Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 179
Toàn hệ thống 2639
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Vụ lúa đông xuân (ĐX) ở vùng ĐBSCL là một trong hai vụ lúa chính cho năng suất và phẩm chất lúa gạo ngon nhất trong năm. Vào giai đoạn cuối vụ nông dân cần thăm đồng và có những biện pháp quản lý chăm sóc thích hợp để đảm bảo có được một mùa lúa bội thu, ăn chắc. 

 

Quản lý nước

Cây lúa có thể chịu đựng được nước ngập suốt vụ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cây lúa lúc nào cũng cần nước ngập trên mặt ruộng. Rễ lúa vẫn có thể tiếp tục hút lượng nước nằm trong các lỗ hổng, mạch mao dẫn trong đất. Vào lúc 30 ngày sau khi sạ, nên nhanh chóng tháo toàn bộ nước mặt ra khỏi ruộng. Nếu vào thời điểm này mà ruộng đang cạn thì cũng không nhất thiết nôn nóng bơm nước vào ngay.

Có thể sắp xếp khoa học để tiết kiệm một đến hai lần bơm nước vào giai đọan này. Ưu điểm của việc rút nước lúc này là: các chất hữu cơ độc hại hòa tan trong dung dịch đất được di chuyển khỏi vùng rễ lúa theo dòng chảy của nước. Khi thoát nước, đất được thoáng khí thì chất H2S tích tụ trong quá trình ngập nước sẽ được oxid hoá và dẫn đến giảm ngộ độc. Hệ thống rễ được kích thích tạo ra các rễ mới, rễ mọc xuống đất sâu hơn, giảm đổ ngã cho lúa khi có gió bão. Khi nước cạn, các lá ủ bên dưới sẽ khô nên gốc lúa sạch, tiểu khí hậu tốt, giảm bị thiệt hại do sâu bệnh. Mặt ruộng đất cứng, người nông dân đi phun thuốc, chăm sóc lúa không phải lội sình. Đóng ống nhựa trong ruộng để biết thời điểm phải bơm nước vào.

Ống nhựa có đường kính khoảng 15 cm, dài 30 cm, có khoan nhiều lỗ thủng bên hông, chôn sâu xuống ruộng 20 cm, phần ống còn nhô khỏi mặt đất là 10 cm, dùng tay móc toàn bộ đất sình trong ống ra. Quan sát khi nào mực nước trong ống hạ xuống cách mặt đất ruộng 15 cm thì bơm nước vào ngập ruộng trở lại. Cây lúa cần rất nhiều nước ở giai đoạn tượng khối sơ khởi lúc 40-45 ngày sau sạ. Đến giai đọan này mà trong ống mực nước vẫn chưa hạ xuống đến 15 cm, chẳng hạn chỉ đến 10 cm, thì cũng bơm nước vào cho chắc ăn. Vả lại lúc này cần có nước trong ruộng để bón phân đón đòng.

Trước khi thu hoạch cần rút nước cạn ruộng để lúa dễ chín và gặt đập dễ dàng. Đối với vùng đất thịt hoặc thịt pha cát ven sông, rút nước cạn khoảng một tuần trước khi thu hoạch. Đối với đất sét nặng, nhiều chất hữu cơ, lầy thụt, nên rút cạn toàn bộ ruộng khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch. Nếu chung quanh ruộng có mương, mực nước trong mương nên rút thấp hơn mặt ruộng khoảng 50 cm trở lên, sẽ làm nước rút cạn nhanh

Quản lý chất dinh dưỡng:

Vào gian đoạn tượng khối sơ khởi, cây lúa rất cần đạm để đảm bảo số hạt chắc trên bông cao. Nên sử dụng bảng so màu lá để quyết định có nên bón đạm hay không vào giai đoạn này. Nếu mức trung bình của 20 lá được đo ngẫu nhiên trong ruộng là thấp hơn con số 3, thì nên bón 50 kg urea/ha (cung cấp 23kg N nguyên chất cho 1 ha). Kết hợp bón 1 bao phân clorua kali (50 kg) để cung cấp thêm 30 kg K2O giúp cứng cây, tăng khả năng chống bệnh, đổ ngã (ở hai lần bón thúc lúc 10 và 20 ngày sau sạ (NSS), nếu đã bón phân hỗn hợp NPK thì đã cung cấp một phần chất kali rồi).

Quản lý rầy nâu và cây lúa đã nhiễm vàng lùn:

Lúa đẻ nhánh tối đa đến tượng khối sơ khởi lúc 45 NSS là giai đoạn rất quan trọng đối với sự tấn công của rầy nâu. Cần lội xuống ruộng quan sát hàng ngày. Nếu rầy chỉ khoảng 1-2 con/chồi, nên khích lệ các biện pháp sinh học cùng với thiên địch có sẵn trong ruộng để giữ mật số rầy nâu luôn ở mức thấp. Thả khoảng 100-200 con vịt trong ruộng hàng ngày để quần thảo liên tục ăn rầy nâu. Không nên cho vịt ăn no vì vịt càng đói thì hoạt động săn mồi càng tốt. Dùng nylon rào chung quanh vừa chống chuột trên bờ xuống ruộng vừa giữ vịt trong ruộng để ăn rầy.

Hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức hướng dẫn nông dân tự sản xuất được nấm trắng, nấm xanh tại hộ gia đình làm thuốc sinh học diệt rầy. Đây là một đốm sáng điển hình nên được nhân ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh trong vùng. Khi có mật số rầy trên 3 con/chồi thì mới phun thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng để diệt. Lúc giai đoạn đẻ nhánh tối đa đến trổ, nếu phát hiện bất cứ cây lúa nào bị nhiễm vàng lùn thì cũng nên loại bỏ bằng mọi cách.

