TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 80
Toàn hệ thống 3491
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

GIÁO DỤC

 

Chương trình tư vấn Hướng nghiệp-Tuyển sinh 2009 do Báo SGGP tổ chức

“Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường”: Sôi nổi tại Cần Thơ

Chủ nhật, 01/03/2009, 23:02 (GMT+7)

Từ 6 giờ sáng, sân Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) với sức chứa hàng ngàn người, đã trở nên chật chội bởi lượng học sinh dồn về tham dự chương trình Tư vấn Hướng nghiệp – Tuyển sinh 2009 do Báo SGGP tổ chức.

Không khí thực sự nóng bỏng khi hàng ngàn chiếc ghế súp đã bị chiếm sạch trong tích tắc. Những học sinh đến sau phải chạy lên cả hành lang trên tầng một để tranh thủ chuẩn bị tập ghi chép, thảo những câu hỏi thắc mắc chờ các chuyên gia giải đáp.

Trước ngã rẽ cuộc đời, các em thật sự cần những lời khuyên thật sự bổ ích: Chọn ngành, chọn trường… hay chọn cả hai…

Quan trọng là việc làm và thu nhập

Đến dự ngày hội, không chỉ có các học sinh lớp 12 của 20 trường tại TP Cần Thơ mà còn có các HS ở các huyện của tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long. Khoảng cách địa lý xa xôi không còn là trở ngại với nhiều bạn vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu khám phá sở thích bản thân, cần định hướng lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn đã kéo ngắn khoảng cách.

Nhóm bạn Hồng Chuyên, Phúc Toàn (Trường THPT An Bình) hăm hở thức dậy từ sáng sớm, đạp xe từ quận Cái Răng lên Bình Thủy để nghe trọn buổi tư vấn. Sân trường như càng nhỏ lại bởi âm thanh rộn rã, phấn khởi của hàng ngàn học sinh.

Những tờ Báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày thứ bảy (28-2-2009) với 10 ngành “hot” nhất, trắc nghiệm sở thích và ngành nghề theo lý thuyết Holland… được các em chuyền tay nhau như một cẩm nang “gối đầu giường”.

Buổi giao lưu trực tiếp với các thầy của trường ĐH chưa bắt đầu nhưng không khí ngay tại ngôi trường chuyên của đất Tây Đô đã thật sự sôi động.

Đông đảo học sinh ĐBSCL tham dự buổi tư vấn sáng 1-3 và xem thông tin tuyển sinh trên Báo SGGP. Ảnh: MAI HẢI

“Phát pháo” đầu tiên điểm đúng trọng tâm của chương trình và sự quan tâm cho những bạn cần định hướng nghề nghiệp về những ngành dễ tìm việc làm, thu nhập cao.

Làm thế nào để dung hòa giữa sở thích và nhu cầu lao động của xã hội là mối quan tâm của hầu hết học sinh ngấp nghé trước sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Sau những giây phút ngại ngùng, e dè, không khí trở nên sôi động khi nhiều cánh tay giơ lên, những câu hỏi xoay quanh ngành nghề, điều kiện tuyển sinh liên tục được đặt đến đại biểu của các trường. Không chỉ dừng lại ở mối quan tâm ngành trong trường đại học, nhiều câu hỏi còn đề cập đến tương quan nhu cầu xã hội về lao động cho từng ngành nghề với tình hình suy giảm kinh tế hiện tại.

Bạn Quách Kim Thu Trang (Trường THPT Châu Văn Liêm) thắc mắc: “Ngành trang trí nội thất có còn “hot” khi kinh tế khó khăn? Dù biết rằng không có thầy đến từ trường mỹ thuật nhưng em vẫn cứ hỏi vì em thấy mình có năng khiếu và hợp sở thích với ngành này”.

Một câu hỏi có vẻ “xa rời” buổi tư vấn nhưng lại được các chuyên gia ủng hộ bởi vì các thầy và ban tổ chức luôn mong muốn người học có sự định hướng nghề nghiệp phù hợp sở thích, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Bạn Nguyễn Ngọc Trân (Trường THPT Nguyễn Việt Hồng) chưa thỏa mãn với câu trả lời của ban tư vấn và kiên trì làm rõ thắc mắc của mình bằng 3 câu hỏi liên tiếp đến ban tổ chức.

Đầu tháng 3, chưa đến 10 giờ trưa trời nắng chói chang, những cây xanh trong sân trường không làm dịu đi cái nóng như “lửa” của các bạn. Trời nắng, thầy và trò đều thấm mệt sau những câu hỏi “hóc búa”. Vã mồ hôi nhưng các em vẫn kiên trì chờ nghe lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Nhiều em chạy nắng vào cầu thang, hành lang nhưng vẫn chăm chú theo dõi. Ngoài cổng, nhiều học sinh ở xa vừa kịp đạp xe đến nghe tư vấn cách chọn lựa ngành cho kỳ thi đại học sắp tới.

Sân trường dường như náo động hơn khi thầy Trần Đình Lý của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM xuống gặp từng em giải thích kết quả trắc nghiệm của lý thuyết Holland về 6 nhóm sở thích ứng với ngành nghề và hướng dẫn các em cách làm trắc nghiệm.

Hướng nghiệp trước, hướng trường sau

Tinh thần của chương trình “Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường” đã “bắt đúng” tâm tư của cả những thầy cô vốn có kinh nghiệm “chinh chiến” tư vấn trên mọi nẻo đường đất nước. Bởi lẽ, 70% SV ĐH học đến năm thứ 4 mới phát hiện mình… nhầm nghề.

Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) là trường hiếm hoi có phòng tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Mỗi ngày, người phụ trách phòng này phải bỏ ra 3 giờ trả lời email thắc mắc của HS băn khoăn trước lối rẽ vào đời.

Thạc sĩ Trần Đình Lý (Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) đang tư vấn cho các học sinh. Ảnh: Mai Hải

Nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp của các em không phải lúc nào cũng được đáp ứng. “Nhiều trường quan tâm đến phần trăm tỷ lệ đậu tốt nghiệp, ĐH hơn là có bao nhiêu HS của mình chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực, nhu cầu xã hội, bao nhiêu HS ra trường có việc làm” - lãnh đạo của một trường THPT Cần Thơ tâm tư.

Ông kể: Con của một GV dạy hướng nghiệp thích học ngành kiến trúc nhưng không được đầu tư cho con học vẽ trước, để xem liệu con mình thật sự có năng khiếu kiến trúc hay chỉ là sở thích cảm tính, thời thượng theo mốt bạn bè. Các em chỉ thấy vẻ lấp lánh, sang trọng bề ngoài mà không lường trước sự vất vả, nhọc nhằn, thậm chất vị đắng của “nghề”.

Hướng nghiệp phải được thực hiện từ lớp 10 để HS có nhiều thời gian tìm hiểu sâu nghề nghiệp sau này của các em. Nếu được cọ xát thực tế, cảm thấy không thích hợp với ngành nghề mình thích, các em sẽ kịp thời điều chỉnh. Tìm hiểu nghề nghiệp ngay khi học lớp 10 sẽ giảm được việc chọn trường theo tâm lý, xu hướng chung, không lãng phí tiền của, công sức người học. 

“Báo quan tâm tổ chức tư vấn chỗ nào thì HS nơi đó không thiệt thòi. Nhưng bao giờ lấp được chỗ trống trong hướng nghiệp?” - chúng tôi không giải đáp được câu hỏi của các thầy cô và điều này cứ ám ảnh đoàn tư vấn trong suốt hành trình về lại TPHCM.

  • Vượt 100km để... chọn nghề

Em Trương Liễu Tôn Nguyên, Trường THPT Cây Dương (Hậu Giang), lặn lội gần 100km đến tham dự chương trình, vui mừng khi những khúc mắc về ngành thiết kế thời trang, ngành em yêu thích, được ThS Nguyễn Văn Long Giang, Phó Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, trực tiếp giải đáp.

“Vừa qua, trường em cũng có một số SV Trường ĐH Cần Thơ đến trường tổ chức tư vấn nhưng các anh chị chỉ trả lời khái quát về những thủ tục cần thiết khi đăng ký thi vào các trường ĐH. Còn những thắc mắc về ngành nghề em yêu thích thì bỏ ngỏ. May sao mẹ em đọc thấy thông tin trên báo SGGP đã thông báo cho em và em quyết định xin tiền đón xe lên để nhờ các thầy tư vấn” - Nguyên hồ hởi kể.

  • Cô giáo cũng đi nghe tư vấn

 

* Cùng chịu trận cái nóng oi bức với các chuyên gia tư vấn và học sinh, còn có những giáo viên tâm huyết với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nhiều người còn quan tâm đến định hướng ngành nghề cho học sinh hơn chính bản thân các em.

Cô giáo La Thị Ánh Loan, Giám thị Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, chia sẻ: “Vì ở xa, trường cô chỉ có vài chục em được đến tham dự. Cô thấy quý lắm, báo và các thầy quan tâm về đây nói chuyện hướng nghiệp cho các em. Hướng nghiệp quan trọng lắm nhưng trong trường phổ thông ít người được đào tạo chuyên môn lĩnh vực này và thời gian giảng dạy chương trình này cũng rất ít nên thiệt thòi cho học sinh. Cô sẽ sinh hoạt dưới cờ ngay thứ 2 này cho học sinh của trường”.

 

* Nhìn cô Nhan Ngọc Hà, Trường THPT Thốt Nốt, ghi chép chăm chú, các thầy trong ban tuyển sinh cứ ngỡ đó là phóng viên đang tác nghiệp. Trường cô cách xa trung tâm 40 cây số nhưng cô giáo trẻ đến điểm tư vấn rất sớm. Thỉnh thoảng, cô đặt câu hỏi nhờ giải đáp thắc mắc.

Khi ban tổ chức phân HS ra các phòng giải đáp chuyên biệt của từng trường, cô cũng đi theo. Tất cả tài liệu giới thiệu về trường không đủ phát. Thầy Trần Đình Lý phải “xin” lại của HS để tặng cho cô về làm tư liệu.

Cô tiếc hùi hụi: “HS của trường cũng có đọc thông tin tuyển sinh trên báo. Đọc để nắm thông tin chung, chứ các em chưa hiểu cặn kẽ, chi tiết khi hiện nay có hàng trăm ngành học. Nhiều em bày tỏ với tôi những băn khoăn, trăn trở, cơ hội việc làm ở ngành các em dự định sẽ chọn. Tư vấn của Báo SGGP là cơ hội để HS được gặp mặt trực tiếp các trường. Tôi mong quý báo tổ chức thêm nhiều chương trình tư vấn thiết thực cho HS vùng sâu, vùng xa…”.

Liên - Hùng - Hà - Giang

 

Số lần xem trang : 14899
Nhập ngày : 02-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007