Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1771
Toàn hệ thống 4626
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 7
Hoàng Kim

CNM365Trăng rằm; Trần Đăng Khoa trong tôi; Việt Nam con đường xanh; Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc. Đồng xuân lưu dấu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 6 tháng 7 năm 1885 ,Louis Pasteur thử nghiệm thành công vắc-xin phòng bệnh dại trên bệnh nhân là một cậu bé bị chó dại cắn. Ngày 6 tháng 7 năm 2006, Ấn Độ và Trung Quốc mở lại hoạt động thông thương mậu dịch qua đèo Nathu La thuộc đoạn Tây Tạng–Sikkim sau 44 năm kể từ Chiến tranh Trung-Ấn. Ngày 6 tháng 7 năm 1957, John Lennon và Paul McCartney hai thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles và là bộ đôi nhạc sĩ vĩ đại của thế kỉ 20, gặp nhau lần đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 6 tháng 7:Trăng rằm; Trần Đăng Khoa trong tôi; Việt Nam con đường xanh; Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc. Đồng xuân lưu dấu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-7/

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim, ảnh Trịnh Thế Hoan


Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Em đi chơi cùng Mẹ
Nay mai là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram/

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

Tôi chia sẻ Chuyện nực cười của Trần Đăng Khoa. Ngày 17/17 râm ran nhiều lời bàn tán, tôi không nén được phải hỏi một người ‘có tiếng nói trọng lượng” thì được trả lời là “không thể đùa được với người nhân danh”. Nhưng, nay đọc thật kỹ thật chậm Chuyện nực cười thì KẺ XẤU LỘ MẶT NHỌ không thể che được nữa. Tôi xin chép bài này về “Trần Đăng Khoa trong tôi” để tiếp nối sự đọc. Thương người thầy chiến sĩ, Cuộc đời hơn trang văn. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Có MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA . Đọc tiếp thông tin https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bạn hỏi: “Thầy có lời khuyên gì cho thế hệ trẻ nông nghiêp, cả về tài và đức, để đóng góp được gì đó cho quê hương không Thầy? Tôi trả lời: Mời bạn “Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc“, bài thơ tuyệt hay và lời bình thơ thật thấm thía của anh Phan Chí Thắng đã thay lời muốn nói. Cám ơn anh Lê Anh Quốc và anh Phan Chí Thắng. xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Chúng tôi thuộc thế hệ ‘Những người lính sinh viên’ trở về nông nghiệp Người thầy khoa học xanh chiến sĩTrận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh“. Tôi viết cho anh Trần Mạnh Báo mà cũng chính là lời khuyên cho chính bản thân mình : “Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi Nhớ để mà thương cố gắng thôi Nhà khoa học xanh gương trung hiếu Người thầy chiến sĩ đức hi sinh Dưới đáy đại dương là ngọc quý Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình“.

Nhà khoa học xanh Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao . Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
Phan Chí Thắng

Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.

Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.

Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên.
Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.

Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.

Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.

Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.

Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.

Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.

Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.

Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:

“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài
Phút khuây khỏa
Làm thơ trên báng súng.
Đời chẳng tĩnh
Nên câu thơ quá động.
Lục bát trèo
Lên võng
Đung đưa…”

Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.

Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính. Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.

Nói về thế hệ mình, anh tự hào:

“Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”

Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:

“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”

Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:

“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”

Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên.

Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc!

Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:

“Chúng tôi cười
Cười chật đất
Cười chật sông
Cười chật suối…”

Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:

“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,
Cái sợ nhất lúc này là đói.
Đói vàng mắt,
Đói long đầu gối,
Đói phạc phờ,
Đói thừa cả chân tay…!
Mà lạ chưa?
Vào chính lúc này,
Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”

Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:

“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,
Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”

Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.

Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:

“Bao cô gái
Bao chàng trai
Lứa tuổi đôi mươi
Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ
Những cái tên…
ngày nào xanh nhãn vở
Giờ xếp hàng
Đỏ rực nghĩa trang.”

Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa!

Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:

“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,
Làm công nghiệp trong thời mở cửa.
Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,
Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”

Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:

“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,
Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,
Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng
Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ?

Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No?
Mà lăn lóc cả đời với đất
Từ mặt trận,
mang Cái còn – Cái mất
Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…”

*****

Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.

Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.

Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.

Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng!

Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc

KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH

Chương 1 : KHÚC DẠO ĐẦU

Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.

Thế hệ chúng tôi- Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường – Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà – Tổ quốc hóa Hậu phương

Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.

Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?

Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.

Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.

Ngôn ngữ Tình Yêu
thời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.

Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.

Đêm.
Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.

Thệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,
Phải TOÀN THẮNG ngày mai …

Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.

Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.

Mẹ sẽ vui
Ngày mai .
Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,
Ta thương người lặng lẽ.
Bởi
Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…

Chương hai: KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH

1- ĐƯỜNG VÀO

Đêm đầu tiên,
Ngủ giữa rừng cây
Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.
Chống chếnh thế,
Những ngôi nhà của Lính,
Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.
Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng”
Không che được hạt mưa xiên xối xả.
Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,
Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …

Anh lính gác hết đứng lại ngồi,
Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;
Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát.
Đêm bỗng òa…
Một thoáng nhớ xôn xao …
Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào,
Đêm vo lại,
đỏ lừ mắt điếu.
Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu,
Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…

Đêm không ngủ.
Là đêm rất sâu,
Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện.
Đứa thì bảo,
Võng như hình trăng khuyết
Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.
Đứa thì bảo,
Võng như con thuyền đầy,
Chở hờn căm trên dòng sông cạn.
Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận.
Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…
Đứa lại nói
Võng như cánh cung.
Đêm để ngửa,
bình minh lên sẽ “úp”
Còn Người Lính
là mũi tên vun vút,
Phút bình minh
là lao thẳng ngực thù!
Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa?
Bảo,
Mái Tăng giống như chiếc lọng,
Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,
Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.
Thì, bây giờ nào có kém chi
Khoa Đánh giặc,
đậu nhiều Dũng sĩ.
Ngày bái tổ,
Ngày Ta thắng Mỹ,
Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui…

Đêm va vào xoong chảo đằng kia
Vỡ từng tiếng.
Lanh canh trên bếp lửa…
Chúng tôi hiểu,
Bình Minh về gọi cửa,
Chỉ tích tắc thôi,
Nhà Lính dỡ xong rồi.

Chúng tôi lại đi…
Náo nức những dòng người.
Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm.
Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn,
Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”.

Gửi Đại Ngàn,
những đêm phía sau.
Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận.
Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận.
Đã vội ào đi trước lúc trời hừng.
Để lại những địa danh
– Khắc lên cây rừng.
Những dấu thời gian còn tươi roi rói.
Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi.
Dọc đường vào
Năm tháng cũng vào theo !
—–

2. TÂN BINH

Thắc thỏm quá.
Trận đánh đầu tiên.
Những tân binh chưa thạo bắn.
Giặc tràn lên
sọc sằn như đàn rắn.
Chúng tôi rợn người!
Nhắm mắt!
Ngồi im…!

Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên.
Anh thủ thỉ,
” Lần đầu, ai chả thế!”
Nói cho biết,
” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.
Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…”
Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.
Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi.
Nét phong trần, làn da xẫm lại.
Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần!
Bọn giặc ào lên!
Mỗi lúc một gần.
Lệnh phát hỏa!
Chúng tôi ào ào bắn!
Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …
Phía bên nào cũng có tiếng rên la …

Nghe gằn đầy âm thanh AK
Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ …
Mãi sau này chúng tôi mới rõ,
Cánh tân binh,
đã bắn phứa lên trời.
Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi.
Chỉ huy bảo:
“ Chúng ta đã thắng…”
Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.
Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh

Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình.
Lóng ngóng quá,
Những vòng tay ôm bạn.
Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn,
Bế đứa này…
Rồi bồng đứa kia …

Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa,
Một trận thôi đã thành liệt sĩ.
Ngày trở về,
Ngày Ta thắng Mỹ
Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui”
Trước mộ các anh,
chúng tôi lặng đi.
Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…

Hoàng hôn xuống.
Đỏ mọng từng con mắt.
Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung” …
—–

3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH

Cuộc đời lính.
Đạn trước mặt.
Bom trên đầu.
Mìn vùi dưới đất …
Sống và chết đo bằng gang tấc.
Thắng và thua đọ ở sức người.

Có phải thế?
Chúng tôi cười
Cười chật đất
Cười chật sông
Cười chật suối…
Đường ra trận nào ai tính tuổi ?
Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …

Nếu gom được
– Xin giữ cho mai sau.
Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí,
Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ,
Những trận cười rừng rực sức trai …

Những nụ cười
hình hoa mơ, hoa mai
Rụng trăng gốc
vẫn khát ngày xây quả
Những nụ cười thấm cả vào máu đổ
Chôn dưới mồ
vẫn cứ vút bay lên!

Những nụ cười mang hình mũi tên
Làm thế trận bủa vây quân giặc
Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc
Cứ trùng trùng …
Theo bước những đoàn quân
Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân
Thành sức mạnh
Kẻ thù nào thắng được?
Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.
Hóa thành đồng
Muôn thuở
Việt Nam ơi!

Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.
Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa
Mẹ lắng nghe trong từng làn gió
Có tiếng cười của đứa con yêu …

4. THI SĨ

Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài
Phút khuây khỏa
Làm thơ trên báng súng.
Đời chẳng tĩnh
Nên câu thơ quá động.
Lục bát trèo
Lên võng
Đung đưa…

Có phải vì quen với nắng mưa
Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn?
Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn,
Nên trong thơ
khao khát một nụ hồng!

Có phải vì thương,
vì nhớ cháy lòng
Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết?
Có phải vì anh yêu da diết
Nên bài nào cũng nói về em?

Chẳng tài đâu!
Làm mãi rồi quen
Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.
Trước cuộc sống
Bao cái Hùng tề tựu
Dẫu chẳng là Thi Sĩ …
Cũng Thơ!

Ẫy là nói những đứa ngu ngơ
Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.
Đánh giặc cừ
Làm thơ cũng sõi,
Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh.

Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh
Náo nức quá!
Nghe Chương trình văn nghệ
“ Thơ Chiến sĩ ”?
Sao nhạc buồn đến thế?
Lính nhớ nhà…
càng nhớ nhà hơn!

Ơi!
Tiếng đàn bầu
Nỉ non
Nỉ non…
Đem thân phận thả vào đêm chiến trận
Này Cung Nhớ!
Này Cung Thương!
Này Cung Hờn!
Này Cung Hận!
Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???
——

5. ĐÓI

Trận đánh này.
Chúng tôi giữ điểm cao,
Quần cả tháng,
lương ăn không còn nữa!
Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa
Phía chúng tôi …
Còn lại mấy đứa thôi.

Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,
Cái sợ nhất lúc này là đói.
Đói vàng mắt,
Đói long đầu gối,
Đói phạc phờ,
Đói thừa cả chân tay…!
Mà lạ chưa?
Vào chính lúc này,
Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.
Có lẽ vì chẳng cách nào khác được!
Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…
Phía chân đồi, giặc đã rút rồi.
Cái Đói lại xông lên ngợp chốt.
Không thể bắn,
Và cũng không thể giết
Muốn cầm hòa…
Cái Đói
Chẳng buông tha !

Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà…
Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở
Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa
Bạn đi rồi…
Chẳng kip bữa cơm no !
Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu!
Người đói chết trên tay người đói lả
Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ
Tôi cầm cành cây,
đói lả trước mồ …

Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to
Cơm đấy, canh đấy…
Bạn ăn đi khỏi đói !

Sống giữ chốt
Chết thành ma đói
Đêm đứt rời …
Bởi những cơn đau….

6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ

Từng trận đánh,
cứ nối tiếp nhau
Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất
Từng chiến dịch mở bung mặt trận
Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung.

Mùa mưa đi qua.
Khô khát những cánh rừng.
Cây trút lá bên đường tơi tả.
Đất như choàng tấm chăn màu đỏ.
Những nấm mồ đồng đội rực lên!

Tiến về Sài gòn
Từ khắp nẻo Trường Sơn.
Đại bác
Xe tăng
Chuyển rung thành phố
Rầm rập những Binh đoàn
Ào ào thác đổ
Cả nước dồn về
Trùng điệp quân đi.

Các hướng tấn công
Thần tốc – diệu kỳ
Ngày mai hiện dần
Bằng xương
Bằng máu
Ngày mai sẽ về
Gang tấc nữa thôi!

Gang tấc nữa thôi!
Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập
Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất
Chúng con sẽ về
Bên mẹ
Mẹ hiền ơi!

Gang tấc nữa thôi!
Ác liệt lại ngàn lần ác liệt
Sào huyệt cuối cùng
Sào huyệt lửa bung ra.
Máu Người Lính đã thấm rừng già,
Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố !
Người lính cựu,
Mang nửa đời chữ thọ,
Có ai ngờ!
Ngã xuống,
Trước ngày mai.

Chúng tôi nghiêm trang
Đứng trước thi hài
Người Đồng đội,
Người Anh,
Người Thầy trong trận mạc.
Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.

Chương ba: SAU CHIẾN TRANH

1. LÀNG XƯA

Giặc tan rồi
Chúng tôi trở về quê
Bồi hồi quá!
Những bàn chân lính
Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch
Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.

Khao khát gì mà bồng bế thế kia?
Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ?
Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ
Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời.

Hay tuổi xuân ta
trầm bổng cuối trời?
Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội
Hay vì thương cây
tháng năm ngóng đợi?
Mùa hoa về
cho tươi lại cành xanh.