Một phương pháp đơn giản, nhẹ nhàng là pha dung dịch thuốc diệt cỏ triệt sinh glyphosate ở nồng độ gấp đôi mức khuyến cáo trên nhãn. Đeo hai găng tay, một bên trong bằng cao su dày (như găng tay của công nhân làm trong xí nghiệp chế biến thủy sản) để chống thấm thuốc qua da, một găng tay vải dày bên ngoài để thấm thuốc. Nhúng găng tay vải vào bình dung dịch thuốc glyphosate mang theo, nắm chặt và vuốt trên từng bụi lúa vàng lùn. Sau một tuần cây lúa sẽ chết, không còn cơ hội cho rầy nâu hút nhựa truyền bệnh. Nếu phát hiện sớm và vuốt trước 30 ngày tuổi thì càng tốt. Dùng cách này để vuốt các cây lúa cỏ lúc trỗ cũng rất tốt, không cho cây lúa cỏ tạo hạt chắc rụng xuống đất.

Quản lý bệnh đạo ôn cổ bông:

Khác với bệnh đạo ôn lá là ta có thể làm ô dự báo để phun thuốc trừ nấm vào thời điểm chính xác. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, khi đã thấy vết bệnh xuất hiện thì đã muộn rồi. Bào tử bay trong không khí và đáp vào cổ bông để nảy mầm và gây bệnh khi nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Do đó cần phải phun ngừa hai lần. Lần thứ nhất một tuần trước khi lúa trỗ, và lần thứ hai lúc một tuần sau trỗ. Phun lần thứ nhất lúc lúa trỗ lẹt xẹt, phần lớn các cổ bông chưa thoát ra khỏi bẹ lá cờ. Nên phun nhiều nước, để dung dịch thuốc theo bông chảy xuống bên trong bẹ, thấm dọc cổ bông. Khi cổ bông thoát ra thì đã có thấm thuốc. Phun lần thứ hai khi lúa đã trỗ đều. Phần lớn cổ bông đã thoát ra khỏi bẹ lá cờ. Cũng nên phun kỹ với nhiều nước, đặc biệt là phải đảm bảo tất cả các cổ bông đều có dính thuốc trừ nấm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ nấm tốt để diệt đạo ôn cổ bông.

Thu hoạch và bảo quản:

Thu hoạch đúng độ chín tức là 85% số hạt trên bông có vỏ trấu chuyển sang màu vàng rơm. 15% hạt trong cậy có vỏ trấu chưa vàng nhưng hạt gạo đã chín sinh lý, đã cứng gạo. Sau khi cắt thì phải suốt ngay, không phơi mớ trên đồng, sẽ giảm chất lượng gạo xay chà, giảm chất lượng hạt giống. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí so với gặt thủ công. Sấy lúa cho chất lượng hạt tốt hơn phơi nắng, ngay cả trong vụ ĐX. Hạt giống nên sấy dưới 43oC để đảm bảo không chết mầm.

Khi thu hoạch rộ thì giá lúa thường giảm. Nên tồn trữ bằng túi yếm khí để chờ giá lên cao thì bán sẽ có lời hơn. Lúa ăn chỉ cần sấy đạt ẩm độ 14% trở xuống là đạt yêu cầu để tồn trữ yếm khí. Trữ hạt làm giống thì phải đạt ẩm độ từ 12% trở xuống. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống vẫn cao hơn 80% sau 12 tháng tồn trữ trong túi yếm khí.

Chu kỳ các giống lúa phổ biến

Các giống lúa được gieo trồng vụ ĐX vùng ĐBSCL có thời gian sinh trưởng ngắn, thường từ 90 đến 105 ngày. Thời gian sinh trưởng của giống được tính từ khi hạt giống đã nảy mầm được gieo sạ trên đất đã đánh bùn kỹ đến khi thu hoạch. Khác với lúa cấy, cây lúa sạ sinh trưởng liên tục, không cần qua giao đoạn hồi xanh hàng tuần như trong lúa cấy. Do đó với cùng một giống, thời gian sinh trưởng của lúa sạ ngắn hơn lúa cấy khoảng một tuần.

Ba giai đoạn của cây lúa có thời gian sinh trưởng 105 ngày là: sinh trưởng dinh dưỡng từ khi hạt nảy mầm cho đến tượng khối sơ khởi (40 ngày); giai đoạn sinh trưởng sinh dục (giai đoạn tạo đốt) từ tượng khối sơ khởi đến trổ bông (35 ngày) và giai đoạn chín từ trổ bông đến chín hoàn toàn (30 ngày). Khi quan sát thấy khối sơ khởi (nguyên thủy) hình lông tơ dài khoảng 1-1,5 mm (thời điểm này vào khoảng 51 ngày sau khi sạ) thì cây lúa đã bắt đầu tượng khối sơ khởi trước đó 11 ngày rồi nhưng mắt thường không thấy được.

Thời điểm lúa bắt đầu trổ được tính khi có 10% số chồi lúa đã trổ bông, tức là cổ bông đã thoát ra khỏi bẹ lá cờ. Từ khi bắt đầu trỗ cho đến trổ xong 100% chỉ cần thời gian 4-6 ngày.

PGS.TS Dương Văn Chín

Số lần xem trang : 15130
Nhập ngày : 13-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007