TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 92
Toàn hệ thống 4360
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Tỉ lệ HS chọn ngành học thích hợp với năng lực và sở thích của mình là 58,6%. TS Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TP.HCM, cho biết kết quả một cuộc thăm dò HS về những ngành nghề quan tâm nhất.


Vào mùa tuyển sinh, nhiều thí sinh lại phải mệt trí với việc chọn trường, ngành học. Có em khóc ròng vì bất đồng ý kiến với bố mẹ. Có người phải ngậm ngùi chọn đại bởi... mù thông tin. Và cũng có không ít thí sinh phải thốt lên: "Học đã khổ, chọn trường để thi còn khổ hơn!"

Khổ vì bố mẹ ép

Dù đã là sinh viên năm thứ 2 của ĐH BC Tôn Đức Thắng, nhưng Q. Thư vẫn không thể quên được những ngày làm hồ sơ thi đại học của mình. Năm học lớp 12, Thư muốn theo ngành tiếng Anh. Nhưng ba của Thư nhất quyết không đồng ý với lý do: "Học ngành đó ra chắc chắn thất nghiệp". Và Thư đã phải khóc khi ba mẹ tuyên bố: "Học quản trị kinh doanh thì mới nuôi ăn học, không thì ở nhà".

Cô bạn tâm sự: "Không khí gia đình lúc đó thật ngột ngạt, không bữa cơm nào được ngon miệng. Để đổi lấy hòa khí trong gia đình, em chiều theo sự sắp xếp của ba. Nhưng rồi năm đó em cũng không vô được đại học. Học tạm cao đẳng một năm, năm sau em lại khăn gói đi thi, nhưng em cũng không đủ điểm để vào ngành mà ba yêu cầu. Thế là, học kỳ I của năm nhất, em phải cố gắng đạt học sinh khá để được chuyển sang ngành quản trị kinh doanh. Bây giờ thì em không phải mỗi ngày nghe chuyện học ngành này có việc, ngành kia không việc nữa; nhưng em không biết mình có thích hợp với ngành này hay không. Em vẫn thích Anh văn hơn!"

Cùng chung cảnh ngộ như Thư, bạn Trương Đình H. (ĐH Văn Lang) vừa phải học ngành xây dựng theo ý bố mẹ, vừa muốn đi học thêm đồ hoạ vi tính. H. nói: "Em khoái máy tính, em vẽ rất khá. Nhưng ba em muốn em học xây dựng bởi vì nhà có nhiều người đang làm ngành này. Và ba em cũng có quen biết trong ngành nên chắc chắn có việc làm".

H. tâm sự: "Em học thế thôi, mai mốt ra trường em sẽ làm ngành mình thích. Hiện tại em cũng đã đi làm thêm sơ sơ và cũng sống được với nghề đồ họa. Học cái mà mình không thích, không có năng khiếu thì nặng nề lắm!"

Hiện tại, không ít sinh viên bỏ học ngành này để thi lại ngành khác, hoặc học song song 2 ngành: một ngành mình thích và 1 ngành mà… bố mẹ thích! Và cũng không ít thí sinh đã phải “bất tuân thượng lệnh” để được học ngành, trường mà mình yêu thích. Cụ thể như bạn M. Cường (hiện là sinh viên của ĐH Luật). Năm 2004, Cường học ĐH Tự nhiên theo yêu cầu của gia đình. Một năm sau, Cường âm thầm thi lại trường Luật mà Cường yêu thích. Khi có kết quả học tập khá tốt ở trường Luật, Cường mới cầu xin ba mẹ cho phép được theo học ngành mà mình đã chọn.

Cường chia sẻ: "Vất vả lắm chị ơi, đi thi mà phải giấu biệt gia đình, làm hồ sơ cũng phải bí mật nữa. Khổ nhất là sợ ba mẹ phát hiện khi mình đang chuẩn bị hồ sơ, khi đó ý định của mình chắc chắn sẽ bị dập tắt. Nhưng giờ thì ba mẹ đã “bó tay” và để tùy em tự lựa chọn…".

Biết mình đã cãi lời ba mẹ, nên Cường luôn cố gắng học thật giỏi để chứng minh cho gia đình thấy sự lựa chọn của mình là đúng. Nhưng Cường vẫn cảm thấy lo lo, vì "mai mốt ra trường mà không kiếm được việc làm ngon lành là... chết".

