TS. Phan Triều Giang

Khoa LÂM NGHIỆP

Bộ Môn LÂM NGHIỆP XÃ HỘI và NÔNG LÂM KẾT HỢP

Biography Courses
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 2629
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phan Trieu Giang

  

Đề án nghiên cứu

Ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng đất đến biến đổi khí hậu ở Đà Lạt

 

Phan Triều Giang –

 (Tài liệu minh họa giảng dạy tiếng Anh CN )

 

 

I. Đặt vấn đề

 

Trong những năm vừa qua, khí hậu Việt Nam thay đổi theo chiều hướng ngày càng khắc nghiệt hơn với nhiều hiện tượng hiếm như mưa đá, lốc xoáy, bão. Hằng năm, nhiều nguy cơ đã biến thành thảm họa giết chết hàng trăm người, ảnh hưởng kinh tế và đời sống của hàng ngàn người (Thanh_Nien 2005; VNN 2005; Lao_Dong 2007b; SGGP 2008). Nghiêm trọng hơn, những vùng trước đây được xem là an toàn gần đây cũng bị đe dọa. Cuối năm 2006, cơn bão Durian đã quét qua vùng đồng bằng Sông Cữu Long giết và làm bị thường hàng ngàn người, phá hũy hàng ngàn ngôi nhà và tàu thuyền (Thanh_Nien 2006; Dan_Tri 2008).  Đầu năm 2008, một đợt rét hại kéo dài chưa từng có trong lịch sử cũng gây tác hại đáng kể cho các tỉnh Bắc Việt Nam (Lao_Dong 2008).  

 

Khí hậu của Đà Lạt, một thành phố ôn hòa ở Tây Nguyên, cũng có nhiều biến động. Trong những năm vừa qua, khí hậu Đà Lạt đã thay đổi với biến động nhiệt độ rất cao. Vào 2006, nhiệt độ tuyệt đối cao thấp hơn 3oC so với 2005 trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất lại cao hơn 2.3oC (SGGP 2007). Tiếp theo một đợt rét kéo dài từ tháng 11-12, 2006, khí hậu Đà Lạt cực nóng và khó chịu. Tháng 2 năm 2007, chính quyền Đà Lạt báo rằng nhiệt độ địa phương cao bất thường đến 27oC. Sự khắc nghiệt ở chỗ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 15oC, tăng 5-7 độ so với các năm khác (Thanh_Nien 2007; Tuoi_Tre 2007).

 

Đà Lạt là một điểm du lịch nổi tiếng và là một vùng sản xuất rau hoa quan trọng của cả nước[1], do đó sự thay đổi của khí hậu Đà Lạt có thể gây bất lợi lớn cho sự phát triển của thành phố. Thật vậy, nhiều nông dân đã nhận ra nhiều dấu hiệu bất thường như sự bùng phát của sâu bệnh hay các dấu hiệu sinh lý lạ (Tuoi_Tre 2007). Ngành du lịch cũng thấy có sự suy giảm (Thanh_Nien 2008).

 

Nguyên nhân gây ra sự thay đổi của khí hậu và thiên tai rất đa dạng, liên kết qua lại và rất khó xác định (Berkes 2007). Mặc dù các yếu tố toàn cầu như sự nóng lên của trái đất, , El Nino, và La Nina thường được quy kết là nguyên nhân, các yếu tố sinh thái biến động tại địa phương có thể là nguyên nhân gây ra các bất ổn (Thanh_Nien 2004; VNN 2007; Lao_Dong 2007c). Nhiều người cho rằng sự thay đổi của khí hậu Đà Lạt là kết quả của việc sử dụng đất mất cân đối, đặc biệt là việc mất rừng và bê tông hóa. Diện tích rừng thông đã giảm từ 31,000 ha xuống chưa tới 15,000 ha trong 3 thập niên qua trong khi dân số địa phương tăng hơn 50% từ 1995 (LDSO 2006; SGGP 2007; Tuoi_Tre 2007).  

 

Mục đích của nghiên cứu này (research purpose) nhằm tìm hiểu sự liên quan giữa khí hậu Đà Lạt và sự chuyển đổi các hình thức sử dụng đất tại địa phương.  Nghĩ rằng (giả thuyết rằng), sự thay đổi của độ che phủ đất có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tiểu vùng khí hậu Đà Lạt, nên chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi sau (research questions):

 

  1.  Các yếu tố sử dụng đất nào có ảnh hưởng đến sự gia tăng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm.
  2. Các yếu tố sử dụng đất nào có ảnh hưởng đến sự gia tăng của lượng mưa và phân bố mưa trong năm.

II. Tổng quan tài liệu

 

Đề tài này nằm trong bối cảnh các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa con người, môi trường, và thiên tai.

 

Quan điểm phổ biến cho rằng thiên tai là kết quả của các tiến trình tự nhiên. Sự xuất hiện và các điều kiện gây ra thiên tai như bão lũ, lốc xoáy, động đất, hạn hán. Vì vậy thiên tai theo quan điểm này là khó dự đoán hay báo trước để có thể phòng bị (Hewitt 1983 cf Toblin 1977, p.15). Nạn nhân của thiên tai theo quan điểm này là do định mệnh (trời kêu ai nấy dạ).

