TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 89
Toàn hệ thống 2939
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Chủ nhật, 11 Tháng ba 2007

9g sáng nay 11-3-2007, những thắc mắc liên quan đến hướng nghiệp như nên chọn trường nào, ngành nào vừa sức; chọn ngành, chọn trường cần quan tâm vấn đề nào trước... đã được giải đáp trực tiếp trên TT.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
Thí sinh tham dự Ngày hội tuyển sinh của Báo TT tại Đà Nẵng đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Đăng Nam Chuyên viên tư vấn đang trả lời trực tuyến cho bạn đọc TT tại tòa soạn ở TP.HCM. ThS Trần Đình Lý (bìa trái), ThS-BS Trương Tấn Trung (bìa phải) và PGS-TS Nguyễn Thuấn (hàng trên, bên phải) - Ảnh: Nguyễn Công Thành

Các chuyên viên tư vấn trả lời trực tiếp cho thí sinh hôm nay gồm:

- PGS-TS Nguyễn Thuấn - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM

- ThS Trần Đình Lý - Thành viên Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

- ThS-BS Trương Tấn Trung - Chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Song song đó, buổi tư vấn tuyển sinh và tư vấn hướng nghiệp có chủ đề: “Ngành nào hấp dẫn nhất?” do Báo TT tổ chức tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh" tại Đà Nẵng cũng đã được chuyển về TT.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
Gian của báo TT cũng được đông đảo người đến tìm kiếm thông tin tuyển sinh - Ảnh: Lê Đức Dục
Tại Trung tâm triển lãm thông tin Đà Nẵng, nơi lần đầu tiên ý tưởng tổ chức một hội chợ triển lãm về ĐH, CĐ và tuyển sinh được tổ chức trong cả nước, chưa đến bảy giờ sáng, các "sĩ tử" đã bắt đầu đến để giữ chỗ tốt và tìm kiếm thông tin...

51 gian hàng của các trường ĐH, CĐ từ TP.HCM, Huế, Đà Nẵng đã mang đến cho các bạn học sinh nhiều điều thú vị: các tờ rơi, các slide show trình diễn và thậm chí, cả những nhà tư vấn ngay tại chỗ... Rõ là, tuyển sinh ĐH-CĐ vào mùa đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội.

Bên trong hội trường của Trung tâm triển lãm Đà Nẵng, theo ghi nhận của chúng tôi, dù chỉ mới 7g30 sáng, 300 chỗ ngồi đã hết, thậm chí, các loại ghế súp đã được huy động tối đa nhưng vẫn không thể đáp ứng được hết nhu cầu của người dự thính, dù đây là chương trình được VTV khu vực miền Trung tường thuật trực tiếp không chỉ ở Đà Nẵng mà cả các tỉnh lân cận.

Tình huống ngộ nghĩnh đã diễn ra, khi MC của chương trình tư vấn tuyển sinh bên trong hội trường nhắc nhở: Chương trình tư vấn tuyển snh sẽ bắt đầu lúc 9g sáng và bây giờ là 7g30, do đó, các bạn có thể ra ngoài tham quan các gian triển lãm, nhưng ngay lập tức MC gặp phản ứng từ bên dưới: không ra!

Đơn giản, nếu bỏ một chỗ ngồi tốt trong hội trường, có nghĩa là sẽ khó tìm lại vị trí tương tự. Nắng Đà Nẵng tháng ba mới sáng đã oi bức, các bạn trẻ vẫn kiên nhẫn nhễ nhại mồ hôi chờ đợi để tìm kiếm thông tin cho tương lai của mình...

Có lẽ chính không khí nóng cả bên trong và bên ngoài hội trường, cả từ thời tiết lẫn sự sốt ruột của người tham dự, đã khiến BTC Hội chợ đã phải cho tiến hành buổi tư vấn tuyển sinh sớm hơn dự kiến 15 phút...

Ở TP.HCM, chúng tôi đang bắt đầu cuộc giao lưu trực tuyến với các chuyên gia:

+ Tôi có cháu năm nay thi ĐH. Cháu học không giỏi, chỉ trung bình. Tôi nhờ các thầy cô định hướng giùm cháu nên thi vào ĐH nào. Ngành nào cho phù hợp. Trường ĐH Mở TP.HCM có phải là trường công lập không? Cháu có thể thi vào ngành Kinh tế nào ở trường này. Cháu có được hưởng ưu tiên ở trường ĐH này không? (Nguyen Ba Quang, 30 tuổi, nbaquang@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Trường ĐH Mở TP.HCM được chuyển thành trường ĐH công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6-2006. Trường ĐH Mở TP.HCM có các nghành thuộc khối ngành kinh tế sau: Quản trị kinh doanh (Quản trị nhân sự, Quản trị Marketing, quản trị dịch vụ...); Kinh tế ( Kinh tế học, Kinh tế - Luật, Kinh tế và quản lý đô thị...); Tài chính; Kế toán; Ngân hàng. Để thi đậu vào ĐH, em cần phải đạt một trình độ học lực nhất định. Chỉ có khoảng gần 20% thí sinh dự thi hằng năm trên cả đậu vào các trường ĐH.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
PGS-TS Nguyễn Thuấn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM - Ảnh: N.C.T.
+ Em muốn học khối ngành Kinh tế nhưng em lại học khối D1. Lực học của em ở mức trung bình - khá, đăng ký trường nào thì phù hợp? Em muốn học trường công lập là tốt nhất. Năm nay em thi lại lần 2, và sắp phải nộp hồ sơ rồi. Xin cho em một lời khuyên. (Đào Thị Lý, 19 tuổi, daoly88@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Một số ngành thuộc khối kinh tế, quản trị kinh doanh có thể đăng ký dự thi khối D1. Nhiều trường đại học công lập có khối ngành này. Em có thể tham khảo ở tài liệu "Những điều cần biết tuyển sinh ĐH, CĐ 2007".