Thôi!
Gác lại một thời chiến tranh,
Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn.
Để ngắm Mẹ
Cho hả hê nỗi nhớ.
Để nhìn Cha
Cho đã buổi thương Người.

Để được gặp,
Nàng mặc áo nâu tươi
Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm,
Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm,
Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi.

Đây mái nhà tuổi thơ của tôi.
Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm.
Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận,
Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.

Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa.
Rụng đỏ đất…
Những mùa đành để lỡ.
Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ,
Rơi vàng trời
như thể khát tìm cau.

Đây con đường nối sang nhà nhau.
Bên ấy, bên này
đi về một ngõ.
Đêm.
Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ,
Ta soi cho Em về tới sân nhà.

Đây xóm làng lam lũ của ta.
Những bữa cơm còn đầy mâm rau má.
Người ra trận vẫn mang manh áo vá.
Trẻ tới trường,
quyển sách đọc thay nhau.

Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu,
Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.
Ta gặp ai cũng già trước tuổi.
Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường!

Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương,
Người ra trận đông hơn người ở lại,
Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ,
Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG.

Bao hố bom chằng chịt trên đồng,
Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước.
Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc,
Đã chan hòa,
Máu với Mồ hôi.

2. MẸ

Con về với Mẹ hôm nay
Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ.
Bây giờ mắt mẹ đã mờ,
Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run.

Như là để thật tôi hơn
Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào.
Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào
Rưng rưng…
vào khoảng khát khao con về.
Và tôi cứ thế lặng đi
Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà.

Mấy năm đánh giặc đường xa
Chẳng ngờ đâu
Mẹ tôi già thế kia?
Hàm răng đen nhánh ngày xưa
Đi đâu vội,
để nắng mưa cối trầu?
Hạt sương kéo sợi trên đầu
Bảo tôi:
Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi.
Mắt huyền xưa buộc Cha tôi
Bây giờ,
Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm.
Mỏng manh chiếc áo vải mềm,
Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu.
Yếm Người nào có rộng đâu.
Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…
Ở đây cũng thể Thành đồng
Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.
Yếm vuông cho giọt sữa tròn
Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày.

Con về với Mẹ hôm nay
Thật đây!
Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ!
Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa
Nhìn tôi bằng ngón tay già…
rưng rưng…

3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG

Chúng tôi về với việc nhà nông,
Đông hơn cả,
Vì đồng rộng lắm
Những người lính một thời chiến trận
Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu.

Ruộng có bờ,
Việc chẳng có bờ đâu
Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ.
Gieo trên đất những mầm vui hối hả,
Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.
Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ?
Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói.
Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái.
Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng.

Cấy cây lúa
Là cấy phận nhà nông.
Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng.
Mặt trời lên
đến thâu đêm
lại sáng.
Bóng người còng,
mơ…
lúa tròn bông.

Hạt gạo dẻo thơm?
nào dễ hiểu đồng,
Khi chưa có một lần với lúa.
Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa,
Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ?
Đã chắc gì biết cái rét cuối đông?
Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá.
Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ?
Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi.

Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi!
Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt
Lại có chuyện… những người khuất tất
Lại bão giông… rình rập trên đầu…

Ta đã qua dài rộng rừng sâu,
Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,
Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng
Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ?

Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No?
Mà lăn lóc cả đời với đất
Từ mặt trận,
mang Cái còn – Cái mất
Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…

Phải vượt lên thôi!
Mình tự cứu mình.
Than phận làm gì cho thêm yếu lính?
Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.
Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây.
Nào tập đi!
Cho thẳng những đường cày
Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt

CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 7
Hoàng Kim

CNM365Trăng rằm; Trần Đăng Khoa trong tôi; Việt Nam con đường xanh; Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc. Đồng xuân lưu dấu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 6 tháng 7 năm 1885 ,Louis Pasteur thử nghiệm thành công vắc-xin phòng bệnh dại trên bệnh nhân là một cậu bé bị chó dại cắn. Ngày 6 tháng 7 năm 2006, Ấn Độ và Trung Quốc mở lại hoạt động thông thương mậu dịch qua đèo Nathu La thuộc đoạn Tây Tạng–Sikkim sau 44 năm kể từ Chiến tranh Trung-Ấn. Ngày 6 tháng 7 năm 1957, John Lennon và Paul McCartney hai thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles và là bộ đôi nhạc sĩ vĩ đại của thế kỉ 20, gặp nhau lần đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 6 tháng 7:Trăng rằm; Trần Đăng Khoa trong tôi; Việt Nam con đường xanh; Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc. Đồng xuân lưu dấu người hiền; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-7/

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim, ảnh Trịnh Thế Hoan


Trăng sáng lung linh trăng sáng quá
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Em đi chơi cùng Mẹ
Nay mai là trăng rằm
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.

Trăng khuyết rồi lại tròn
An nhiên cùng năm tháng
Ơi vầng trăng cổ tích
Soi sáng sân nhà em.

Đêm nay là đêm nao?
Ban mai vừa ló dạng
Trăng rằm soi bóng nắng
Bạch Ngọc trời phương em.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram/

TRẦN ĐĂNG KHOA TRONG TÔI
Hoàng Kim

Tôi chia sẻ Chuyện nực cười của Trần Đăng Khoa. Ngày 17/17 râm ran nhiều lời bàn tán, tôi không nén được phải hỏi một người ‘có tiếng nói trọng lượng” thì được trả lời là “không thể đùa được với người nhân danh”. Nhưng, nay đọc thật kỹ thật chậm Chuyện nực cười thì KẺ XẤU LỘ MẶT NHỌ không thể che được nữa. Tôi xin chép bài này về “Trần Đăng Khoa trong tôi” để tiếp nối sự đọc. Thương người thầy chiến sĩ, Cuộc đời hơn trang văn. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Có MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA . Đọc tiếp thông tin https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bạn hỏi: “Thầy có lời khuyên gì cho thế hệ trẻ nông nghiêp, cả về tài và đức, để đóng góp được gì đó cho quê hương không Thầy? Tôi trả lời: Mời bạn “Đọc Những người lính sinh viên của Lê Anh Quốc“, bài thơ tuyệt hay và lời bình thơ thật thấm thía của anh Phan Chí Thắng đã thay lời muốn nói. Cám ơn anh Lê Anh Quốc và anh Phan Chí Thắng. xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Chúng tôi thuộc thế hệ ‘Những người lính sinh viên’ trở về nông nghiệp Người thầy khoa học xanh chiến sĩTrận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh“. Tôi viết cho anh Trần Mạnh Báo mà cũng chính là lời khuyên cho chính bản thân mình : “Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi Nhớ để mà thương cố gắng thôi Nhà khoa học xanh gương trung hiếu Người thầy chiến sĩ đức hi sinh Dưới đáy đại dương là ngọc quý Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình“.

