Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 246
Toàn hệ thống 3546
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cá chình có đặc tính ăn thức ăn chìm và rất sợ ánh sáng, nhưng một chủ trại cá chình giống ở huyện Củ Chi (TPHCM) đã thuần dưỡng thành công giống cá chình bông ăn nổi, giúp khâu chăm sóc và kiểm soát cá rất dễ dàng.

 

Kể lại hành trình đến với “nghiệp cá” anh Lâm Phú Nguyên, chủ trại giống cá chình Phú Nguyên phấn khởi khoe: “Cách đây mấy năm, tình cờ một lần ra miền Trung công tác, gặp ngư dân địa phương đi biển bắt cá chình bông về, nhìn giống cá lạ mắt nên tôi mua một ít về nuôi thử. Không ngờ loại cá này phát triển rất nhanh và cho giá trị kinh tế cao, cũng từ đó “nghiệp cá” đã gắn bó luôn với tôi đến bây giờ”. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, nhận thấy triển vọng nghề ươm và cung cấp giống cá chình bông, anh Nguyên ấp ủ dự định sẽ thành lập trại cá giống chuyên cung cấp giống cá chình bông cho các địa phương.

Năm 2008, anh Lâm Phú Nguyên quyết định đầu tư mở rộng quy mô trại ươm cá chình giống tại huyện Củ Chi, đồng thời trở lại miền Trung để thu mua nguồn giống cá chình bông thiên nhiên về tiếp tục thuần dưỡng. Tìm đến nhiều điểm bán cá giống nhưng anh cũng chỉ chọn mua được 20kg cá chình bông giống với giá 650.000 đ/kg. “Trước khi thả cá giống vào bồn ươm tôi phải xử lý nguồn nước, dùng thuốc tím pha với muối hột để diệt hết khuẩn, ký sinh trùng cho cá và nước. Đồng thời, hàng ngày sau khi cho cá ăn khoảng 2- 3 tiếng mình lại tiến hành thay khoảng 10-20% lượng nước trong bồn để nguồn nước sạch và tạo ôxy cho cá”- anh Nguyên nói.

Đặc tính của giống cá chình thường ăn chìm và rất sợ ánh sáng nên ban ngày chúng chỉ chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu đến tối mới ra ăn. Do vậy, mới đầu khi anh Nguyên đưa cá giống về ươm rất khó kiểm soát được lượng tiêu thụ thức ăn cũng như các biểu hiện khác của cá. Một thời gian sau anh đã nghiên cứu ra phương pháp ươm cá chình giống mới, huấn luyện cho cá dần thích nghi với điều kiện ánh sáng và ăn nổi bằng các loại thức ăn công nghiệp. Nhờ vậy đã giúp cho khâu chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh cá được dễ dàng đồng thời có thể chủ động tính toán được lượng thức ăn phù hợp không bị dư thừa.

Theo “bí quyết” huấn luyện cá chình biết ăn nổi của anh Nguyên (có thể nói lần đầu tiên có ở VN) khiến cá ăn nhiều, mỗi ngày cho ăn khoảng từ 2- 3 cữ, giúp cá rất nhanh lớn, khỏe mạnh và thuận tiện hơn trong khâu kiểm soát số lượng và bệnh cho cá. Tìm đến trại cá giống Phú Nguyên tại số 60, đường 29, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi chúng tôi chứng kiến hệ thống bồn ươm cá giống vừa được ông chủ Nguyên đầu tư mở rộng quy mô rất bài bản. Trại cá giống rộng khoảng 4.000m2, với hàng loạt bồn cá chình giống các loại. Anh Nguyên cho biết: “Sắp tới tôi sẽ phải đầu tư mở rộng thêm quy mô trại ươm lên khoảng 50-100.000 con giống”.

Thời gian gần đây, thị trường cá tra, basa, tôm…không ổn định khiến nhiều hộ dân ở vùng ĐBSCL đang mạnh dạn chuyển sang mô hình nuôi cá chình bông. Hiện trại cá giống Phú Nguyên đang cung cấp nguồn giống cá chình bông và chuyển giao kỹ thuật huấn luyện cá ăn nổi cho nhiều hộ dân ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu…triển khai nuôi. Anh Lâm Phú Nguyên, chủ trại giống Phú Nguyên cho biết, hiện nhu cầu nuôi cá chình bông đang tăng mạnh, khiến nguồn giống không đủ cung cấp.

Do đến nay đã chủ động được kỹ thuật ươm giống cá chình bông ăn nổi nên khi mua cá chình giống về chỉ cần sau 2 tháng huấn luyện, cá sẽ bắt đầu biết ăn nổi và thích nghi với điều kiện mới. Theo anh Nguyên, nên mua loại cá chình giống từ 30-40 con/kg sẽ ít bị hao hụt (mua loại cá 10-20 con/kg giống tỉ lệ hao hụt sẽ cao tới 50%). Đồng thời, lúc đầu nên thả nuôi với mật độ khoảng 1kg cá giống/m2, sau từ 3-6 tháng tách cá ra nuôi với mật độ từ 6-8 con/m2 sẽ hiệu quả hơn. Nếu người nuôi chăm sóc kỹ thì cá sẽ ít bị nhiễm bệnh và rất mau lớn, sau một năm có thể cá sẽ đạt 1 kg/con.

Giống cá chình bông cũng dễ nuôi, chỉ cần cho ăn các loại thức ăn cám công nghiệp chuyên dành cho cá, đồng thời xử lý nguồn nước tốt cũng sẽ giúp cá nhanh phát triển và không sợ bị bệnh. Đặc biệt, đối với loại cá chình bông, nếu đã có sẵn ao nuôi thì tiền vốn đầu tư cũng không nhiều, chỉ sau khoảng 10- 12 tháng sẽ bắt đầu được thu hoạch. Theo giá cá thương phẩm hiện nay trên thị trường đang dao động từ 250-280.000 đ/kg.

Minh Sáng

Số lần xem trang : 15094
Nhập ngày : 07-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009)

  QUY TRÌNH THÂM CANH MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA - CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (25-06-2009)

  Phytoplasma tác nhân gây “bệnh nan y” trên cây mì (Báo NNVN - Số ra ngày 18/6/2009)(25-06-2009)

  NUÔI CẦY HƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  Quảng Bình: Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lứa TBR-1 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  LIÊN KẾT TRONG CHUỖI SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA (Báo NNVN - Số ra ngày 16/6/2009) (16-06-2009)

  CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH ĐẬU GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Sử dụng magiê sunphát nâng cao năng suất, chất lượng chè (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  Trung Quốc: Đã hiện thực hoá tiềm năng sản xuất trứng tại châu Phi (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

  MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢI LỜI VỀ CÂY MACADAMIA (Báo NNVN - Số ra ngày 15/6/2009) (16-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007