Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 2753
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ một loại cây dại có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về đậu cọc rào trả lời hãng truyền hình Đức N-TV về sự "kỳ diệu" của loại cây bình dị này.

JATROPHA - Nhiên liệu tương lai?

Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ một loại cây dại có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về đậu cọc rào trả lời hãng truyền hình Đức N-TV về sự "kỳ diệu" của loại cây bình dị này.

Ông đã nghiên cứu cây đậu cọc rào từ năm 2003 theo đơn đặt hàng của tập đoàn DaimlerChrysler. Vậy DaimlerChrysler trông chờ gì ở dự án này?
Thực ra DaimlerChrysler chỉ quan tâm đến mỗi một việc là có một loại diesel-sinh học chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ nhằm tránh không để xảy ra tình trạng cấm xe chạy bằng động cơ Diesel.  DaimlerChrysler không có ý định thành lập trang trại trồng loại cây này. Đối với DaimlerChrysler thì dự án này không chỉ là một chiến dịch quảng cáo không những chỉ ở Ấn Độ mà còn vượt ra khỏi ranh giới nước này. Giờ đây không ai ở Ấn Độ mà không biết đến DaimlerChrysler. Mặt khác nếu không có tập đoàn này thì chẳng mấy ai biết đến cây đậu cọc rào Jatropha. Một tên tuổi lớn đương nhiên có tính thuyết phục cao hơn.

Giáo sư là một trong những người đầu tiên có công trình nghiên cứu lớn đối với cây đậu cọc rào?

 


Giáo sư Becker và những hạt đậu cọc rào

Cách đây 15 năm, chúng tôi là những người đầu tiên ở châu Âu cùng với một hãng tư vấn của Áo đã tiền hành nghiên cứu đậu cọc rào ở Nicaragua. Loại cây này đã có cách đây 70 triệu năm, nhưng chẳng có ai quan tâm đến nó. Nếu không có dự án của DaimlerChrysler thì nhất định không có cơn sốt Jatropha như hiện nay.

Dầu Jatropha đã được sử dụng như dầu diesel-sinh học?
Chúng tôi đã dùng dầu-Jatropha từ hai năm rưỡi nay làm dầu diesel-sinh học... Chúng tôi có nhiều xe thử nghiệm. Mục tiêu năm nay của chúng tôi là sử dụng khoảng 40.000 lít Jatropha- diesel-sinh học trong khuôn khổ chương trình thí nghiệm và chỉ dùng loại dầu Jatropha 100%. Mọi thí nghiệm của chúng tôi đều sử dụng 100% dầu Jatropha-dieselsinh học.

Với các loại xe hoàn toàn bình thường?

Đúng vậy, với loại xe Mercedes-CDI thông thường.

Những điều nghe nói về Jatropha làm người ta có cảm giác đây là một loại cây diệu kỳ.
Đúng thế. Chúng tôi trồng cây đậu cọc rào trên những triền đất bị thoái hóa, sau mươi mười lăm năm có thể tái sử dụng các diện tích này để trồng các loại cây trồng vì cây đậu cọc rào đã chặn đứng được tình trạng rửa trôi, xói mòn. Ai có thể nói lên được những cái xấu, cái bất lợi của cây Jatropha tôi xin thưởng tiền cho người đó. Các vị có thể vặn vẹo đủ thứ, lật ngược, lật xuôi, nhưng quả thật các vị không thể bới móc được điều gì xấu liên quan đến loại cây này.

Vậy nông dân trồng cây Jatropha có thu lợi không?

Việc trồng cây đậu cọc rào sẽ có lợi vì giá năng lượng sẽ ngày một tăng. Đến năm 2030 số lượng xe ô tô trên toàn thế giới sẽ tăng từ 500 triệu xe hiện nay lên 900 triệu chiếc. Những nước như Trung quốc sẽ vượt Mỹ. Hiện nay Mỹ có 150 triệu xe. Năm 2030 Trung quốc sẽ có 190 triệu xe. Điều này có nghĩa là cây đậu cọc rào sẽ là loại cây trồng đầu tiên mà người nông dân không sợ không có đầu ra.