Nhà khoa học xanh Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.

Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao . Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Đọc NHỮNG NGƯỜI LÍNH SINH VIÊN của Lê Anh Quốc
Phan Chí Thắng

Tôi hoàn toàn không quen biết người lính Lê Anh Quốc, càng không biết có nhà thơ tên là Lê Anh Quốc. Vô tình đọc được thơ anh trên Facebook, tôi không thể làm được việc gì khác ngoài việc viết cảm nhận về trường ca hơn 500 câu “Những người lính sinh viên” của anh.

Tôi rất ít khi bình thơ, phải xúc động lắm mới viết.

Được biết anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên.
Một người lính sinh viên, một nhà thơ lính. Một người trong số hơn 10.000 sinh viên các trường đại học của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 1970 đến năm 1972. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều hơn cả là hy sinh tại chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị những tháng ngày đỏ lửa.

Tôi gõ tên anh cùng tên bài trường ca của anh trong Google. Không thấy.

Nghĩa là anh không nổi tiếng, thơ anh thuộc loại “chưa được xếp hạng” theo cách xếp hạng của giới tự phong cho mình là chuyên nghiệp.

Thơ về chiến tranh có hai giai đoạn. Giai đoạn trong chiến tranh và giai đoạn sau chiến tranh.

Thơ chiến tranh trong chiến tranh mang tính động viên ca ngợi với âm hưởng chủ đạo là cảm hứng sử thi. Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” hay Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!”.

Thời kì hậu chiến, khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo cho phép người viết được tái hiện chiến tranh thiên về chất trữ tình triết lí, chiêm nghiệm. Cốt truyện không còn là điều quan trọng như trong trường ca truyền thống mà mang yếu tố tự sự nhiều hơn.

Trường ca Những người lính sinh viên nằm trong số đó.

Tác giả không nhận mình là thi sĩ chuyên nghiệp:

“Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài
Phút khuây khỏa
Làm thơ trên báng súng.
Đời chẳng tĩnh
Nên câu thơ quá động.
Lục bát trèo
Lên võng
Đung đưa…”

Lục bát trèo lên võng đung đưa là thơ nó tự trèo lên người lính. Câu thơ thật hay, chuyên nghiệp chắc gì nghĩ ra.

Thơ anh tự sự nhưng không phải tự sự của “tôi” mà là của “chúng tôi”, những người người lính có học mà anh gọi là lính sinh viên, từ ruột gan người lính. Những vần thơ mộc mạc, tự nhiên như chính đời lính gian khổ, đói rét, hy sinh, ngời sáng tình đồng đội thiêng liêng cao thượng.

Nói về thế hệ mình, anh tự hào:

“Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.”

Anh nói về sự hy sinh của các chị các em các mẹ mà anh cho là cao cả hơn sự hy sinh của người đàn ông:

“Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.”

Chỉ người đàn ông đích thực mới nhìn thấy cái mất mát đáng sợ do chiến tranh mang lại cho người đàn bà:

“Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.”

Hình ảnh chiếc võng được lính liên tưởng như vầng trăng khuyết, như con thuyền chở lòng căm thù giặc, như cánh cung mà mỗi người lính là một mũi tên.

Người lính còn biết mơ mộng một ngày đỗ đạt vinh quy bái tổ ngồi trên võng. Thương quá những chàng sinh viên gác bút nghiên đi đánh giặc!

Nói về sự lạc quan của người lính, khó ai có thể nói hay hơn:

“Chúng tôi cười
Cười chật đất
Cười chật sông
Cười chật suối…”

Về cái đói của lính, anh cũng có cách nói rất độc đáo đồng thời lại rất thật:

“Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,
Cái sợ nhất lúc này là đói.
Đói vàng mắt,
Đói long đầu gối,
Đói phạc phờ,
Đói thừa cả chân tay…!
Mà lạ chưa?
Vào chính lúc này,
Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.”

Kết thúc chiến tranh, anh không quá say sưa chiến thắng mà nói về làng quê, về đời sống của người dân và đương nhiên là nói về mẹ:

“Bây giờ mắt mẹ đã mờ,
Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run”

Câu thơ tuyệt hay. Cần gì phải nói bao năm chờ đợi mẹ khóc đến mù hai mắt, chỉ cần hình ảnh nhìn bằng tay là đủ lay động lòng người.

Anh có một “nỗi buồn chiến tranh” giống mọi người:

“Bao cô gái
Bao chàng trai
Lứa tuổi đôi mươi
Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ
Những cái tên…
ngày nào xanh nhãn vở
Giờ xếp hàng
Đỏ rực nghĩa trang.”

Không phải rất nhiều nấm mộ mà là chỉ một nấm mộ thôi nhưng bạt ngàn. Thơ đấy chứ đâu, nghệ thuật đấy chứ đâu nữa!

Và một nỗi buồn rất khác. Các anh trở về với luống cày cây lúa. Thời trai trẻ đã qua đi, không được học hành như mơ ước. Trong thời đại công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các anh bị lạc hậu:

“Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,
Làm công nghiệp trong thời mở cửa.
Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,
Nếu chân mình còn nặng đế cao su!”

Đau hơn cả là cái tương lai tươi sáng mà vì nó các anh đã chiến đấu hy sinh vẫn còn xa chưa đến:

“Ta đã qua dài rộng rừng sâu,
Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,
Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng
Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ?

Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No?
Mà lăn lóc cả đời với đất
Từ mặt trận,
mang Cái còn – Cái mất
Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…”

*****

Tôi bỏ cả ăn sáng, viết cho xong bài này.

Hãy cho tôi một lần được làm người bình thơ, hãy cho tôi thắp nén tâm nhang cho anh, người lính thơ, nhà thơ lính.

Có thể anh không có danh xưng nhà thơ (tôi không rõ lắm) nhưng anh là nhà thơ trang trọng trong tôi, trong những người bình thường và những người yêu thơ.

Chúng ta căm ghét chiến tranh, chúng ta mong con cháu mình không bao giờ phải cầm súng, không muốn rồi sẽ có những người lính sinh viên như anh. Nhưng để mong muốn đó thành hiện thực, chúng ta phải trân quý những người như anh – người lính vô danh, nhà thơ thầm lặng!

Bài thơ rất dài nhưng tôi khuyên bạn nên đọc

KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH

Chương 1 : KHÚC DẠO ĐẦU

Thế hệ chúng tôi!
Chưa kịp lớn lên,
Bom đạn Mỹ xé rách trời, nát đất.
Vừa buông nách đứa em bé nhất,
Trên đầu mình,
Già dặn khoảng trời xanh.

