thương lái thu mua giá 150.000 đồng, giờ chỉ còn khoảng 110.000 đồng/kg mà muốn nuôi được cỡ đó đâu phải dễ. Còn tôm loại 30 con/kg xuống chỉ còn 60 – 70 ngàn đồng/kg. Tôm loại 40 con/kg bán rẻ hơn... tép, làm sao người nuôi có thể sống nổi.

Thất vọng về con tôm, nhiều người kỳ vọng vào con cua được nuôi ghép trong vuông tôm. Nhưng rồi giá cua cũng nhảy nhót liên tục và giờ cũng đã chạm đáy. Giá cua gạch son cách đây hơn một tháng còn ở mức 180 ngàn đồng/kg giờ chỉ còn 2/3. Giá cua thịt (cua y) cũng giảm khoảng 50 ngàn đồng/kg, hiện chỉ còn 60 – 70 ngàn đồng/kg. Ông Trần Văn Tặng – ở xã Đông Hòa, An Minh than thở: “Tôi đã nuôi tôm, cua cả chục năm nay nhưng chưa bao giờ thấy khó khăn như năm nay. Với giá cả như hiện nay thì có nuôi trúng cũng lỗ vốn. Một số người vẫn còn tôm, cua trong vuông nhưng giá rẻ quá không muốn bắt, để chờ giá. Nhưng càng chờ càng đuối”.

Mấy năm trước đây, khi nuôi tôm còn dễ (ít dịch bệnh) và giá cả luôn đứng ở mức cao thì con tôm được coi là vật nuôi thời thượng. Chính quyền và người dân đã kỳ vọng con tôm sú sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thế nhưng trong thực tế càng nuôi tôm thì “sổ đỏ” của nông dân phải gởi ngân hàng ngày càng nhiều.

Số lần xem trang : 15082
Nhập ngày : 09-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009)

  QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009)

  Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009)

  NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007