Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 32
Toàn hệ thống 2723
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

55 con cá voi dạt lên bãi biển Kommitjie từ ngày 31/5. Cảnh sát buộc phải bắn chết 44 con sau khi nỗ lực của vài trăm người tình nguyện không thể giúp chúng trở lại đại dương. Vì thế đó là cách duy nhất để chúng thoát khỏi sự đau đơn dai dẳng. Thật thương tâm!

 

Cảnh sát buộc phải bắn vào đầu những con cá voi kiệt sức trên bãi biển trong lúc người dân đổ tới để xem. Trời đổ mưa như trút khiến quang cảnh càng trở nên thương tâm.

Giới chức Nam Phi bắt đầu dọn dẹp xác 55 con cá voi dạt lên bãi biển Kommitjie từ ngày 31/5. Cảnh sát buộc phải bắn chết 44 con sau khi nỗ lực của vài trăm người tình nguyện không thể giúp chúng trở lại đại dương. Những con cá voi bị bắn đều đã kiệt sức và chắc chắn không thể sống sót. Vì thế đó là cách duy nhất để chúng thoát khỏi sự đau đơn dai dẳng. 11 con còn lại chết vì căng thẳng và nội thương trầm trọng.

Ian Klopper, một chuyên gia tham gia cứu hộ, cho biết giới chức đã điều động một tàu để tìm kiếm xác cá voi trên những dải đá nổi trên biển. Tuy nhiên, các tình nguyện viên phải hết sức cẩn thận khi tìm kiếm xác cá voi ở vùng nước lạnh vì cá mập thường xuất hiện ở đó.

Hình ảnh những xác cá voi ngổn ngang trên bãi biển Kommitjie được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo địa phương hôm qua. Chúng bắt đầu dạt vào bờ từ sáng 30/5. Bất chấp sóng dữ, thời tiết lạnh giá và những cơn gió mạnh, vài trăm người đã chạy tới bãi biển để giúp cá voi trở về với đại dương. Nhưng cứ mỗi khi vài con xuống nước thì nhiều con khác lại dạt vào bờ.

Ban đầu giới chức định dùng xe tải để đưa đàn cá voi (mỗi con nặng chừng 1,5 tấn) tới một căn cứ hải quân ở thành phố Simons. Nhưng chẳng bao lâu sau sức khỏe của lũ cá suy giảm rất nhanh. Vì thế họ cho rằng giải pháp duy nhất là bắn vào đầu chúng để chấm dứt sự đau đớn.

Những tiếng súng vang lên trong lúc cảnh sát cố gắng đưa những người hiếu kỳ ra xa những xác cá. Trời đổ mưa khiến quang cảnh càng trở nên thương tâm. Người dân tới bãi biển với hy vọng sẽ được chứng kiến kết cục tốt đẹp dành cho lũ cá voi mắc cạn. Vì thế mà nhiều người bật khóc khi những tiếng súng vang lên. Giới chức khuyên người dân gặp bác sĩ tâm lý nếu họ bị sốc và ám ảnh bởi cảnh tượng đau lòng mà họ nhìn thấy.

Nan Rice, chuyên gia của một tổ chức bảo vệ cá voi, khẳng định quyết định bắn cá voi chỉ được đưa ra sau khi giới chức biết chắc rằng chúng không thể sống qua đêm 31/5. “Chúng tôi không thể để mọi người ở lại đây trong đêm vì trời rất lạnh. Ngoài ra sẽ có nhiều người tranh thủ bóng tối để xẻ thịt cá voi”, cô giải thích.

Theo lời kể của Rice thì những con cá voi chết ngay sau khi viên đạn xuyên vào đầu. Đó là cái chết nhẹ nhàng nhất đối với chúng trong hoàn cảnh đó. Nhưng một số người đã bất tỉnh sau khi chứng kiến cảnh tượng này và cảnh sát phải đưa họ ra khỏi bãi biển.

Bộ Môi trường Nam Phi cho biết, xác cá voi được đưa tới một bãi đất trống bằng xe tải. Các nhà khoa học sẽ mổ những con cá để nghiên cứu trước khi chôn chúng. Bộ này nói rằng nguyên nhân khiến cá voi lao vào bờ vẫn chưa được tìm ra.

Minh Long (theo AP)

Số lần xem trang : 14902
Nhập ngày : 02-06-2009
Điều chỉnh lần cuối : 02-06-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Sự nóng lên của trái đất: Mùa màng bị huỷ hoại? (03-09-2009)

  Thế giới cần một hệ thống cảnh báo báo sớm hiện tượng thời tiết bất thường(03-09-2009)

  Tầm quan trọng của các hoạt động thích nghi với biến đổi khí hậu(29-08-2009)

  Xăng sinh học từ dưa hấu(28-08-2009)

  Xác định DNA của cây nhằm chống tình trạng khai thác gỗ lậu (26-08-2009)

  Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009)

  Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu(21-08-2009)

  Gien giúp lúa có thể chống chịu được ngập lụt(21-08-2009)

  Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng(20-08-2009)

  Chất tạo nên loài người xuất hiện ngoài trái đất(19-08-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007