Thế hệ chúng tôi- Thế hệ chiến tranh.
Hoa lau trắng những ngày tiễn biệt
Người lên đường – Đất Nước là Tiền tuyến
Người ở nhà – Tổ quốc hóa Hậu phương

Thế hệ chúng tôi !
Ai cũng dễ thương,
Thơm thảo như hoa,
Ngọt ngào như trái.
Tình đồng đội lòng không cỏ dại,
Nghĩa đồng bào – Bầu, Bí thương nhau.

Thế hệ chúng tôi con gái cũng “mày râu”
Chẻ lạt lợp nhà, đốn cây, bổ củi
Đêm trăng lên nhoi nhói câu thầm hỏi:
– Mình đàn bà sao bóng tựa đàn ông?

Thế hệ chúng tôi phụ nữ muộn chồng
Nhiều đứa quá thì nên cầm lòng vậy
Đời con gái chín dần trong cây gậy
Rụng xuống đường lọc cọc tiếng đơn côi.

Thế hệ chúng tôi…
Meo mốc bình vôi,
Mùa cau lại vàng,
Mùa trầu lại đỏ,
Mẹ cần chổi gom những mùa lá đổ,
Đợi con về …
Run rẩy quét thời gian.

Ngôn ngữ Tình Yêu
thời của chúng tôi:
Một đôi chim bay trên áo gối,
Một bông hồng thả hương bối rối,
Một khoảng tròn quanh những chiếc khung thêu.

Thế là thương
Là nhớ
Là yêu
Là gánh vác việc nhà người ra trận.
Dẫu không hóa làm thân Núi Vọng,
Cũng một đời chín đợi, mười trông.

Đêm.
Con dâu nằm chung với mẹ chồng,
Tay bó gối phòng lúc mình mê ngủ.
Hai cái thiếu chẳng làm nên cái đủ.
Dưới mái nghèo năm tháng vắng đàn ông.

Thệ chúng tôi,
Ra ngõ gặp Anh hùng.
Đâu cũng thấy hy sinh cho Tổ quốc.
Người trước ngã,
Người sau không bỏ cuộc.
Trận đánh này,
Phải TOÀN THẮNG ngày mai …

Ngày mai
Ngày mai
Ngày mai…
Có thể là gần
Có thể xa vời vợi…
Sẽ chẳng tới nếu ta ngồi chờ đợi.
Chỉ con đường duy nhất phải vượt lên !
Dù ngày mai sẽ chẳng vẹn nguyên,
Những cô gái, chàng trai tuổi xuân hơ hớ.
Dù ngày mai sẽ bạt ngàn nấm mộ.
Những con người của thế hệ chúng tôi.

Mặc gian nan!
Mặc đạn bom rơi!
Đích phải đến là TỰ DO – ĐỘC LẬP.
Là Đất Nước sạch bóng quân xâm lược.
Là Bắc – Nam sum họp một nhà.

Mẹ sẽ vui
Ngày mai .
Khải hoàn ca !
Chúng con hát dọc đường về thăm mẹ.
Ta tưng bừng,
Ta thương người lặng lẽ.
Bởi
Mất – Còn,
Cũng đến một ngày mai…

Chương hai: KHOẢNG TRỜI NGƯỜI LÍNH

1- ĐƯỜNG VÀO

Đêm đầu tiên,
Ngủ giữa rừng cây
Chúng tôi níu rừng vào hai đầu cánh võng.
Chống chếnh thế,
Những ngôi nhà của Lính,
Gió hướng nào thổi đến cũng thông thênh.
Khoảng trời vuông trên mỗi “mái tăng”
Không che được hạt mưa xiên xối xả.
Đêm đầu tiên nên ai cũng lạ,
Giấc ngủ chập chờn như lá rừng rơi …

Anh lính gác hết đứng lại ngồi,
Nghe tí tách mưa rơi trên áo bạt;
Cách dăm nhà có ai khe khẽ hát.
Đêm bỗng òa…
Một thoáng nhớ xôn xao …
Lại đằng kia có tiếng rít thuốc lào,
Đêm vo lại,
đỏ lừ mắt điếu.
Ước gì có chiếc Hồ lô Kì diệu,
Hút Đêm vào cho Lính khỏi chờ lâu…

Đêm không ngủ.
Là đêm rất sâu,
Lính hóm hỉnh nghĩ ra đủ chuyện.
Đứa thì bảo,
Võng như hình trăng khuyết
Treo giữa rừng và thức với ngàn cây.
Đứa thì bảo,
Võng như con thuyền đầy,
Chở hờn căm trên dòng sông cạn.
Dòng sông ấy là Đường ra Mặt trận.
Bao Con Thuyền mải miết vượt bằng chân…
Đứa lại nói
Võng như cánh cung.
Đêm để ngửa,
bình minh lên sẽ “úp”
Còn Người Lính
là mũi tên vun vút,
Phút bình minh
là lao thẳng ngực thù!
Có đứa láu lỉnh đến lạ chưa?
Bảo,
Mái Tăng giống như chiếc lọng,
Lính xếp bằng ngồi trên cánh võng,
Chẳng khác gì Quan Trạng ngày xưa.
Thì, bây giờ nào có kém chi
Khoa Đánh giặc,
đậu nhiều Dũng sĩ.
Ngày bái tổ,
Ngày Ta thắng Mỹ,
Dũng sĩ về còn hơn Trạng vinh qui…

Đêm va vào xoong chảo đằng kia
Vỡ từng tiếng.
Lanh canh trên bếp lửa…
Chúng tôi hiểu,
Bình Minh về gọi cửa,
Chỉ tích tắc thôi,
Nhà Lính dỡ xong rồi.

Chúng tôi lại đi…
Náo nức những dòng người.
Bình tông nước nối hai đầu Binh trạm.
Nắm cơm vắt tòng teng trên lưng bạn,
Biết độ đường còn mấy “đoạn dao quăng”.

Gửi Đại Ngàn,
những đêm phía sau.
Phía Nỗi nhớ cứ dài vào vô tận.
Bao gương mặt cỏ cây chưa kịp nhận.
Đã vội ào đi trước lúc trời hừng.
Để lại những địa danh
– Khắc lên cây rừng.
Những dấu thời gian còn tươi roi rói.
Hàng Lốc lịch treo trên lưng chừng núi.
Dọc đường vào
Năm tháng cũng vào theo !
—–

2. TÂN BINH

Thắc thỏm quá.
Trận đánh đầu tiên.
Những tân binh chưa thạo bắn.
Giặc tràn lên
sọc sằn như đàn rắn.
Chúng tôi rợn người!
Nhắm mắt!
Ngồi im…!