Với học lực trung bình khá, em có thể chọn một số trường ĐH có điểm chuẩn tuyển sinh hàng năm thấp. Về vấn đề này em có thể tham khảo trên website tuoitre.com.vn. Hoặc em có thể lựa chọn một số trường đại học có đào tạo hoàn chỉnh, liên thông từ cao đẳng lên đại học, vì điểm chuẩn hệ cao đẳng thấp hơn 3 điểm so với điểm chuẩn hệ đại học (trong trường hợp em không đủ điểm chuẩn vào đại học).

+ Năm nay Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ lấy bao nhiêu điểm? Trường năm nay có mở thêm ngành nào không? Và trường có hệ CĐ không? (Lê Thị Thu Huyền, 18 tuổi, muathuthang908@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Chưa thể biết được nhưng thầy có câu trả lời chắc chắn với em là: điểm chuẩn của trường năm nay sẽ từ... sàn trở lên. Em có thể vào website của Trường ( http://www.hcmuaf.edu.vn/ ) hoặc của Bộ GD-ĐT, của báo TT và những kênh thông tin khác để tham khảo điểm chuẩn các năm gần đây.

Nhìn chung cũng tương đối dễ chịu và tùy theo... ngành. Chẳng hạn, năm 2005, điểm chuẩn của trường từ 14-21 điểm, năm 2006 từ 15-23 điểm. Năm 2007 trường mở thêm 4 ngành/chuyên ngành mới là: Hệ thống thông tin Địa lý (GIS); Pháp Văn; Thiết kế cảnh quan; Công nghệ Kỹ thuật sản xuất, Thức ăn chăn nuôi. Trường đào tạo CĐ các ngành: Công nghệ thông tin, Cơ khí, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý đất đai, Kế toán. Sau đó, các em có thể học liên thông lên ĐH với các ngành tương ứng.

+ Em muốn học chuyên ngành có liên quan đến y dược, đặc biệt là bác sĩ nhưng sức khỏe của em rất yếu mặc dù sức học không đến nỗi nào. Liệu em có thể chọn ngành học nào ở trường ĐH Y dược hoặc các trường khác ở TP.HCM? (Thùy Linh, 18 tuổi, thuy_linh294@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Em có nguyện vọng muốn vào học ngành Y Dược, mà ưu tiên là bác sĩ, điều quan trọng là em phải cố gắng học tập vì phải dành rất nhiều thời gian vào việc học và thực tập không chỉ ở trường mà còn ở các bệnh viện thực hành để có kiến thức rộng về Y khoa. Quan trọng là phải sắp xếp quỹ thời gian sao cho phù hợp với việc học hay công việc mới có đủ sức khỏe mới hoàn tất tốt được việc học hay công việc.

Mặt khác em có thể chọn những ngành nghề liên quan về lĩnh vực nghiên cứu hơn, chẳng hạn như tham gia vào các phòng thí nghiệm, vào các chương trình có tính chất cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp ra trường em nên chọn lực công việc nghiên cứu, phòng thi nghiệm, hay làm bác sĩ tư vấn về sức khỏe... Nói chung có rất nhiều hướng cho em.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
Hội trường nghẹt cứng học sinh tham dự - Ảnh: Lê Đức Dục
+ Từ Đà Nẵng, chúng tôi nghe ý kiến của một vị phụ huynh: "Hội chợ thì nhiều, nhưng một ngày hội tư vấn tuyển sinh mang sắc thái, không khí, hình ảnh của một "hội chợ hội hè" mà mỗi trường ĐH, mỗi trường CĐ, TCCN, mỗi trung tâm giáo dục tự bày biện "gian hàng" để "tiếp thị" mình với các thí sinh thì quả là "chuyện lạ". Lạ bởi chưa ai làm, lạ bởi báo TT lần đầu tổ chức tại ba thành phố lớn là TP.HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng nhưng Đà Nẵng được chọn làm điểm mở đầu".

+ Cũng như nhiều bạn khác, em học được Anh văn, Toán chỉ trung bình thôi, Văn khá. Vậy em nên thi vào trường nào là được? (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 18 tuổi, luckygirl_tt2000@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Theo thầy, trước hết em nên tự đặt câu hỏi là Em thích học ngành nào sau đó hãy chọn trường phù hợp với khả năng của em và một số tiêu chí lực chọn khác... Em nên thi khối D1, nếu ngành tiếng Anh em sẽ được nhân hệ số (có lợi thế môn Anh văn em học được). Có một số ngành được thi hai khối (thí dụ ở ĐH Nông lâm TP.HCM có 11/46 ngành thi hai khối A, D1) như vậy cơ hội vào được ngành em thích sẽ được nhân 2. Chúc em luckygirl gặp nhiều may mắn!

+ Thưa ThS Trần Đình Lý, em muốn biết thêm thông tin về việc ôn tập thi hai khối cùng một lúc thế nào cho hợp lý. Cụ thể, em muốn thi khối A và D nhưng thấy ôn như vậy thì nặng quá nhưng em lại thích cả Anh văn và Hoa văn. Vậy em phải làm như thế nào? (Nguyễn Phúc Châu, 19 tuổi, phucchau_88@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Nếu em thích và học giỏi Ngoại ngữ thì em có lợi thế thi khối D. Khối A và D thi hai đợt khác nhau nên em có thêm cơ hội vào ngành em thích. Học 5 môn để thi hai khối quả là cũng khá nặng, em nên chọn sở trường của em là khối nào để tập trung đầu tư nhiều hơn (khối D đang có lợi thế hơn đối với em). Đó là khối thi, tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều là hãy chọn ngành mình thích trước đã, sau đó chọn khối thi và trường thi (vì có một số ngành được thi 1 khối ở trường này nhưng 2 khối ở trường khác). Chúc em bình tĩnh tự tin để lựa chọn sáng suốt.