Khổ vì... mù thông tin

Không ít sinh viên đang học sai... nghề. Ảnh Đ.T


"Lớp học hơn 40 bạn, tụi em chung tiền với nhau để mua 3 cuốn “Những điều cần biết”, rồi chuyền tay nhau để xem thông tin. Nhóm của em chia ra mỗi người giữ tài liệu này vài hôm, nên em phải đọc và chọn ngành cho nhanh để giao tài liệu lại cho bạn khác. Tất cả thông tin mà tụi em nắm được về các ngành, các trường chỉ trông cậy vào cuốn tài liệu này mà thôi", bạn Minh Hoàng, HS Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Đắk Lắk) tâm sự.

Cũng chính vì thế, những ngành học mà các học sinh ở trường bạn Minh Hoàng chọn là: Công nghệ thông tin, Bác sĩ, Giáo viên, Báo chí, Quản trị kinh doanh. Hoàng thú nhận: "Lên Sài Gòn ôn thi em mới biết có nhiều ngành, nhiều trường để tụi em lựa chọn. Có những ngành học mà ở quê chưa bao giờ em nghe tới, như Tâm lý, Công tác xã hội. Ngoài ra, như có một tiền lệ, bạn nào học khá một chút thì thi khối A hay B; bạn nào có môn Văn trên điểm trung bình thì thi khối C. Nhưng thường thì tụi em làm hồ sơ cả 3 đợt thi đại học và cao đẳng".

Mới đây, bạn Minh Tú – học sinh ở Tây Ninh – đã gọi điện đến VietNamNet để chia sẻ băn khoăn: "Em đang học lớp 12, nhưng em không biết nên thi vào trường nào, em cũng không biết mình nên học ngành nào?" Tuy nhiên, khi được hỏi về năng lực học, thì bạn Tú nói: "Em không biết mình giỏi môn nào nữa, môn nào em cũng có điểm cỡ trung bình hoặc hơn một chút thôi”.

Minh Tú còn cho biết: "Cả lớp em đang hoang mang, vì ai cũng không biết nên thi vào ngành nào, trường nào. Có một bạn nói sẽ thi vào ngành Cảnh sát môi trường, chắc em cũng sẽ thi vào ngành đó, nhưng em không biết nó ở trường nào".

Nhiều HS chọn ngành không phù hợp

Mới đây, TS Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TP.HCM, đã cho biết kết quả một cuộc thăm dò vào tháng 3/2007 đối với 7.000 học sinh (HS) về những ngành nghề học sinh quan tâm nhất.

Theo đó, lĩnh vực được học sinh quan tâm nhất là kinh doanh và quản lý (25%), tiếp theo là máy tính (10,5%); khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân (9,4%); công nghệ kỹ thuật (5,3%); khoa học xã hội và hành vi (5,1%); khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (4,4%).

Cũng theo điều tra của TS Thanh Mai, tỉ lệ HS chọn ngành học thích hợp với năng lực và sở thích của mình là 58,6%. Điều đó có nghĩa là hiện có hơn 40% HS – vì nhiều lý do khác nhau – đang chọn những ngành học không phù hợp.

Về vấn đề này, thạc sĩ Trần Đình Lý, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khuyên: "Khi chuẩn bị chọn trường, HS phải căn cứ trên cơ sở là sở thích, sở trường và năng khiếu. Tiếp theo là cân nhắc nhu cầu của xã hội đối với ngành mà mình chọn. Xác định được những điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là cứ chăm chăm vào việc tìm trường/ngành nào cho dễ đậu hay trường/ngành nào "hot" nhất”.

Còn ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Văn phòng điện diện Bộ GD - ĐT thì chia sẻ: “Chọn ngành học là chọn một bước ngoặt cho tương lai vì thế mong rằng thí sinh không đua đòi theo bạn bè hoặc bị ảnh hưởng bởi một áp lực nào đó. Khi chọn ngành, thí sinh nên dựa vào lực học và sự yêu thích của chính bản thân mình”.

Đoan Trúc

Nguồn www.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/771900/

Số lần xem trang : 14908
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007