Bên chiến hào, người Lính Cựu thản nhiên.
Anh thủ thỉ,
” Lần đầu, ai chả thế!”
Nói cho biết,
” Tớ chẳng bằng Cánh Trẻ.
Còn tệ hơn. Tè cả ra quần!…”
Tôi thoáng nhìn, những cựu quân nhân.
Gương mặt các anh như tạc bằng đá núi.
Nét phong trần, làn da xẫm lại.
Trước chúng tôi. Các anh hóa thiên thần!
Bọn giặc ào lên!
Mỗi lúc một gần.
Lệnh phát hỏa!
Chúng tôi ào ào bắn!
Những viên đạn xả nòng không cần ngắm …
Phía bên nào cũng có tiếng rên la …

Nghe gằn đầy âm thanh AK
Mà trận đánh tưởng chừng còn rất dữ …
Mãi sau này chúng tôi mới rõ,
Cánh tân binh,
đã bắn phứa lên trời.
Rồi trận đánh nào cũng kết thúc thôi.
Chỉ huy bảo:
“ Chúng ta đã thắng…”
Bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc.
Ta cũng nhiều chiến sĩ hy sinh

Chúng tôi đi tìm Đồng đội của mình.
Lóng ngóng quá,
Những vòng tay ôm bạn.
Người Lính Cựu đã dạn dày bom đạn,
Bế đứa này…
Rồi bồng đứa kia …

Chàng lính ví mình như Quan Trạng xưa,
Một trận thôi đã thành liệt sĩ.
Ngày trở về,
Ngày Ta thắng Mỹ
Anh chẳng thể làm “Trạng vinh qui”
Trước mộ các anh,
chúng tôi lặng đi.
Nhớ chuyện hôm xưa làm ai cũng khóc…

Hoàng hôn xuống.
Đỏ mọng từng con mắt.
Đêm nặng đè lên mỗi “cánh cung” …
—–

3. TIẾNG CƯỜI CỦA LÍNH

Cuộc đời lính.
Đạn trước mặt.
Bom trên đầu.
Mìn vùi dưới đất …
Sống và chết đo bằng gang tấc.
Thắng và thua đọ ở sức người.

Có phải thế?
Chúng tôi cười
Cười chật đất
Cười chật sông
Cười chật suối…
Đường ra trận nào ai tính tuổi ?
Nên tiếng cười cứ lẫn cả vào nhau …

Nếu gom được
– Xin giữ cho mai sau.
Phòng có giặc hãy phát làm vũ khí,
Nếu còn sống nhớ mang về quê tớ,
Những trận cười rừng rực sức trai …

Những nụ cười
hình hoa mơ, hoa mai
Rụng trăng gốc
vẫn khát ngày xây quả
Những nụ cười thấm cả vào máu đổ
Chôn dưới mồ
vẫn cứ vút bay lên!

Những nụ cười mang hình mũi tên
Làm thế trận bủa vây quân giặc
Những nụ cười nối phương Nam – Phương Bắc
Cứ trùng trùng …
Theo bước những đoàn quân
Những nụ cười nuôi từ Lòng Dân
Thành sức mạnh
Kẻ thù nào thắng được?
Những nụ cười của Bốn ngàn năm Dựng nước.
Hóa thành đồng
Muôn thuở
Việt Nam ơi!

Những nụ cười làm khô giọt lệ rơi.
Ngày TOÀN THẮNG nếu con không về nữa
Mẹ lắng nghe trong từng làn gió
Có tiếng cười của đứa con yêu …

4. THI SĨ

Chúng tôi đi đánh giặc những tháng năm dài
Phút khuây khỏa
Làm thơ trên báng súng.
Đời chẳng tĩnh
Nên câu thơ quá động.
Lục bát trèo
Lên võng
Đung đưa…

Có phải vì quen với nắng mưa
Nên câu thơ biết xòe ô cho bạn?
Có phải quanh mình ùng oàng bom đạn,
Nên trong thơ
khao khát một nụ hồng!

Có phải vì thương,
vì nhớ cháy lòng
Nên lửa cứ bập bùng nơi ta viết?
Có phải vì anh yêu da diết
Nên bài nào cũng nói về em?

Chẳng tài đâu!
Làm mãi rồi quen
Như đánh giặc lâu ngày thành lính cựu.
Trước cuộc sống
Bao cái Hùng tề tựu
Dẫu chẳng là Thi Sĩ …
Cũng Thơ!

Ẫy là nói những đứa ngu ngơ
Chứ thế hệ thì thiếu gì đứa giỏi.
Đánh giặc cừ
Làm thơ cũng sõi,
Dũng Sĩ và Thi Sĩ rất xứng danh.

Đêm bồi hồi bên cánh rừng xanh
Náo nức quá!
Nghe Chương trình văn nghệ
“ Thơ Chiến sĩ ”?
Sao nhạc buồn đến thế?
Lính nhớ nhà…
càng nhớ nhà hơn!

Ơi!
Tiếng đàn bầu
Nỉ non
Nỉ non…
Đem thân phận thả vào đêm chiến trận
Này Cung Nhớ!
Này Cung Thương!
Này Cung Hờn!
Này Cung Hận!
Hỏi cung nào Người Lính chẳng từng qua ???
——

5. ĐÓI

Trận đánh này.
Chúng tôi giữ điểm cao,
Quần cả tháng,
lương ăn không còn nữa!
Giặc vây chốt đông như đàn kiến lửa
Phía chúng tôi …
Còn lại mấy đứa thôi.

Không sợ giặc, không sợ đạn bom rơi,
Cái sợ nhất lúc này là đói.
Đói vàng mắt,
Đói long đầu gối,
Đói phạc phờ,
Đói thừa cả chân tay…!
Mà lạ chưa?
Vào chính lúc này,
Chúng tôi lại đánh lui quân giặc.
Có lẽ vì chẳng cách nào khác được!
Có lẽ vì… Còn – Mất đó thôi…
Phía chân đồi, giặc đã rút rồi.
Cái Đói lại xông lên ngợp chốt.
Không thể bắn,
Và cũng không thể giết
Muốn cầm hòa…
Cái Đói
Chẳng buông tha !

Đồng đội tôi gục xuống giữa chiều tà…
Gạo vừa tới, cơm còn đang nấu dở
Boong canh rừng lục bục sôi trên lửa
Bạn đi rồi…
Chẳng kip bữa cơm no !
Ôm xác bạn chúng tôi khóc hu hu!
Người đói chết trên tay người đói lả
Chôn bạn xong… Đói tràn lên cỏ
Tôi cầm cành cây,
đói lả trước mồ …

Chúng tôi thường cúng bạn cả nồi to
Cơm đấy, canh đấy…
Bạn ăn đi khỏi đói !

Sống giữ chốt
Chết thành ma đói
Đêm đứt rời …
Bởi những cơn đau….

6. TIẾN VỀ THÀNH PHỐ

Từng trận đánh,
cứ nối tiếp nhau
Như mùa lũ ngập dần đôi bờ đất
Từng chiến dịch mở bung mặt trận
Như gió ngàn ồ ạt thổi võng thung.