+ Thưa PGS-TS Nguyễn Thuấn! Em đang băn khoăn về định hướng nghề. Em thích ngoại ngữ nhưng không phải xuất sắc lắm, học được môn Toán và Văn. Em đang định thi Trường ĐH KHXH&NV nhưng chưa biết chọn ngành nào. (Nguyễn Thu Thủy, 18 tuổi, love_for_me07@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Em "học được" môn Toán và Văn và "thích" ngoại ngữ là rất thuận lợi để lựa chọn khối thi là khối D. Ngoài một số ngành thuộc khối KHXH&NV em có thể lựa chọn một số ngành thuộc khối kinh tế (Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng...) có thể sẽ phù hợp hơn. Một điều cần lưu ý với em là việc chọn ngành học không chỉ dựa vào học lực mà còn tính đến sở thích nghề nghiệp của mình để có thể phát huy nghề nghiệp trong tương lai.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich

ThS-BS Trương Tấn Trung, chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Y Dược TP.HCM - Ảnh: N.C.T.

+ Thưa ThS Trương Tấn Trung, em tính nộp đơn vào ngành Dược của Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Xin hỏi ngành này ra trường cơ hội việc làm có cao không? Có thể làm việc ở đâu? Nhà trường có hỗ trợ sinh viên tìm việc không? Nhà trường có cấp học bổng đào tạo bậc học cao hơn không? Hiện nay nhà trường có thống kê số sinh viên ra trường có việc làm và thu nhập của họ không (giống một số trường ĐH)? (Nguyễn Nam Dũng, 18 tuổi, thamtulanhlungnhat@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Nếu như thi đậu ĐH Y Dược - ngành Dược, cần phải học giỏi để tốt nghiệp ra trường, phải học ngoại ngữ thật giỏi thì cơ hội việc làm sẽ rất nhiều đến với em có thể làm việc tại các cơ quan xí nghiệp Dược phẩm, công ty Dược phẩm trong và ngoài nước, hoặc học tiếp vào nội trú sau tốt nghiệp có thể được giữ lại làm cán bộ giảng cho trường, hoặc có thể được các học bổng từ các nước du học và nghiên cứu sinh.

Hiện nay chúng tôi có văn phòng tư vấn việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp rất rất nhiều cơ hội việc làm đang chờ các em nếu như các em ra sức học cho thật giỏi.

Theo điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 1999 và 2002 và 2006 thì tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp là rất cao gần hơn 98% có việc làm. Tuy nhiên lương và mức thu nhập còn tùy thuộc vào năng lực làm việc và kết quả học tập.

+ Chuyện chọn ngành, chọn trường với học sinh chúng em bây giờ gặp rất nhiều khó khăn. Em học khá môn Văn, thích học Anh văn, môn Toán thì bình thường. Theo định hướng gia đình em muốn em thi kinh tế để nối nghiệp gia đình (mẹ em làm ngân hàng), em thì thích giao thiệp rộng rãi, thích đi nhiều nơi... Vậy em nên chọn ngành nào? Anh chị em bảo em có năng khiếu nên đi học Quản trị kinh doanh, em không hiểu học ngành đó sau này sẽ lam gi? Rất mong nhạn được sư tư vấn của các thầy cô. (Lê Thị Mai, 18 tuổi, kiniemvamaimai10889@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Với năng lực học tập của em có ưu thế về Văn, Ngoại ngữ thì việc lựa chọn khối thi là khối D là phù hợp, đồng thời với khối thi này khả năng việc chọn ngành học sẽ dễ dàng hơn. Việc thích đi lại nhiều nơi không chỉ phụ thuộc vào ngành học mà chủ yếu dựa vào công việc mà em đảm nhận trong tương lai. Ngành Quản trị kinh doanh sẽ đào tạo ra các nhà quản trị, ví dụ như: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị tài chánh, Quản trị marketing, Quản trị nhân sự...

+ Tôi học các môn đều trung bình và tôi rất thích vẽ, thiết kế nhưng khả năng còn kém, vậy tôi nên chọn trường nào cho phù hợp? (Tiên, 18 tuổi, tieuthulemlinh@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Em có thể tham khảo bảng hướng dẫn "Lĩnh vực nghề nghiệp ứng với mỗi nhóm sở thích" (Thuyết Holland) để biết mình là ai? Mình thích gì và phù hợp với ngành nào? Chúc em có sự lựa chọn phù hợp để phát huy sở trường của mình.

LĨNH VỰC NGHỀ NGHIỆP ỨNG VỚI MỖI NHÓM SỞ THÍCH
(Theo Holland)

R (Realistic): Người thực hiện nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp …), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động …), điện – điện tử, địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp; …

I (Investigative): Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất, Thống kê,…); khoa học xã hội (Nhân học, Tâm lý, Địa lý…); Y – Dược (BS gây mê, hồi sức, BS phẫu thuật, Nha sĩ …); khoa học công nghệ (CNTT, Môi trường, Điện, Vật lý kỹ thuật, Xây dựng …), nông lâm (nông học, thú y …)

A (Artistic): Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình …); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang; hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn, …

S (Social): Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho các người khác.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thầy tu, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng …

E (Enterprise): Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khác sạn, quản trị nhân sự …), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành KTHTCN), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên,biên tập viên…) …

C (Conventional): Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chí tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên …

+ Em tôi có nguyện vọng học ngành y nhưng bị lé bẩm sinh, không biết trường có nhận những SV dạng này không? Xin cho biết tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên của các trường y? ( tamthu1289@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trương Tấn Trung: Sau khi thi đậu ĐH bạn phải qua đợt khám sức khỏe nếu như bạn bị tật mắt không nặng quá có thể học được một số ngành, hay bạn có thể phẫu thuật chỉnh mắt lé tại bệnh viện Mắt trước đó.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên BCĐ tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc - giới thiệu chung về các trường - Ảnh: Đăng Nam
Từ Đà Nẵng, sau khi các trường ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế và TS Nguyễn Đức Nghĩa, thành viên BCĐ tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc giới thiệu chung về các trường và các chỉ tiêu, đặc điểm chung của kỳ tuyển sinh này, ngay lập tức, các câu hỏi của thí sinh liên tục được chuyển về cho BTC cũng như hàng loạt cánh tay đưa lên chờ đợi được cho phép đặt câu hỏi.

