Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 31
Toàn hệ thống 3603
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Nhận được câu chuyện thật hay và đầy tính nhân văn, xin chia sẻ cùng bạn.

Chuyện cây táo

Nguyễn Văn Bộ
Có một cây táo rất to. Cậu bé con thường xuyên đến chơi quanh cây táo. Cậu trèo lên cây, ăn những quả táo chín đỏ và ngủ dưới tán cây. Cậu rất yêu cây táo và cây táo cũng vậy, rất thích chơi cùng cậu. Nhưng thời gian trôi qua ...

Cậu bé đã lớn, và không đến chơi quanh cây táo hàng ngày nữa. Một ngày, cậu lại đến với vẻ mặt đượm buồn. Cây táo cất tiếng: “Hãy lại đây chơi với ta”.

“Tôi không còn là đứa bé nữa, tôi không muốn chơi ở quanh cây táo đâu. Tôi muốn có đồ chơi. Tôi cần tiền để mua đồ chơi” - Cậu bé nói.

- “Xin lỗi, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái táo đem bán. Sau đó cậu sẽ có tiền nhé!”

Cậu bé quá đỗi vui mừng, hái hết số táo trên cây rồi quay bước đi. Từ đợt đó cậu không quay trở lại với cây táo nữa. Cây táo rất buồn.

Rồi một ngày khác, cậu bé năm nào lại quay trở lại, cây táo vô cùng phấn khởi: “Hãy đến đây chơi với ta nào ”. “Tôi không có thời gian đâu, tôi phải làm việc cho gia đình. Chúng tôi muốn có cái nhà để ở. Liệu cây có giúp tôi được không?”.

- “Xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt các nhánh cây của ta để làm nhà ở”.

Thế là cậu bé, giờ đã thành chàng trai trẻ, chặt hết các nhánh cây táo và vui vẻ bước đi. Cây táo thấy vui khi nhìn cậu hạnh phúc. Nhưng từ đó chàng trai không quay lại nữa.

Cây táo cảm thấy cô đơn và buồn tủi. Một ngày hè nóng nực, cậu bé năm nào, giờ đã già, quay trở lại. Cây táo phấn khởi lắm: “Hãy đến đây chơi với ta”.

Cậu bé ngày nào trả lời: “Tôi buồn lắm, và tôi cũng già rồi. Tôi muốn đi du thuyền để thư giãn”.

Cây táo đáp lại: “Hãy dùng thân cây của ta mà làm thuyền. Cậu có thể đi khắp nơi”.

Cậu bé năm nào chặt thân cây để làm thuyền rồi đi chu du, không quay lại thăm cây táo trong một thời gian dài.

Nhiều năm sau, cậu bé quay lại, giờ cậu đã thành ông lão.

- “Xin lỗi cậu bé của ta, nhưng ta không còn gì để cho cậu nữa rồi. Không còn táo cho cậu…”, cây táo nói.

- “Tôi không còn răng để ăn”.

- “... không còn thân cây cho cậu trèo…”

- “Tôi quá lớn tuổi để làm điều đó”.

- “Ta thực sự không thể cho cậu gì nữa, chỉ còn duy nhất phần gốc đang chết dần…” - Cây táo nghẹn ngào.

- “Bây giờ tôi không cần gì hết, tôi chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi. Tôi thấy mệt mỏi sau bao năm tháng”.

- “Ồ, hay quá! Gốc cây già nua này sẽ là nơi tốt nhất cho cậu nghỉ. Nào, hãy đến đây, hãy đến đây với ta và nằm nghỉ bên ta”.

Cậu bé năm nào ngồi xuống, cây táo vui mừng trào nước mắt.

Đây là câu chuyện dành cho tất cả mọi người. Cây táo chính là cha mẹ của chúng ta. Khi trẻ, chúng ta yêu quý và thích chơi cùng cha mẹ. Nhưng khi đã lớn, chúng ta lại rời họ đi, chỉ tìm đến họ khi ta cần gì đó hay gặp khó khăn, rắc rối.

Cho dù thế nào chăng nữa, cha mẹ vẫn sẽ luôn ở bên cạnh và cho chúng ta mọi thứ, luôn mong chúng ta được hạnh phúc. Có thể bạn nghĩ cậu bé cư xử tàn nhẫn
với cây táo, nhưng sự thực, chúng ta cũng cư xử với cha mẹ mình như thế đấy !!!

 

Số lần xem trang : 14824
Nhập ngày : 22-07-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Chuyện thư giãn

  Câu chuyện chú ếch(10-12-2015)

  Quá khứ(04-07-2009)

  Kết luận cuối cùng(02-07-2009)

  Việc này làm thế nào đây?(28-02-2009)

  Bien va toi(25-02-2009)

  Bùa yêu(24-02-2009)

  Cây gậy thần(20-02-2009)

  Chuyện có bốn vợ ở xứ người(19-02-2009)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007