Mùa mưa đi qua.
Khô khát những cánh rừng.
Cây trút lá bên đường tơi tả.
Đất như choàng tấm chăn màu đỏ.
Những nấm mồ đồng đội rực lên!

Tiến về Sài gòn
Từ khắp nẻo Trường Sơn.
Đại bác
Xe tăng
Chuyển rung thành phố
Rầm rập những Binh đoàn
Ào ào thác đổ
Cả nước dồn về
Trùng điệp quân đi.

Các hướng tấn công
Thần tốc – diệu kỳ
Ngày mai hiện dần
Bằng xương
Bằng máu
Ngày mai sẽ về
Gang tấc nữa thôi!

Gang tấc nữa thôi!
Cờ giải phóng tung bay dinh Độc Lập
Tổ quốc tưng bừng niềm vui thống nhất
Chúng con sẽ về
Bên mẹ
Mẹ hiền ơi!

Gang tấc nữa thôi!
Ác liệt lại ngàn lần ác liệt
Sào huyệt cuối cùng
Sào huyệt lửa bung ra.
Máu Người Lính đã thấm rừng già,
Nay lại đổ dọc đường vào Thành Phố !
Người lính cựu,
Mang nửa đời chữ thọ,
Có ai ngờ!
Ngã xuống,
Trước ngày mai.

Chúng tôi nghiêm trang
Đứng trước thi hài
Người Đồng đội,
Người Anh,
Người Thầy trong trận mạc.
Giữa Sài Gòn – 30 THÁNG TƯ.

Chương ba: SAU CHIẾN TRANH

1. LÀNG XƯA

Giặc tan rồi
Chúng tôi trở về quê
Bồi hồi quá!
Những bàn chân lính
Chiếc ba lô trên lưng nhẹ tếch
Chỉ nặng nhiều là mấy búp bê.

Khao khát gì mà bồng bế thế kia?
Hay ở rừng lâu ngày không bóng trẻ?
Ngoài mặt trận nào ai thành bố – mẹ
Tìm đâu ra tiếng bé khóc chào đời.

Hay tuổi xuân ta
trầm bổng cuối trời?
Như hạt mưa sa xuống vườn đồng đội
Hay vì thương cây
tháng năm ngóng đợi?
Mùa hoa về
cho tươi lại cành xanh.

Thôi!
Gác lại một thời chiến tranh,
Ào về nơi chôn nhau, cắt rốn.
Để ngắm Mẹ
Cho hả hê nỗi nhớ.
Để nhìn Cha
Cho đã buổi thương Người.

Để được gặp,
Nàng mặc áo nâu tươi
Khoe với Em rằng: chỉ thêu vẫn thắm,
Rằng: hai đứa chẳng còn xa ngàn dặm,
Rằng: hôm nay thuyền đã cập bến rồi.

Đây mái nhà tuổi thơ của tôi.
Đây bậu cửa chắn ngang thời lẫm chẫm.
Đây hình vẽ ngu ngơ thời chấy rận,
Màu than đen còn nhánh đến bây giờ.

Đây hàng cau cha trồng từ ngày xưa.
Rụng đỏ đất…
Những mùa đành để lỡ.
Đây vườn trầu mẹ ươm hồi ta nhỏ,
Rơi vàng trời
như thể khát tìm cau.

Đây con đường nối sang nhà nhau.
Bên ấy, bên này
đi về một ngõ.
Đêm.
Họp Đoàn cùng chung đuốc tỏ,
Ta soi cho Em về tới sân nhà.

Đây xóm làng lam lũ của ta.
Những bữa cơm còn đầy mâm rau má.
Người ra trận vẫn mang manh áo vá.
Trẻ tới trường,
quyển sách đọc thay nhau.

Mùa đông về chăn chưa đủ ấm đâu,
Mùa hạ đến chẳng đủ màn ngăn muỗi.
Ta gặp ai cũng già trước tuổi.
Biết: Hy sinh đâu chỉ ở chiến trường!

Ơi! Xóm làng mà ta gọi Quê hương,
Người ra trận đông hơn người ở lại,
Đã kín vách BẢNG VÀNG DANH DỰ,
Giờ lại nhiều BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG.

Bao hố bom chằng chịt trên đồng,
Nghe lành lạnh tiếng cá cờ búng nước.
Hiểu hạt gạo nuôi quân ngày chiến cuộc,
Đã chan hòa,
Máu với Mồ hôi.

2. MẸ

Con về với Mẹ hôm nay
Thật đây! Sao Mẹ tưởng ngày…mình mơ.
Bây giờ mắt mẹ đã mờ,
Nhìn tôi bằng “ngón tay rờ” run run.

Như là để thật tôi hơn
Mẹ rờ vết sẹo vai con ngày nào.
Nhận ra, mắt Mẹ lệ trào
Rưng rưng…
vào khoảng khát khao con về.
Và tôi cứ thế lặng đi
Trước pho Tượng Phật từ bi giữa nhà.

Mấy năm đánh giặc đường xa
Chẳng ngờ đâu
Mẹ tôi già thế kia?
Hàm răng đen nhánh ngày xưa
Đi đâu vội,
để nắng mưa cối trầu?
Hạt sương kéo sợi trên đầu
Bảo tôi:
Đời Mẹ dãi dầu đấy thôi.
Mắt huyền xưa buộc Cha tôi
Bây giờ,
Mẹ buộc lá rơi ngoài thềm.
Mỏng manh chiếc áo vải mềm,
Tuổi thơ tôi để trong nền yếm nâu.
Yếm Người nào có rộng đâu.
Mà sao như thửa đất giàu mênh mông…
Ở đây cũng thể Thành đồng
Ở đây nuôi những Anh hùng nước non.
Yếm vuông cho giọt sữa tròn
Đọng trong mỗi dấu chân con tháng ngày.

Con về với Mẹ hôm nay
Thật đây!
Sao Mẹ tưởng ngày mình mơ!
Mẹ tôi giờ, mắt đã lòa
Nhìn tôi bằng ngón tay già…
rưng rưng…

3. MẶT TRẬN KHÔNG TIẾNG SÚNG

Chúng tôi về với việc nhà nông,
Đông hơn cả,
Vì đồng rộng lắm
Những người lính một thời chiến trận
Giờ lại về cuốc bẫm cày sâu.

Ruộng có bờ,
Việc chẳng có bờ đâu
Buổi lật cỏ đã lo ngày bắc mạ.
Gieo trên đất những mầm vui hối hả,
Những lo toan, thắc thỏm, trông chờ.
Tưởng đã quen rồi, sao vẫn gặp bất ngờ?
Bất ngờ hạn – mặt đồng khô như ngói.
Bất ngờ úng – lúa chìm trong tê tái.
Bất ngờ sâu – đau thắt ruột người trồng.