Chúng tôi thật sự bất ngờ với câu hỏi của bạn Lê Ánh Tuyết, HS lớp 12 Bán Công Trần Phú - Đà Nẵng: "Thị trường chứng khoán trong nước đang nóng lên, em rất muốn biết ở VN có trường nào đào tạo về chứng khoán?".

TS Nguyễn Hoàng Việt (Quyền Trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng) trả lời: Hiện nay ĐH Đà Nẵng chưa có chuyên ngành này. Tuy nhiên, câu trả lời này rõ ràng là chưa làm hài lòng bạn trẻ đang quan tâm đến thời sự và đang chuẩn bị đón đầu tương lai. Chúng tôi cũng xin nói thêm, hiện nay, ĐH Ngoại thương đào tạo chính quy và nếu quan tâm đến chứng khoán, bạn có thể tham dự các khóa học ngắn hạn ở TP.HCM.

+ Với sức nóng của thị trường chứng khoán hiện nay thì việc chọn ngành thuộc các lĩnh vực Tài chính ngân hàng & chứng khoán thì sẽ tốt hơn chứ ạ? Còn các ngành thuộc kinh tế khác như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế học... thì thế nào? Thầy Nguyễn Thuấn có lời khuyên gì đối với các ngành đó? (Minh Tấn, 20 tuổi, david_tan_le@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Hiện nay và trong những năm tới ở Việt Nam mà đặc biệt là TP.HCM có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng phát triển mạnh các ngành về dịch vụ thương mại và công nghệ cao. Vì thế, các dịch vụ về tài chính, thị trường chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại... sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Các ngành thuộc nhóm ngành QTKD, Kinh tế đào tạo ra các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế. Cơ hội việc làm đối với nhóm ngành này cũng rất lớn, như đã đề cập ở trên. Điều lưu ý với em là, cơ hội tìm kiếm việc làm của em sau khi ra trường phụ thuộc rất lớn vào kết quả học tập và năng lực cá nhân trên cả hai mặt kiến thức và kỹ năng.

+ Thưa ThS Trương Tấn Trung, em muốn hỏi ngành Cử nhân phục hình răng điểm chuẩn năm ngoái là bao nhiêu ạ? Theo em được biết, tốt nghiệp hệ này chỉ có thể làm răng giả thôi, có đúng như vậy không? Và sinh viên đang theo học ngành này có thể học tiếp lên Bác sĩ răng hàm mặt được không? Em xin cám ơn. (Hồ Thùy Ngân, 19 tuổi, ero_tno47@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Ngành cử nhân Phục hình răng chỉ tiêu năm 2006 là 20 điểm chuẩn được tính theo khu vực và đối tượng điểm cao nhất là 21.0 điểm và thấp nhất là 17.5 điểm. Tại các khu vực đều xác định điểm trúng tuyển cho 3 đối tượng: Học sinh phổ thông (HSPT), ưu tiên 2 (UT2), ưu tiên 1 (UT1). Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1.0 điểm và giữa các khu vực là 0.5 điểm.

Hiện nay ngành này chưa được học tiếp lên ngành Bác sĩ Răng hàm Mặt. Sau tốt nghiệp ra trường không chỉ làm được răng mà nghiên cứu hay trợ giúp Bác sĩ Răng Hàm Mặt ở các Trung tâm hay Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt hay Viện Nghiên cứu hoặc làm tư vấn cho sức khỏe cộng đồng về Răng hàm mặt.

+ Em hiện đang rất băn khoăn về việc chọn trường. Em học khá và đều các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa) và môn Văn. Em đặc biệt rất thích hoạt động xã hội, các lĩnh vực văn hóa, chính trị. Xin thầy cho em biết em có thể theo học ngành nào phù hợp với mình? (Hiện gia đình em đang hướng em vào Kinh tế, hoặc sư phạm). Em xin cảm ơn quý thầy. (Phạm Hoàng Mai, 18 tuổi, hoangmai3010@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- Th.S Trần Đình Lý: Em có thể thuộc vào nhóm S (Social) của bảng hướng dẫn nhóm sở thích - nghề nghiệp (xem trên báo TT, www.tuoitre.com.vn )

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich

ThS Trần Đình Lý, thành viên Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - Ảnh: N.C.T.

+ Em năm nay học lớp 12, học lực khá. Em muốn thi hai khối A và D, em rất thích vi tính nên muốn thi vào ngành Công nghệ thông tin (khối A), em cũng thích Du lịch (khối D) nhưng em không biết nên thi vào trường ĐH nào cho phù hợp với mình? (Nguyễn Thủy Ngọc, lucy_267@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Nếu em học khá thì cơ hội vào đại học sẽ cao hơn nếu em có sự định hướng nghề - trường thi tốt. Hai ngành em thích được phân bổ cho hai khối A, D như em là phù hợp với hai đợt thi. Chúc em khẳng định được trình độ của mình trong kỳ thi sắp tới.

