TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 71
Toàn hệ thống 3941
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Dựa trên dự báo nhu cầu xã hội trong các năm tới, nhiều trường ĐH đã có những thay đổi trong tuyển sinh

 

Việc mở thêm ngành mới hay tăng giảm chỉ tiêu là những điều chỉnh bình thường ở các trường ĐH hằng năm. Tuy nhiên, nếu thí sinh nắm bắt được những điểm mới này, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình ở “đầu vào” lẫn “đầu ra”.

 

Tám ngành đào tạo giáo viên kỹ thuật

 

Từ thực tế khảo sát sinh viên tốt nghiệp (khoảng trên 70% làm kỹ sư), năm 2009, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) TPHCM tách chương trình đào tạo một số ngành  thành hai chương trình kỹ sư công nghệ (học 4 năm) và giáo viên kỹ thuật (học 4 năm rưỡi). Năm nay, khối sư phạm tuyển 400 sinh viên vào 8 ngành (SPKT điện – điện tử, SPKT điện công nghiệp, SPKT chế tạo máy, SPKT công nghiệp, SPKT cơ điện tử, SPKT cơ khí động lực, SPKT nhiệt điện lạnh, SPKT công nghệ thông tin). TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo của trường, giải thích: Mục đích của việc thay đổi là giúp thí sinh định hướng ngành nghề đúng ngay khi đăng ký tuyển sinh, rút ngắn thời gian đào tạo kỹ sư công nghệ, giúp giảm chi phí học tập cho sinh viên...

Năm 2009, Trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.150 sinh viên. Điểm mới năm nay là trường mở thêm bốn ngành: Lâm sinh đồng bằng, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế thủy sản và phiên dịch - biên dịch tiếng Anh. Trong đó, kỹ sư chuyên ngành lâm sinh đồng bằng sẽ được đào tạo để có khả năng xây dựng và chỉ đạo thực hiện những phương án trồng rừng, nuôi rừng, khai thác rừng và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp... 

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” của Báo NLĐ năm 2009. Ảnh: N.HỮU

Thạc sĩ Trịnh Minh Huyền, phụ trách công tác phổ biến thông tin tuyển sinh 2009 Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết: Năm 2009, trường tuyển khóa cử nhân quan hệ lao động đầu tiên trong cả nước. Chương trình đào tạo các nhà kỹ trị trong lĩnh vực quan hệ lao động và những nhà quản trị hoạt động công đoàn. Sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý mối quan hệ lao động trong đơn vị và ngoài xã hội; quan hệ xã hội, quan hệ quần chúng; kỹ năng tổ chức lực lượng quần chúng lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lao động và đoàn thể của họ. Sinh viên cũng được đào tạo để tham gia quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp như một nhà quản trị nguồn nhân lực...

TS Nguyễn Tiến Dũng dự đoán điểm chuẩn vào các ngành SPKT của trường sẽ nằm trong khoảng điểm trúng tuyển trung bình của trường (15,5-18 điểm). Một quy luật được các chuyên viên phòng đào tạo các trường rút ra là các ngành mới thường có tỉ lệ “chọi” thấp và điểm chuẩn cũng không cao do ít thí sinh biết. Như vậy, nếu chọn các ngành này sẽ tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

 

Học theo nhu cầu xã hội

 

Nhiều năm nay, phụ huynh kháo nhau về một ngành kỹ thuật mà bao nhiêu sinh viên ra trường đều được các cơ sở y tế đón nhận. Đó là ngành vật lý kỹ thuật hiện đang đào tạo tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM. Do nhu cầu về kỹ sư vật lý kỹ thuật y sinh để hỗ trợ đội ngũ cán bộ y tế càng tăng, kỹ sư vật lý kỹ thuật được đào tạo các lĩnh vực công nghệ liên ngành, ứng dụng các nguyên lý và phương pháp kỹ thuật (vật lý, cơ khí, điện tử, hóa học, công nghệ thông tin) trong lĩnh vực y sinh học, đặc biệt trong y khoa. Các lĩnh vực chuyên môn chính của kỹ thuật y sinh: Thiết bị y khoa; thiết bị hiển thị hình ảnh trong y khoa; vật liệu y sinh; tin học y khoa...

Năm nay, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cũng có sự điều chỉnh nhỏ. Đó là sẽ tuyển sinh và đào tạo ngành Pháp – Anh thay cho ngành tiếng Pháp như mọi năm. Theo lý giải của nhà trường, sự thay đổi này nhằm tạo cơ hội việc làm rộng rãi hơn cho sinh viên tốt nghiệp. Như vậy, thí sinh học ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa Pháp, Anh; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp và tiếng Anh ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng như: giảng dạy, biên phiên dịch, nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa xã hội liên quan, quản lý kinh tế...

Trường CĐ Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai cũng có một chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội, đó là chuyên ngành nhiếp ảnh quảng cáo. Sinh viên được học chuyên về chụp ảnh để sử dụng trong quảng cáo pa-nô, áp-phích, ảnh sử dụng trong quảng bá sản phẩm...

Ra mắt bộ môn kỹ thuật y sinh

Chiều 26-2, Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo giới thiệu bộ môn kỹ thuật y sinh. Đây là bộ môn đa ngành bao gồm nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực như sinh học, y học, công nghệ... nhằm mục đích chung là nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ con người. Tại Trường ĐH Quốc tế TPHCM, bộ môn kỹ thuật y sinh sẽ tập trung phát triển 2 lĩnh vực: Trang thiết bị y tế và y học tái tạo. Theo GS Võ Văn Tới, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế TPHCM, đây là những lĩnh vực mà thực tế xã hội VN rất cần. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành kỹ sư lâm sàng tại các bệnh viện, nhà kinh doanh trong lĩnh vực y sinh hoặc có thể tiếp tục học sau ĐH... Dự kiến, bộ môn sẽ tuyển sinh vào năm 2009.

Th.Vinh

Diệu Hằng
nld.com.vn

Số lần xem trang : 14898
Nhập ngày : 01-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 01-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007