TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 77
Toàn hệ thống 3960
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

TT - "Có những ngành thiếu nhân lực trầm trọng, mặc dù điểm chuẩn rất thấp nhưng năm nào chúng tôi cũng phải tuyển nguyện vọng 2 mới đủ chỉ tiêu" - giảng viên phụ trách bộ phận quan hệ doanh nghiệp của một trường ĐH nhận định như vậy.

 

Thạc sĩ Trần Minh Đức, bộ phận quan hệ doanh nghiệp Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM, cho biết khoa có hai ngành là kinh tế học và kinh tế công cộng. Mặc dù điểm thi đầu vào hằng năm chỉ xê dịch trong khoảng 16-17 điểm, nhưng năm nào cũng phải lấy thí sinh nguyện vọng 2 mới đủ chỉ tiêu, trong khi nhu cầu của ngành hiện nay đang rất lớn.

Chế biến lâm sản, thủy sản: nhiều triển vọng

Thạc sĩ Trần Đình Lý, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp (ĐH Nông lâm TP.HCM), cho rằng hiện nay nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và vật liệu gỗ trong xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa. Sức ép trong việc cân đối giữa bảo vệ tài nguyên rừng, kinh doanh rừng và thị hiếu người tiêu dùng về gỗ và vật liệu gỗ đã đặt ra nhiều triển vọng cho ngành chế biến lâm sản. Nhưng hiện nay ngành chế biến lâm sản, kinh doanh nông nghiệp và kinh tế nông lâm đang thiếu trầm trọng đội ngũ khoa học kỹ thuật. Có công ty tìm không ra kỹ sư chế biến lâm sản, chế biến thủy sản... mặc dù họ sẵn sàng trả mức lương rất cao.

 

Ngành học dễ có việc làm

Thầy Phan Hiếu Liêm, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Lao động xã hội TP.HCM, cho biết ngành bảo hiểm hiện nay cũng đang hút nguồn nhân lực với hàng loạt công ty bảo hiểm trong và ngoài nước ra đời.

Mặt khác, ngành công nghệ (dệt) may được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có hàng trăm công ty dệt may trong và ngoài nước, các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng rất cần nguồn nhân lực này, tuy nhiên hiện nay ngành này vẫn chưa được thí sinh quan tâm, bằng chứng là tỉ lệ chọi và điểm chuẩn của ngành nằm ở hạng thấp nhất của trường. Hầu hết sinh viên học ngành này ra trường đều có việc làm trong các công ty may, các hãng thời trang.

Bên cạnh đó ngành chăn nuôi của nước ta đang phát triển theo xu hướng xuất khẩu nên đội ngũ bác sĩ thú y ngày càng được coi trọng và cơ hội việc làm của SV ngành này sau khi ra trường rất cao.

Thầy Lý cho biết hiện có khoảng mười doanh nghiệp đang rao tuyển kỹ sư chế biến lâm sản nhưng không tuyển được người. Tương tự ngành chế biến thủy sản nhiều SV ra trường có mức lương khởi điểm 3-4 triệu đồng, nhưng ngành này hằng năm phải tuyển khoảng 50 % nguyện vọng 2.

Bên cạnh đó, ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng tính chất của nền sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ đặc thù, khiến cung và cầu về nông sản hàng hóa có khi lại mất cân đối nghiêm trọng.

Trong điều kiện như vậy, các hộ sản xuất nông nghiệp cá thể, các trang trại có qui mô vừa và lớn, các cơ quan doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân rất cần nguồn nhân lực được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản trị và kinh doanh nông nghiệp, nhất là trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thế nhưng khó tuyển đủ chỉ tiêu. Một ngành nữa cũng rất ít thí sinh là ngành cơ khí nông lâm.

Nhóm ngành khoa học - công nghệ cơ bản: nhu cầu nhân lực sẽ cao

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết nhóm ngành khoa học cơ bản, trong đó có ngành hải dương học - khí tượng - thủy văn, chưa bao giờ tuyển sinh có được điểm chuẩn như ý. Chỉ nhìn vào tỉ lệ chọi như năm 2007 (1/0,93), nghĩa là thí sinh thi vào chỉ chọi với chính mình cùng với mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 bằng với điểm sàn (15 điểm) đã phản ánh tất cả.

Các ngành khối công nghệ cơ bản như năng lượng, công nghệ vật liệu, cơ khí... cũng chưa tuyển được những thí sinh có chất lượng cao. Thầy Lương Đình Thành (ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) cho biết điểm chuẩn của các ngành này tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chỉ nằm ở top 2. Tại các trường ĐH Kỹ thuật, nhóm ngành này luôn có điểm chuẩn đứng sau các ngành như công nghệ thông tin, điện - điện tử...

"Từ thực tế tuyển sinh những năm gần đây và theo cách nghĩ của nhiều phụ huynh và học sinh hiện tại, các ngành này đang gặp phải sự thờ ơ đáng tiếc", tiến sĩ Quang nhận định. Những học sinh giỏi đã nói "không" với nhóm ngành mà lẽ ra cần nhiều người giỏi nhất. Chính vì thế ông khẳng định chỉ có những người "dũng cảm" mới dám quyết định chọn ngành, chọn nghề theo hướng này. Đó là chưa kể trong xu hướng phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2020, nhóm ngành khoa học công nghệ cơ bản sẽ hút số lượng lớn nhân lực bậc cao.

HÀ BÌNH - TỪ DUY

Số lần xem trang : 14895
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007