+ Thưa thầy Nguyễn Thuấn em muốn thi vào Trường ĐH Mở ngành Anh văn để sau này có thể giảng dạy. Vậy em xin hỏi trường xét tuyển ngành này như thế nào, điểm chuẩn năm 2006 là bao nhiêu và học trong bao nhiêu năm? (Thanh Trong, 18 tuổi, trong_362@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Ngành Tiếng Anh của ĐH Mở có hai chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy và Biên, phiên dịch. Em có thể lựa chọn nguyện vọng 1 và dự thi trực tiếp vào trường. Kỳ tuyển sinh 2006 và các năm trước, nhà trường có xét tuyển nguyện vọng 2. Điểm chuẩn nguyện vọng 1 năm 2006 của ngành này khối D là 13.

+ Học lực của em trung bình cho các môn! Em nên gắng sức thi trường ĐH, CĐ hay TCCN nào có điểm vào tương đối thấp, vừa với sức của mình? Em và các bạn nên chú ý chuẩn bị những gì quan trọng, và cần thiết nhất cho mùa thi sắp đến? (Lê Vũ, 18 tuổi, chou_vn@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Xin chia sẻ với sự nhìn nhận rất thẳng thắn về sức học của em. Em nên tập trung cao nhất để thi tốt nghiệp THPT cho tốt, sau đó tập trung ôn thi ĐH, CĐ với sự cố gắng cao nhất và chọn ngành em thích ở trường... phù hợp (tốp không cao). Cơ hội của em vẫn còn ở đợt thi CĐ, xét tuyển vào Trung cấp chuyên nghiệp.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
Học sinh tham gia chương trình Ngày hội tuyển sinh tại Đà Nẵng của Báo TT - Ảnh: Đăng Nam

+ Không chỉ là vấn đề tuyển sinh, các học sinh phổ thông Đà Nẵng còn quan tâm đến cả việc làm trước mắt khi có bạn hỏi về cơ hội làm việc tại các khu Công nghiệp, khu chế xuất tại Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Đức Liên, PGĐ TT Xúc tiến việc làm Đà Nẵng phân tích: thị trường lao động Đà Nẵng có đặc thù yêu cầu cao nhất là Công nhân kỹ thuật chứ không phải lao động. Ông Liên cũng nhấn mạnh, việc lựa chọn nghề nghiệp nên bắt đầu từ năm thứ hai ĐH để nhằm phát hiện chuyên môn và sở trường của mình. Tất nhiên, đòi hỏi lớn nhất vẫn chính là nỗ lực tự thân và sự học tập nghiêm túc từ phía các bạn.

+ Em giỏi Sinh, Hóa, Toán tạm được. Em đang băn khoăn nên thi vào Nha hay Y. Vì nếu em đăng ký thi Y nhưng không đủ điểm thì muốn qua Nha lại phải chờ đợi xem Nha có thiếu chỉ tiêu hay không. Em không biết mình nên thi gì? (Minh TrÂm, 18 tuổi, nhatkytiou@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Tùy theo khu vực và đối tượng thi của bạn mà điểm thi phải đạt với điều kiện phải không có môn thi nào có điểm 0. Thi tuyển Y hay Nha điểm chuẩn thường không chênh lệch nhiều, gần như tương đương nhau và còn tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào mỗi ngành.

Hiện nay theo quy chế tùy chỉ được chọn trước hoặc Y hay Nha. Điều quan trọng là Bạn nên sắp xếp tốt việc học cho nắm vững các kiến thức cơ bản và tự tin để thi đậu đại học, nếu như không đạt Bạn còn nhiều cơ hội để vào học ở Trường ĐH Y Dược qua các đợt xét tuyển trung cấp.

+ Em thích học ngành kinh tế. Xin hỏi thầy Thuấn, ngành này cần những những yêu cầu gì, yêu cầu giỏi những môn nào, có đòi hỏi giỏi ngoại ngữ không? Em muốn thi vào ngành Quản trị kinh doanh nhưng em hơi yếu Anh văn. Vậy xin hỏi em có thể thi vào ngành này được không? (Nguyễn Trung Thành, 19 tuổi)

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Ngành Kinh tế sẽ đào tạo ra các nhà quản lý về kinh tế. Thi vào ngành này, một số trường tuyển sinh khối A, một số trường tuyển sinh khối A, D. Như vậy, nếu lựa chọn khối A thì em phải thi các môn Toán, Lý, Hóa; nếu chọn khối D thì em phải thi các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một yêu cầu bắt buộc nếu muốn theo học ngành này và muốn phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

+ Em học trung bình thôi, em muốn thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Em định học ngành Quản lý́ tài nguyên môi trường nhưng không biết trường này học bao lâu và dễ tìm việc làm hay không? (Nam, 19 tuổi, phongbatinhdoi406@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: ĐH Nông lâm TP.HCM có các ngành liên quan đến dự định của em: Quản lý môi trường (NLS 314), Quản lý môi trường và Du lịch Sinh thái (NLS 319), Kỹ thuật môi trường (NLS 313), Kinh tế tài nguyên môi trường (NLS 401), Quản lý tài nguyên rừng (NLS 307). Trong 46 ngành/chuyên ngành của ĐH Nông lâm TP.HCM thì chỉ riêng ngành Thú y đào tạo 5 năm, còn lại đều 4 năm.

Cơ hội việc làm các ngành em quan tâm (về Tài nguyên môi trường) có thể cung cấp thêm cho em các thông tin sau đây:

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về ”bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước” nhằm đạt ba mục tiêu:

1) Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

2) Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

3) Xây dựng nước ta trở thành môt nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên”.

Như vậy, môi trường công tác của các ngành này sau khi tốt nghiệp rất rộng mở. Cử nhân, kỹ sư các ngành này có thể công tác tại các cơ quan trung ương hay địa phương (như các Sở Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn..., các khu công nghiệp, các khu chế xuất) liên quan đến giữ gìn và phát triển tài nguyên môi trường hay tham gia các chương trình dự án về tài nguyên-môi trường trong ngoài nước, học sau đại học, nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, TCCN.

