Trang cá nhân Trương Thục Tuyền

Trang chủ NLU | Khoa CNTP | Trang nhất | Sơ đồ trang | English |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 3370
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trương Thục Tuyền

Phép đo bền cơ nhiệt TMCT (Thermal Mechanical Compression Test)

Phép đo bền cơ nhiệt TMCT (Thermal Mechanical Compression Test) do Bhesh Bhandari và các đồng nghiệp tại Đại học Queensland, Australia phát triển có thể ứng dụng để đo nhiệt độ chuyển pha của các vật liệu rắn với ít thao tác trong bước xử lý vật mẫu (Bhandari 2007; Boonyai và ctv 2006; Boonyai và ctv 2007). Kỹ thuật đo này dựa trên các phản ứng ứng suất-sức căng và lực-biến dạng của vật liệu khi vật liệu bị nén và đốt nóng. Lúc đó, trạng thái chuyển pha sẽ xảy ra khi vùng vô định hình của vật liệu chuyển từ trạng thái gương sang trạng thái mềm cao làm cho đầu đo bị dịch chuyển đột ngột. Trạng thái vật lý này được gọi là trạng thái hóa mềm (glass-rubber transition) do sự dịch chuyển đầu đo xảy ra vì có sự thay đổi độ nhớt của vật liệu tại vị trí tiếp xúc với bề mặt bị đốt nóng. Phép đo này tương tự như phép đo dão (creep test) nhưng dưới điều kiện quét nhiệt. Ngăn chứa vật mẫu được thiết kế tích hợp với các máy đo cơ học như Instron hay máy đo cấu trúc (Texture Analyser). Do vật liệu được tiếp xúc với bề mặt đốt nóng rộng dưới lực nén của đầu đo nên bất kì một sự thay đổi tính chất cơ học nào cũng được ghi lại bằng máy đo. Hơn nữa, sự thoát ẩm cũng được khắc phục do đầu đo bao phủ toàn bộ diện tích bề mặt của vật mẫu. TMCT đã được áp dụng để đo nhiệt độ hóa mềm của một số thực phẩm dạng khô như sữa bột gầy, mật ong, bột táo, mì sợi, tinh bột với các phép đo đối chứng bằng DSC, TMA (Bhandari 2007; Boonyai và ctv 2006; Boonyai và ctv 2007). Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát tính ứng dụng của phép đo sức bền cơ nhiệt trong việc xác định nhiệt độ hóa mềm của bột gạo. Các giá trị đo được sẽ được so sánh với các giá trị đo bằng các phương pháp khác đã được nghiên cứu trước đây.

 

Hình minh họa hệ thống TMCT

Bảng 1. So sánh giữa giá trị Tg-r đo bằng TMCT trong nghiên cứu này

và các giá trị Tg đo bằng các kỹ thuật khác đã đượccông bố.

Ẫm độ

Mẫu đo

Phương pháp

Tg /Tg-r (oC)

Tài liệu tham khảo

12-16%

Bột gạo

DSC

» 50.0oC

(Nehus 1997)

Bột gạo

TMCT

41.6-56.7oC

Nghiên cứu này

14.4%wb

Hạt gạo lức

TMA

45.0oC

(Sun và ctv 2002)

Bột gạo

TMCT

47.7oC

Nghiên cứu này

16.3%wb

Hạt gạo lức

DMTA

45.0oC

(Sienbenmorgen và ctv 2004)

Hạt gạo lức

DSC

45.1oC

(Cao và ctv  2004)

Bột gạo

TMCT

40.38oC

Nghiên cứu này

DSC: Differential Scanning Calorimetry

TMA: Thermo-mechanical Analysis

DMTA: Dynamic Mechanical Thermal Analysis

 

Nhìn chung, phép đo sức bền cơ nhiệt TMCT có thể ứng dụng để đo nhiệt độ hóa mềm của bột gạo trong khoảng ẩm độ 2.4-19.5% cơ sở ướt, vốn rất khó xác định bằng kỹ thuật DSC thông dụng. Giá trị Tg-r đo được trong nghiên cứu này tương tự với các giá trị Tg đo bằng TMA, DMTA. Kết quả này minh chứng cho tính ứng dụng, đơn giản và kinh tế của phép đo sức bền cơ nhiệt trong việc xác định nhiệt độ hóa mềm của các loại ngũ cốc.

 

Tài liệu tham khảo:

Bhandari, B. Stickiness and Caking in Food Preservation. In Handbook of Food Preservation; Rahman, S. M., Ed.; CRC Press: Boca Raton, 2007; 387-401.

Boonyai, P.; Bhandari, B.; Howes, T. Applications in Thermal Mechanical Compression Tests in Food Powder Analysis. International Journal of Food Properties. 2006, 9 (1): 127-134.

Boonyai, P.; Howes, T.; Bhandari, B. Instrumentation and testing of a thermal mechanical compression test for glass-rubber transition analysis of food powders. Journal of Food Engineering. 2007, 78, 1333-1342. 

Số lần xem trang : 14808
Nhập ngày : 14-07-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giới thiệu Phép đo bền cơ nhiệt

Họ tên: Trương Thục Tuyền Đc: Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông Lâm TP.HCM Email: thuctuyen(a) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007