Người ta có thể thực hiện sản xuất lớn Jatropha ở đâu?
Jatropha mọc ở mọi nơi nếu có đủ nhiệt độ cần thiết. Đây là loại cây nhiệt đới, không có nhu cầu cao về nước. Chúng tôi đã tiến hành trồng thử trên vùng sa mạc nóng bỏng ở Ai cập, tại đây chúng tôi dùng nước thải của thành phố để tưới cho Jatropha và cây phát triển rất tốt. 
Internet có khá nhiều thông tin về Jatropha, nhưng chỉ khoảng 5% là đáng tin cậy và nghiêm túc. Thí dụ có kẻ chào bán hạt Jatropha với giá một USD một quả, hoặc có người rao sẵn sàng cung cấp 20.000 tấn dầu trong một tháng. Trên thị trường hiện chưa có khối lượng dầu lớn đến như vậy. Theo ước tính của tôi, trên thế giới hiện có khoảng 5 triệu ha Jatropha. Tại Myanmar năm ngoái người ta đã trồng được 800.000 ha. Phải sau ba, bốn năm cây mới cho quả, có nghĩa là thị trường dầu Jatropha sẽ hình thành ít nhất cũng sau ba năm nữa.
Jatropha không chỉ cho dầu. Sau khi ép dầu người ta thu được bã Jatropha và loại bã này có thể dùng làm thức ăn gia súc sau khi đã khử được độc tố. Loại khô dầu từ Jatropha có chất lượng hơn cả khô dầu đậu tương. Đậu tương có bình quân 45 % protein thô trong khi đó ở Jatropha là 60%. Cái khó nhất ở đây là vấn đề khử độc, nhưng vấn đề này có thể xử lý được. Chất độc bảo vệ cây đậu cọc rào này có tên là Phorbolester, hiện người ta đang nghiên cứu sử dụng nó trong nghiên cứu ung thư. Chúng tôi còn có ý định  dùng độc tố này làm thuốc trừ sâu sinh học.

Dầu Jatropha có thể thay thế các sản phẩm của ngành hoá dầu không?
Được chứ, rất tốt là khác. Người ta có thể làm từ các loại chất bôi trơn cho đến dầu thuỷ lực - để làm việc này thì các loại dầu thực vật hơn hẳn dầu khoáng.

Thưa giáo sư đã có ai đầu tư vào cây Jatropha chưa?
Hiện đang có các cuộc đàm phán với những nhà đầu tư nghiêm túc ở Đức, Columbia, Indonesia và một số nước khác.

Hiện nay có khoảng bao nhiêu công trình nghiên cứu nghiêm túc về Jatropha?
BP đang tiến hành nghiên cứu ở Ấn Độ sau khi bị kích thích bởi dự án Daimler. Một số trường đại học cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Hiện tại trường đại học Wageningen ở Hà Lan đang kêu gọi tiến hành 5 luận án tiến sỹ về vấn đề này. Theo tôi hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 1000 nhóm nghiên cứu về vấn đề này và chỉ dăm năm nữa sự hiểu biết về vấn đề này sẽ tăng đáng kể. Cho đến thời điểm này cây đậu cọc rào vẫn còn là một loại cây dại.

XUÂN HOÀI dịch

http://www.tiasang.com.vn

 

Số lần xem trang : 14836
Nhập ngày : 04-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 04-04-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Trang chia sẽ thông tin khoa học chuyên ngành(28-11-2012)

  Hot news: Ra mắt bản đồ trực tuyến về Đa dạng sinh học - Cơ hội mới khám phá thiên nhiên(15-05-2012)

  Mô hình mới cho nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long(04-04-2011)

  Tre có thể làm giảm biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương(02-12-2010)

  Nhiên liệu sinh học làm tăng khí thải nhà kính(15-11-2010)

  Thông tin của các bài báo đã đăng về cây mè ở Việt Nam(08-10-2010)

  Vị thuốc từ cây cà tím(26-11-2009)

  Tiềm năng và triển vọng của cây mè cho thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp và dầu sinh học trong tương lai.(11-11-2009)

  Xây dựng nhà máy sản xuất ethanol làm xăng sinh học(11-06-2009)

  Hội nghị quốc tế về nghiên cứu Genomic cây trồng tại Pháp(29-10-2008)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007