Các sở du lịch, công ty dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử,… là những nơi để sinh viên tốt nghiệp về công tác hoặc có điều kiện tự thành lập các công ty dịch vụ du lịch sinh thái.

Đặc biệt, các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có trình độ tiếng Anh tốt có khả năng được Chính phủ Hà Lan xét cấp học bổng du học, có thể học tiếp sau ĐH về kỹ thuật môi trường trong chương trình hợp tác giữa ĐH Wageningen (Hà Lan) với Trường ĐH Nông lâm TP.HCM và nhiều chương trình hợp tác quốc tế khác (như ĐH RMIT - Úc).

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
PGS-TS Nguyễn Thuấn đang tư vấn cho thí sinh - Ảnh: N.C.T.
+ Em không biết mình nên thi trường nào, em không biết mình thích làm nghề gì cho phù hợp cả. Có cách nào giúp em xác định ngành mình thích không? Em cảm ơn thầy rất nhiều. (Như Ý, 17 tuổi, wonderfullife89@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Để chọn ngành, nghề học tập phù hợp, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắt lựa chọn ngành nghề, chọn trường sau đây:

1. Sở thích nghề nghiệp và hoàn cảnh bản thân;
2. Nhu cầu của xã hội về ngành nghề được đào tạo;
3. Khả năng trúng tuyển vào các trường lựa chọn.

Theo tôi, sở thích nghề nghiệp và hoàn cảnh bản thân là yếu tố quan trọng nhất trong việc theo đuổi con đường học vấn, cũng như thành công nghề nghiệp trong tương lai. Em có thể tự khám phá sở thích nghề nghiệp bằng cách thực hiện bản trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp được in trên nhiều tài liệu hoặc trên Báo TT.

+ Thưa ThS Trần Đình Lý, chọn ngành và chọn trường, cần quan tâm vấn đề nào trước? (Trần Thu Huyền, 19 tuổi, haihunglx@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Câu hỏi của em rất hay và có ý nghĩa đối với công tác tư vấn, hướng nghiệp. Theo tôi, phải ưu tiên chọn ngành phù hợp với sở thích, sở trường của mình trước, sau đó hãy chọn trường... phù hợp (chọn trường tùy theo quan điểm, tiêu chí, điều kiện khác nhau...).

Hiện nay, việc phải vào ĐH (cho dù ngành gì? có thích hay không?...) còn khá phổ biến. Điều quan trọng là mình có "ngồi đúng chỗ" hay không? Nếu cố gắng để học ngành mình chẳng thích chút nào thì quả là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Ngành bác sĩ đa khoa của ĐH Y Dược TP.HCM đào tao 6 năm thành bác sĩ đa khoa (không có chuyên về khoa nào) rồi phải mất vài năm nữa để học chuyên khoa; hay là trong 6 năm học đã có đào tạo luôn chuyên khoa? (tamma, 18 tuổi, matam147@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: ĐH Y Dược TP.HCM chương trình đào tao là 6 năm cho ngành bác sĩ đa khoa các tân Bác sĩ sẽ là Bác sĩ đa khoa có kiến thức về Y khoa tổng quát.

Tuy nhiên ngành Y đa khoa có rất nhiều chuyên khoa sâu, hiện tại trường có 28 Bộ môn; các Bộ môn y học cơ sở như Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Sinh hóa, Sinh lý - Miễn địch, Vi sinh, Ký sinh, Giải phẫu bệnh, Phẫu thuật thực hành, Dược lý, Chẩn đoán hình ảnh.

Các Bộ môn lâm sàng như: Nội, Ngoại, Phụ sản, Nhi, Nhiễm, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Chấn thương-Chỉnh hình, Da liễu, Nội tiết, Gây mê hồi sức, Tâm thần, Lao-bệnh phổi, Huyết học, Tai mũi họng, Mắt, Ung thư...

Bạn muốn học chuyên khoa? Nếu bạn xuất sắc thì thi đậu và tiếp học nội trú 3 - 4 năm, và nếu không bạn phải về nhận việc tại Sở Y tế của bạn đi hoc 2 năm sau phải thi đậu và học tiếp chuyên khoa 2 năm nữa.

+ Em dự định thi vào ngành Dược nhưng hiện tại em đang sống ở Trà Vinh, em có thể đăng ký dự thi ĐH vào trường nào. Và trong ngành Dược thì có những chuyên khoa gì. (Lê Thị Mỹ Hạnh, 18 tuổi, phonglantim2007@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trương Tấn Trung: Em có thể đăng ký dự thi vào ĐH Y Dược TP.HCM các ngành được đào tạo như Hóa hữu cơ, Hóa lý, Hóa được, Vi sinh, ký sinh, thực vật, Dược liệu, bào chế, Quản lý Dược, Phân tích kiểm nghiệm, Dược lý, Công nghiệp dược, Dược trung học. Em có thể chọn tùy theo khả năng học tập của mình nhé.

+ Thưa thầy Trương Tấn Trung em xin hỏi khi nào Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tiếp nhận hồ sơ thi ngành trung học dược sĩ và xin hỏi ngành này học trong bao lâu và khi ra trường thì cần những điều kiện gì để học tiếp lên ĐH chuyên tu? (Trong Binh, 18 tuổi, binh_362@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trương Tấn Trung: ĐH Y dược TP.HCM sẽ tiếp nhận hồ sơ thi ngành trung học dược sĩ sau thi có giấy báo trúng tuyển sẽ thông báo thời gia và địa điểm để tiếp nhận hồ sơ, ngành Dược sĩ trung cấp được đào tạo 3 năm, sau tốt nghiệp phải về công tác từ 3-5 năm tùy theo thông tư tuyển sinh của Bộ GD-ĐT hằng năm, bạn phải theo dõi thông tin qua Sở Y tế hay cơ quan trực tiếp quản lý của bạn khi về công tác.