Cấy cây lúa
Là cấy phận nhà nông.
Xòe bàn tay tính từng ngày, từng tháng.
Mặt trời lên
đến thâu đêm
lại sáng.
Bóng người còng,
mơ…
lúa tròn bông.

Hạt gạo dẻo thơm?
nào dễ hiểu đồng,
Khi chưa có một lần với lúa.
Khi cuộc đời lượt là trong nhung lụa,
Đã chắc gì hiểu nổi bát cơm bưng ?
Đã chắc gì biết cái rét cuối đông?
Chân mẹ nẻ ngậm bùn rét giá.
Đã chắc gì biết những chiều nắng hạ?
Áo cha dầy thêm mỗi bận mồ hôi.

Về với đồng mới hiểu hết đồng ơi!
Bát cơm chan mồ hôi – nước mắt
Lại có chuyện… những người khuất tất
Lại bão giông… rình rập trên đầu…

Ta đã qua dài rộng rừng sâu,
Chân đã thuộc những nẻo đường ngang dọc,
Mà bây giờ trước đồng, trước ruộng
Sao ta đi, đi mãi… chẳng đến bờ?

Vẫn chỉ là muôn thuở: Đói hay No?
Mà lăn lóc cả đời với đất
Từ mặt trận,
mang Cái còn – Cái mất
Trở về làng đánh đổi Cái có – Cái không…

Phải vượt lên thôi!
Mình tự cứu mình.
Than phận làm gì cho thêm yếu lính?
Đất Nước chiến tranh ra đi đánh giặc.
Đất Nước hòa bình, tất cả dựng xây.
Nào tập đi!
Cho thẳng những đường cày
Cho con trâu khỏi nhắc người: vắt – diệt
Cho vụ mùa gối tiếp nhau mải miết
Cho đồng làng bông lúa gọi : đời no!

Nào học đi!
Ta mới chỉ i tờ.
Nghề nhà nông còn bao điều mới lạ,
Muốn xênh xang từ cọng rơm, gốc rạ.
Phải hiểu đồng,
như hiểu chiến trường xưa.

Ta đã nghe !
Nhiều đồng đội gần, xa
Bát ăn đủ rồi, giờ thêm bát để.
Đã rộng cửa nhà,
Đã yên dâu – rể,
Đã ông – bà…
còn rất lính mà Em!

Ta lại nghe.
Từ phía mặt trời lên
Tiếng tần tảo gõ vang đường xuống chợ
Những mảnh vườn cho mùa chín đỏ
Thơm chật gùi…Đồng đội địu trên lưng.

Và đằng kia,
trên khắp nẻo núi rừng,
Bao trang trại mở đường vào giàu có.
Nhiều người lính đã thành ông chủ.
Cũng đình huỳnh xe máy hon đa.

Vườn-Ao-Chuồng xây cất Vi la,
Ai bảo lính không biết làm kinh tế?
Bao doanh nghiệp tư nhân
Bao nhiêu nhà tỷ phú
Cũng đều từ những Cựu Chiến binh.

Ta dõi theo vóc dáng những công trình.
Bao người lính trở về xây thủy điện
Đời lại thắp những NGỌN ĐÈN trước biển
Sóng gầm gào…
Đèn vẫn sáng lung linh.

Ấy là khi
Ta tự biết vượt mình
Trước cuộc sống
Có bao điều Cầu ước.
Nếu được ước
Xin ước cho tất cả
Đừng hóa mình xa lạ với Nhân Dân.

Chương 4: HỒI TƯỞNG

Thế hệ chúng tôi, Đi qua Chiến Tranh.
Đời mỗi đứa là một thời để nhớ
Về đồng đội,
Về những ngày khói lửa
Về những hy sinh,
… không nói hết bằng lời.

Bao cô gái
Bao chàng trai
Lứa tuổi đôi mươi
Đã nằm xuống dưới bạt ngàn nấm mộ
Những cái tên…
ngày nào xanh nhãn vở
Giờ xếp hàng
Đỏ rực nghĩa trang.

Có những hy sinh
Âm ỉ với thời gian
Người trở về trên mình đầy thương tích
Chiếc nạng gỗ gõ dọc chiều cơn lốc
Hiểu con đường đang chín giọt mồ hôi.

Có đứa về lành lặn hẳn hoi
Nào ai hay?
Chất độc vùi trong bạn
Lúc làm cha mới biết mình trúng đạn
Vết thương
– Là con anh.

“Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!”
Bài hát gọi ta về quân ngũ.
Cuộc sống Lính có khi nào đầy đủ?
Thiếu thốn nhiều nên cũng phải quen đi!

Cũng phải quen.
Như thể chẳng thiếu gì
Vì khi ấy chiến trường cần phải thế!
Ngày trở về Ta không còn trai trẻ.
Giữa đời thường cái thiếu lại thiếu thêm.

Những hy sinh không thể bắc lên cân.
Càng không thể quy thành tem phiếu.
Những người lính có bao giờ định liệu
Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân!

“Vì Nhân Dân quên mình!
Vì Nhân Dân hy sinh!”
Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.
Ngay cả khi mình không mang quân phục,
Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu?

Không biết người ta sống mai sau,
Có đời hơn thời chúng tôi đang sống?
Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng,
Ta vẫn tin!
Đồng đội chẳng quên nhau!

Nhân Dân mình sống có trước có sau.
Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết.
Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết,
Cho người sống,
Cho người còn
mà chết tuổi thanh xuân.

Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân
Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng.
Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng,
Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa?

Bom đạn tạnh đi rồi
Chiến tranh đã lùi xa!
Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!
Không thể đem những ngày lửa khói
Giữa thị trường đánh đổi lấy ấm no!

Không thể đem việc đổi xạ – bóp cò,
Làm công nghiệp trong thời mở cửa.
Ta sẽ chẳng vượt qua đói khổ,
Nếu chân mình còn nặng đế cao su!

“Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!”
Bài ca ấy đã trở thành lẽ sống!
Chúng tôi hát từ buổi tò te lính.
Đến bây giờ vẫn hát
– Những Cựu binh.

Lê Anh Quốc
Thị xã Yên Bái – Tháng 1-2000

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích
Tuyển Tập Hòa Tấu Saxophone Trữ Tình Hay Nhất
The Best of Classical Music – Mozart, Beethoven, Bach, Chopin…
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

Số lần xem trang : 15449
Nhập ngày : 06-07-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 5(26-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 5(25-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 5(24-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 5(23-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 5(23-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 5(22-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 5(22-05-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 5(21-05-2019)

  Ba đặc khu liệu có đột phá?(13-06-2018)

  An ninh mạng ý kiến chuyên gia(13-06-2018)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007