Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 235
Toàn hệ thống 2321
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Các nhà khoa học đã tạo thành công dòng ngô mới giàu vitamin A bằng phương pháp truyền thống. Giống ngô mới sẽ bù đắp sự thiếu hụt vitamin A của người dân nghèo các nước đang phát triển.

 

Theo tin trên Nature Genetics, 22/3/2010, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các biến dị hiếm của gen crtRB1 và chỉ xuất hiện trên ngô trồng ở vùng nhiệt đới. Các biến thể này có lượng beta-carotene (nguồn chính để tổng hợp vitamin A) cao gấp 18 lần loại thường. Sử dụng phương pháp lai tạo tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa các biến thể này vào các dòng ngô nhiệt đới và để phát triển trồng đại trà ở các nước này.

Người dân nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nguồn lương thực rẻ như ngô chẳng hạn và loại ngô này không cung cấp đủ vitamin A. Ở Zambia, hơn nửa số trẻ em (53%) bị thiếu vitamin A và Tổ chức y tế thế giới dự tính có đến 500.000 trẻ trên thế giới sẽ bị mù hàng năm vì thiếu vi chất này và nửa trong số đó có thể chết vì các nguyên nhân liên quan trong năm.

HarvestPlus (HP), một chương trình nghiên cứu quốc tế nhằm giảm sự thiếu vi chất dinh dưỡng đã xây dựng mục tiêu ở mức đạt được 15mg beta-caroten/1g hạt, sẽ đủ để ngăn chặn sự thiếu hụt vitaminA ở những nước sử dụng ngô là lương thực chính như các nước cận Saharan châu Phi, Mỹ La tinh và Ấn Độ.

Theo Ts Jianbing Yan, Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT) Mehico cho biết loại gen mới này chiếm đến 57% mục tiêu của HP. Các nhà nghiên cứu của đại học Purdue, Mỹ đang cùng với các công ty của Zambia để sản xuất hạt giống ngô mới này cung cấp cho nông dân trồng vào năm 2012. Ý tưởng các nhà khoa học gắn với các công ty giống để phát triển và sản xuất giống thực sự tốt ở Zambia và mô hình này sẽ mở rộng đến các nước khác.

Mặc dù với các phương pháp công nghệ di truyền hiện đại, việc tăng mức beta-caroten ở ngô GM cũng đã thành công, nhưng còn phải mong đợi sự chấp nhận của nhiều nước châu Phi với các sản phẩm từ cây biến đổi gen. T.s Ingo Potrykus, chủ tịch Ủy ban Nhân đạo “lúa vàng”, đồng sáng chế giống lúa vàng có hàm lượng vitamin A cao cho rằng “Các nhà chọn giống lúa trên thế giới đã nỗ lực để tìm kiếm các biến dị tương tự như trên ở lúa nhưng không thành công”.

 

Số lần xem trang : 15133
Nhập ngày : 22-04-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Bệnh lây nhiễm virus gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi (Báo NNVN - Số ra ngày 12/6/2009) (16-06-2009)

  GÀ MỚI NỞ NÊN CHO TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN NGAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  THÊM MỘT GIỐNG XOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  MSC - "BÙA HỘ MỆNH" CỦA NGHỀ CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 11/6/2009) (16-06-2009)

  BÃ HẠT BÔNG VẢI - THỨC ĂN VỖ BÉO CHO BÒ THỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  MUỐN CHO CÂY MÍT SAI QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  NHỮNG GIỐNG LÚA LAI TRIỂN VỌNG Ở MIỀN BẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 9/9/2009) (09-06-2009)

  Các giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa - tôm ở vùng phèn và phèn mặn ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  "Bệnh lạ" hại tôm thẻ chân trắng: Thử “bắt bệnh” cho tôm (Báo NNVN - Số ra ngày 9/6/2009) (09-06-2009)

  HĐ1: GIỐNG LÚA MỚI NÔNG DÂN THAM GIA CHỌN TẠO (Báo NNVN - Số ra ngày 8/6/2009) (09-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007