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
ThS Trần Đình Lý tư vấn trực tuyến cho thí sinh - Ảnh: N.C.T.
+ Tất cả các trường đểu để dành chỉ tiêu cho NV2 phải không ạ? Nếu không trúng tuyển NV1 nhưng không còn chỉ tiêu NV2 vào ngành em yêu thích thì sao? Em băn khoăn quá, vậy nên chọn ngành theo NV1 là chắc ăn hơn phải không? (Dao Khanh Du, 18 tuổi)

- ThS Trần Đình Lý: Sau khi có điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển NV1, những trường nào còn thiếu TS sẽ tuyển thêm NV2, nếu NV2 vẫn thiếu thì tuyển thêm NV3. Nếu không trúng tuyển NV1, thí sinh sẽ dùng giấy chứng nhận kết quả số 1 để đăng ký xét tuyển NV2. Nếu không trúng tuyển NV2, thí sinh dùng giấy số 2 để đăng ký xét tuyển NV3. Nguyên tắc xét tuyển là xét từ điểm cao trở xuống đến hết chỉ tiêu, áp dụng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo qui chế tuyển sinh (không được ưu tiên hồ sơ nộp trước).

Thầy rất tâm đắc quan điểm chọn ngành của em (đều thể hiện ở cả NV1, NV2). Em phải theo dõi thông tin trên các báo để biết các trường có tuyển ngành em thích, số chỉ tiêu... Đương nhiên, NV1 luôn là ưu tiên số 1 và chúc em không có cơ hội tính đến NV2 vì đã... đậu NV1.

+ Hệ trung cấp của Trường ĐH Y Dược - ngành dược sĩ trung học sau khi tốt nghiệp có được học lên CĐ, ĐH không ? (Nguyễn Phước, 18 tuổi, luckylucke000@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: ĐH Y Dược TP.HCM - ngành dược sĩ trung học sau khi tốt nghiệp bạn phải tham gia công tác từ 3- 5 năm mới được học lên ĐH hệ chuyên tu Dược sĩ ĐH.

+ Em muốn biết về ngành marketing. Để làm được marketing thì cần có những tố chất gì? Sức học của em chỉ ở mức độ trung bình, liệu em có thể thi vào ngành này được không? Những trường nào có đào tạo ngành này? (Nguyễn Thị Khánh Ân, 17 tuổi, xexe_caycay1989@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Ngành Marketing đang được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Có những trường đào tạo chuyên về Marketing, hoặc có những trường thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh cũng có đào tạo các ngành, chuyên ngành Marketing (Em có thể tham khảo chi tiết ở cuốn "Những điều cần biết tuyển sinh ĐH, CĐ 2007").

Thi vào ngành này em có thể đăng ký dự thi vào các khối A hoặc D (tùy theo trường). Một số các kỹ năng cần thiết cần thiết đối với những người làm công tác marketing, đó là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề...

+ Em thích nghề y từ hồi nhỏ. Em muốn thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM đào tạo Kỹ thuật viên gây mê nhưng không biết trường lấy bao nhiêu điểm (2006) và chi tiêu đào tạo năm nay như thế nào? Ra trường mình phải tự xin việc làm hay phải nhà trường đã bố trí sẵn cho tụi em? Và thầy có thể cho em biết một vài thông tin về trường nửa được không? (Phan Minh Tân, 18 tuổi, kachima18@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Hiện nay ĐH Y Dược TP.HCM đào tạo các ngành cử nhân y khoa trong đó có ngành cử nhân gây mê hồi sức (CN.GMHS). Điểm chuẩn ngành CN.GMHS tuyển sinh năm 2006 là 18.0 - 14.5 điểm, và chỉ tiêu là 20. Tuyển sinh năm 2007 chỉ tiêu ngành GMHS là 30. Hiện nay ngành Bác sĩ GMSS và cử nhân GMHS sau tốt nghiệp ra trường cơ hội việc làm rất nhiều cho bạn, vì các cơ sở y tế tư và công đều rất cần.

Mặc khác sau tốt nghiệp trường sẽ phân công bạn về Sở Y tế tỉnh mà bạn có hộ khẩu cư trú khi đậu vào, qua đó bạn sẽ được phân công cụ thể việc làm, trừ khi bạn từ chối đến nhận việc làm.

+ Ba mẹ em muốn em phải thi đậu ĐH nhưng nếu chỉ đậu CĐ thì sau nay có thể học tiếp lên ĐH không ạ? (Khôi, 18 tuổi, flowerhorn_121@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Nếu đậu ĐH luôn thì càng tốt, nếu... gần đậu thì em vẫn còn cơ hội để sau này học tiếp theo chương trình liên thông CĐ lên ĐH. Chúc em và ba mẹ em "muốn là được".

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
ThS-BS Trương Tấn Trung tư vấn cho thí sinh TT - Ảnh: N.C.T.
+ Nữ học khoa chẩn đoán hình ảnh của ĐH Y Dược có phải học X-quang không? Trong khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ học những chuyên ngành nào ạ? Bằng cử nhân chẩn đoán hình ảnh có được xem như bằng ĐH không ạ? (Thái Hà, 18 tuổi, luumailinh89_vt@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS-BS Trương Tấn Trung: Khi bạn là nữ muốn học khoa Chẩn đoán hình ảnh của ĐH Y Dược TP.HCM, không nhất thiết phải học X. quang trong đó còn các chuyên ngành như chẩn đoán cộng hưởng từ (MRI), Chụp X.quang cắt lớp (ST. Can), siên âm chẩn đoán... Bằng cử nhân chẩn đoán hình ảnh là bằng cấp ĐH được Bộ GD-ĐT quy định.

