TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 46
Toàn hệ thống 2733
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Nhiều ý kiến cho rằng điểm sàn phải được xác định dựa trên nhiều yếu tố: quan điểm ra đề, nội dung đề thi, các vùng miền, các ngành nghề khác nhau, mục tiêu đào tạo của từng loại trường, nguồn tuyển... Điểm sàn gần như không ảnh hưởng gì đến các trường tốp trên, tốp giữa ảnh hưởng chút ít, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến các trường tốp dưới.

Và điểm sàn, rồi điểm chuẩn bao nhiêu sẽ liên quan mật thiết đến việc xét tuyển NV2, 3! Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường báo cáo xem số liệu thống kê năm 2004 có bao nhiêu trường hợp xét tuyển NV2, 3 và tỉ lệ phần trăm thí sinh năm nay còn theo học là bao nhiêu? Nếu tỉ lệ rơi rụng rất lớn thì phải xem lại. Có người nói rằng NV2, 3 là “sân bay quá cảnh” cho thí sinh là thế.

Nên chăng đã phân biệt thì phân biệt cho rõ về ý nghĩa điểm sàn: điểm sàn nào cho đào tạo nhân tài, điểm sàn nào cho đào tạo nhân lực?

Trong khi đó, điểm sàn và NV2,3 là con dao hai lưỡi. Ngoài những mặt được của nó (khống chế không để điểm chuẩn quá thấp, thể hiện cái chung lý tưởng về lý thuyết), chúng tôi muốn đề cập đến những điều lợi bất cập hại từ những minh chứng sau đây.

Minh chứng thứ nhất: còn đâu là sở thích nghề nghiệp? Chúng ta còn nhớ các hoạt động rất hữu ích của các báo đài, Bộ GD-ĐT và toàn xã hội trước mỗi mùa thi đến, các đợt tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho thí sinh rằng: mình phù hợp với nghề nghiệp nào, hãy phát huy sở trường, tránh xa sở đoản. Bạn sẽ chọn một ngành nào, nghề nào, vừa phù hợp với năng lực bản thân vừa đáp ứng nhu cầu xã hội...

Nhưng trớ trêu thay: một thí sinh thiếu 1-2 điểm, cho dù bản thân phù hợp với ngành nghề đó, rất thích và sẽ gắn bó lâu dài với ngành nghề đã chọn, vẫn phải nhường chỗ cho những trường hợp khác có thể hơn 1-2 điểm nhưng rớt nguyện vọng 1!? Mặc dù không thích ngành nghề của NV2,3 nhưng nhiều thí sinh rơi ra khỏi NV1 vẫn đành “nhắm mắt đưa chân” vì biết làm sao được? Thế là những cuộc chuyển đổi đầy rối rắm lại diễn ra. Không rối sao được khi mà đó chỉ là một sự lựa chọn tạm thời, một sự trú chân tạm bợ, chân đứng đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Người học trong tâm thế như vậy làm sao có thể phát huy hết năng lực, sở trường để cống hiến cho xã hội, cho đất nước?

Minh chứng thứ hai: không nói nhiều cũng dễ thấy rằng nhu cầu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ của nhiều ngành, nhiều nơi đang rất lớn nhưng lại đang thiếu một cách trầm trọng. Có thể chúng ta sẽ ngạc nhiên với số liệu mà dự án giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) đưa ra: khoảng 60% số sinh viên tốt nghiệp đại học được... đào tạo lại!?

Tại sao lại có nghịch lý trớ trêu này? Phải chăng là sự lựa chọn hướng nghiệp sai? Hay là nhu cầu xã hội không có? Điều trớ trêu này chính là do cái vòng luẩn quẩn thừa thiếu - thiếu thừa. Có địa phương chỉ có vài người đi học đại học, cứ ngỡ những ông cử quí hiếm này sẽ về làng trổ tài mà không hay rằng tốt nghiệp xong là họ ở lại thành phố luôn, cho dù với những công việc không “ăn nhập” gì với 4-5 năm đại học...


THẠC SĨ TRẦN ĐÌNH LÝ
Tuổi Trẻ Online

Số lần xem trang : 14901
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 13-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007