TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 90
Toàn hệ thống 2648
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Chọn ngành, chọn trường theo năng lực hay sở thích? Hơn 800 thắc mắc của phụ huynh và thí sinh gửi đến buổi tư vấn trực tuyến tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 lần 2 trên Tuổi Trẻ Online sáng 19-2 và được các chuyên viên tư vấn hướng nghiệp trả lời.

 

Thí sinh dự thi ĐH, CĐ cần suy nghĩ, định hướng tốt để chọn đúng ngành ngay từ đầu. Trong ảnh: HS các trường xem triển lãm tại một ngày hội hướng nghiệp do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức-Ảnh: Như Hùng

* Trong những năm gần đây ngành nào là ngành “nóng”, ngành nào ít được quan tâm? Điểm chuẩn của những ngành đó như thế nào?

(LÊ NGÔ HOÀI BẢO)

- TS LÊ THỊ THANH MAI (phó trưởng ban ĐH và sau ĐH, ĐHQG TP.HCM): Bạn cần phân biệt ngành “nóng” do nhiều thí sinh chọn hoặc ngành “nóng” do nhu cầu nhân lực cao. Ngành “nóng” đang được các doanh nghiệp quan tâm từ cao đến thấp là kinh tế - quản trị kinh doanh, tài chính - kế toán - ngân hàng, cơ khí, công nghệ thông tin, ngoại thương, điện - điện tử, y dược.

Ngành “nóng” được thí sinh quan tâm nhiều nhất là kinh tế - quản trị kinh doanh, tài chính - kế toán - ngân hàng, khách sạn - du lịch, khoa học giáo dục và đào tạo. Ngành thường tuyển không đủ chỉ tiêu (mặc dù đây là những ngành đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao): hải dương học, trắc địa, địa chất, thủy lợi...

Bạn có thể vào website http://aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep/ làm trắc nghiệm sở thích và sức học để chọn ra ngành học phù hợp nhất với mình. Sau đó, bạn tìm hiểu kỹ hơn về các ngành học phù hợp này, cơ hội việc làm cũng tại địa chỉ website này.

* Hiện nay việc chọn ngành nghề cho bản thân ngoài sự yêu thích có cần quan tâm đến nhu cầu xã hội không? Nếu chọn những nghề xã hội cần và đang phát triển mà tôi không có khả năng để thi vào thì tôi phải làm gì?

(ĐINH QUẾ CHI)

- ThS TRẦN ĐÌNH LÝ (trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM): Trước khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ, bạn cần lưu ý ngành nghề đó đòi hỏi tố chất con người bạn ra sao, có những phẩm chất, năng lực gì? Bản thân mình có những phẩm chất gì, năng lực, sức học, giới tính, sở thích nghề nghiệp? Trường nào có đào tạo ngành nghề mình định chọn có tiềm lực về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, khả năng trúng tuyển.

Tiếp theo, bạn hãy cân nhắc tìm hiểu nhu cầu xã hội về nghề đó ra sao, thu nhập của ngành nghề đó. Cũng cần lưu ý thêm nhu cầu xã hội về một lĩnh vực nào đó rất “hot” hôm nay nhưng mai sau có thể sẽ thay đổi. Bạn cần suy nghĩ, định hướng tốt để chọn đúng ngay từ đầu, tránh những thay đổi về sau rất lãng phí cho bản thân, gia đình và xã hội.

* Gia đình tôi mở nhà thuốc nên muốn cho con học dược để sau này quản lý nhà thuốc, nhưng con tôi lại nằng nặc thi quản trị kinh doanh. Cháu bảo với tôi nếu bắt ép cháu thi khối B thì cháu sẽ thi nhưng đậu hay không cháu không nói trước được. Còn nếu thi khối A thì cháu chắc chắn đậu. Tôi phải làm sao?

(TRẦN THỊ THANH HÒA)

- ThS BS TRƯƠNG TẤN TRUNG (chuyên viên tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Y dược TP.HCM): Chọn ngành học tùy khả năng học lực của từng người. Chúng ta nên hướng dẫn hay tư vấn cho con em nhưng cũng tùy vào nguyện vọng của từng người. Nếu gượng ép chọn ngành học có thể sau này sẽ ảnh hưởng đến học lực và tương lai phát triển. Ngành y (dược) là ngành không ít gia đình mong muốn con cái mình vào học, điều quan trọng nhất là bản thân người học phải thật sự đam mê và yêu thích.

* Có rất nhiều người chọn đăng ký dự thi các ngành theo xu hướng “hot” trong năm mà không cần biết ngành đó có phù hợp với khả năng, sở thích của mình không, thầy cô nghĩ như thế nào về tình trạng này? Chọn trường, chọn ngành theo năng lực, sở thích hay xu hướng hiện thời?

(NGUYỄN THỊ TÌNH)

- ThS TRẦN ĐÌNH LÝ: Nghề “hot”? Có khi “hot” với người này nhưng lại không “hot” với người khác. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, bạn nên lựa sức mình để vào những trường vừa phải (nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý...).

Việc tham khảo ý kiến người thân, người đi trước hay tác động của bạn bè là rất hữu ích, tuy nhiên bạn nên cân nhắc thật kỹ rằng chính bạn chứ không phải người khác sẽ sống chết với nghề đã chọn. Gắn kết với công việc là bạn, người chọn nghề cũng sẽ là bạn. Chỉ có bạn mới hiểu rõ mình thật sự phù hợp với công việc nào.

* Giá trị của bằng công lập và dân lập khác nhau như thế nào?

(baolovey@...)

- TS LÊ THỊ THANH MAI: Các bằng này đều thuộc hệ thống văn bằng quốc gia, trên đó không phân biệt công lập hay dân lập. Vì vậy, giá trị ở đây chính là giá trị của người tốt nghiệp. Nếu bạn giỏi thì các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng với mức lương cao chứ không nhìn vào bạn tốt nghiệp trường công hay tư. Vì vậy bạn an tâm để chọn ngành, trường phù hợp nhất.

* Tôi muốn học một ngành để điều khiển các máy như máy chụp CT, dao gammar, X-quang, siêu âm... Ngành này có tên gọi là gì, trường nào dạy? Tôi muốn làm lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ thì phải thi trường nào, ngành gì, khối gì?

(tranmanhtri57@..., hera5605@...)

- ThS BS TRƯƠNG TẤN TRUNG: Ngành học bạn đang muốn tìm hiểu là ngành chẩn đoán hình ảnh. Hiện tại các trường ĐH y dược trong cả nước đang đào tạo ngành này. Muốn theo lĩnh vực giải phẫu thẩm mỹ, bạn nên theo học các chuyên khoa hệ ngoại sau: ngoại tổng quát, ngoại nhi, tai - mũi - họng, da liễu, phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, ngoại niệu, vi phẫu thuật... Nhưng trước tiên bạn phải đậu vào ĐH y dược khối B ngành y, răng hàm mặt và phải tốt nghiệp bác sĩ.

QUỐC DŨNG lược ghi

Số lần xem trang : 14903
Nhập ngày : 23-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 23-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007