+ Cho em hiểu rõ về ngành công nghệ thông tin, điện tử và cả về thú y. (Ho Quoc Khanh, 19 tuổi, nokia_congtu@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trần Đình Lý: Em thích cả hai ngành này? Một số thông tin vắn tắt về b ngành này để em tham khảo (em có thể xem chi tiết ở website của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM ( http://www.hcmuaf.edu.vn/ )

1) Công nghệ Thông tin (NLS 104): đào tạo cử nhân chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy tính và cấu trúc dữ liệu, các hệ điều hành và hệ máy tính, cơ sở dữ liệu, công nghệ phần mềm. Tốt nghiệp ngành này có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, thiết kế, cài đặt, quản trị mạng máy tính; thiết kế, cài đặt và quản trị các hệ cơ sở dữ liệu trên mạng; thiết kế và quản trị Website...

2) Cơ Điện tử (NLS 110): Ngành học này thể hiện gắn bó hữu cơ giữa các lĩnh vực cơ khí (mechanical), điện tử (electronics) và khoa học máy tính (computer science). Ngành cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao không những trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng suất lao động, giảm lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường… Ngành Cơ Điện tử của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM với hướng chính là nghiên cứu các công nghệ và thiết bị và cơ điện tử nhằm phục vụ canh tác nông nghiệp hiện đại, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. Việc làm sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư cơ điện tử làm việc tại khu công nghệ cao với các hệ thống sản xuất tự động, khu nông nghiệp công nghệ cao, các công ty chuyên thiết kế sản xuất các thiết bị linh kiên tự động.

3) Thú y: sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản… Bác sĩ thú y làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục, Trạm... phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, các khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.

Đặc biệt, sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt - Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF -UREF, xét cấp học bổng du học sau ĐH tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ...).

+ Em rất thích nghề y, em cũng học khá các môn Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, em hơi sợ khi nhìn thấy máu. Em xin hỏi, liệu em có thể học được nghề y không? Trong nghề y có quá nhiều chuyên ngành, em cũng chưa định hướng sẽ thi chuyên ngành nào. (Minh Hằng, 19 tuổi, donphuong122005@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- ThS Trương Tấn Trung: Bạn hãy tự tin và cố gắng học giỏi sẽ đạt được nguyện vọng, tuy nhiên không nhất thiết học Y khoa phải tiếp xúc với máu, có rất nhiền ngành và chuyên khoa khi bạn thi đậu vào học các ngành như Dược sĩ, Chẩn đoán hình ảnh, Y tế công cộng, Vật lý trị liệu...

+ Em đang có một thắc mắc rất lớn rằng, vì sao chương trình học của chúng em vẫn là chương trình cũ, quá nhàm chán. Nhiều khi học toán hàm số mà em chẳng hiểu học nó để làm gì, nhiều lúc chúng em đùa với nhau: không lẽ sau này tính tiền lời kinh doanh hay ra kế hoạch marketing cho sản phẩm mới thì mình phải viết cả một đạo hàm chắc!?

Có phải chương trình học của Việt Nam vẫn chưa sát với thực tế, phải chăng khi lớp cấp 3 thì hãy cho học sinh làm quen với những gì mình sẽ chuẩn bị học trên ĐH, cũng như tổ chức sao cho phù hợp với nguyện vọng nghề nghiệp sau này của học sinh. Có như vậy thì học sinh sẽ có thể tích luỹ thêm kinh nghiệm cho mình. Thầy cho em lời khuyên gì không ạ. (Hiếu, 18 tuổi, Namhae_1112@... Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

- PGS-TS Nguyễn Thuấn: Em đã đề cập đến một vấn đề khá bức xúc trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là hiện nay một số chương trình đào tạo ở một số trường còn mang nặng tính lý thuyết chưa theo kịp với thực tế thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, những kiến thức và kỹ năng được trược trang bị ở các trường đại học (từ 4-6 năm) không bao giờ là đủ so với yêu cầu của thực tiễn. Quá trình học ở bậc đại học là quá trình tự học. Kiến thức được học ở nhà trường là những kiến thức căn bản, mang tính chất nền tảng nhất để người học có thể tiếp tục tự học trong tương lai, thậm chí là tự học suốt đời.

Nếu không được học môn toán, em khó có thể học, hoặc tự học trong một số lĩnh vực. Các kỹ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận... do toán học mang lại cũng sẽ rất cần trong công việc của một số lĩnh vực của em trong tương lai. Mong em cố gắng học tập. Một thông tin cũng rất đáng chú ý: 100% sinh viên đạt kết quả xuất sắc trong học tập sau khi ra trường đều có việc làm (Số liệu Khảo sát SV).

Ban chon nganh truong theo nang luc hay so thich
Các chuyên viên tư vấn cùng TT - Ảnh: N.C.T.

--------------------

Gần 1.300 câu hỏi của bạn đọc gửi đến ban tư vấn, nhưng do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa thể trả lời hết. Mời các bạn vào trang Giáo dục - Du học Tuyển sinh trên TT để xem những thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH-CĐ-TCCN 2007 và làm hồ sơ để nộp vào các trường.

Các bạn cũng có thể gửi thắc mắc qua email tuyensinh@tuoitre.net.vn Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó , những thắc mắc sẽ được trả lời qua Hộp thư tuyển sinh của TT. Chúc các bạn đạt được kết quả như mong muốn!

---------------------

Thông tin tuyển sinh ĐH-CĐ-TCCN 2007
Ngành gì? Trường gì? Làm gì?
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2007
Tư liệu điểm chuẩn tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006
Hộp thư tư vấn tuyển sinh

-------------------------

>> Buổi tư vấn thứ 1: Tuyển sinh ĐH, CĐ 2007 có gì mới?

NHÓM PHÓNG VIÊN TT

 

Số lần xem trang : 14941
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007