 

Hiện nay, thiên tai không còn được xem thuần túy là do các yếu tố tự nhiên mà còn là kết quả xã hội. Hewitt cho rằng, hầu hết các thảm họa đều có thể dự báo hay biết trước (Hewitt 1983, p. 25).  Vì vậy, tập trung vào các yếu tố thiên nhiên mà bỏ qua các yếu tố xã hội là rất thiếu sót (Blaikie 1985, p. 87-91; Berkes 2007). Blaikie chỉ ra rằng, thiên tai là kết quả gặp gỡ của yếu tố hiểm nguy (bão, lũ, v.v) và sự kém phòng bị, hay bất cẩn của con người thể hiện qua nhiều yếu tố kinh tế xã hội (Wisner, Blaikie et al. 2004, p. 21-26). Thiên tai còn là kết quả của mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa con người và thiên nhiên. Yếu tố quan trọng làm suy thoái mối quan hệ này là các hoạt động của con người khai thác bừa bãi thiên nhiên (Abramovitz and Starke 2001, p. 15-22). Việc khai thác ồ ạt đã làm thay đổi các yếu tố sinh học, vật lý của trái đất và tạo ra những phản ứng tiêu cực tới xã hội loài người (Berkes 2007). Con người đã đưa nhiệu hệ sinh thái đến điểm bất cân bằng hay tới hạn, mà từ đó chúng không thể phục hồi được hay không chịu đựng tốt, không còn chức năng bảo vệ khi các yếu tố hiểm nguy xãy ra (Abramovitz and Starke 2001, p. 15-22).

 

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc tàn phá rừng gây ra thảm họa biến đổi khí hậu thông qua việc làm giảm khả năng giữ nước, thay đổi nhiệt độ trung bình, tăng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm (Shiva, Emani et al. 2000; CESTI 2007). Tuy vậy, một số tác giả khác lại cho rằng chưa có bằng chứng thực sự thuyết phục về mối liên hệ giữa sự biến mất của rừng và biến đổi của tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là trong quan hệ với lượng mưa, phân bố mưa, và biên độ nhiệt ngày và đêm (Gallo, Easterling et al. 1996; Lipper 1999).

 

 

III. Phương pháp nghiên cứu

 

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi cần thực thu thập thông tin về biến động một số kiểu hình đất đai và khí hậu của Đà Lạt. Cụ thể, về mặt khí hậu số liệu cần thu thập gồm lượng mưa, phân bố mưa trong năm, nhiệt độ tối cao tối thấp, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm. Về mặt biến động đất đai, chúng tôi cần thu thập biến động sử dụng đất đai qua các năm, tập trung chú ý vào biến động diện tích rừng, diện tích cà phê, rau màu, và đất đô thị.

 

Thông tin về khí hậu về vũ lượng và nhiệt độ được thu thập từ trạm khí tượng thủy văn Đà Lạt và Liên Khương. Thông tin về biến động đất đai có thể lấy được từ ảnh chụp vệ tinh, các báo cáo địa chính, đặc biệt là bản đồ hiện trạng đất qua các năm. Chúng tôi sẽ thu thập số liệu theo chu kỳ 10 năm gồm 2008, 1998, 1988, 1978, 1968, and 1958. Năm “1958” được chọn là điểm chốt cuối cùng vì năm này là thời điểm dân số và diện tích đất nông nghiệp bắt đầu tăng mạnh mẽ trong vùng Đà Lạt. Trước thời điểm này biến động dân số và sử dụng tài nguyên chưa đáng kể (UBNDTLD 2001). Thêm vào đó, các số liệu xưa hơn 1950s hiện không còn đầy đủ.

 

Chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm phân tích SPSS và Excell để phân tích số liệu.

 

IV. Địa điểm nghiên cứu

 

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Langbian thuộc tỉnh Lâm Đồng ở độ cao 1500 m. Đà Lạt có diện tích 393.3 km2 với khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình từ 18 đến 20oC, lạnh nhất vào tháng 12, nóng nhất vào khoảng tháng 5. Lượng mưa trung bình biến động từ 1600mm đến 2300 mm tập trung vào tháng 7-9 với ẩm độ vào khoảng 85-86% (LDSO 2006, p. 3-12).

 

Đầu thế kỷ 20, chỉ khoảng 32.000 người sống ở vùng này, chủ yếu là người bản địa. Vào năm 1945, dân số đã tăng gấp đôi chủ yếu là do di dân người Kinh được đưa từ các vùng đồng bằng nhằm phục vụ người Pháp và xây dựng thành phố (Mac 1983).  Vào năm 1975 dân số của cả tỉnh cũng còn tương đối thấp vào khoảng 300,000 người. Do các kế hoạch di dân ồ ạt theo chương trình Kinh Tế Mới, vào 1989 dân số này đã tăng lên 639,224 người trong đó 116.000 sống ở Tp. Đà Lạt (Mac 1983; UBNDTLD 2001, p. 110). Sau 1986, cải tổ kinh tế đã làm cho dân số tăng mạnh mẽ do di dân tự do. Dân số Lâm Đồng đạt 1.170.000 người vào 2005 trong đó gần 200.000 người sống ở Đà Lạt (LDSO 2006, p. 12).

 

Cùng với sự gia tăng dân số là việc mở rộng đất nông nghiệp và suy giảm diện tích rừng. Đến giữa thế kỹ 20, việc khai thác rừng còn ở dạng sơ khai. Vì vậy rừng bao phủ hầu hết cao nguyên Langbiang và Di Linh (UBNDTLD 2001, p. 248-250). Từ năm 1954, rừng bắt đầu bị tàn phá nặng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, xuất khẩu gỗ, và đặc biệt là phát triển đất nông nghiệp. Sau 1975 rừng, được xem là tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế, đã bị khai thác nặng nề bởi hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp và lâm trường (Dang 1986; Luu 1986; UBNDTLD 2001, p. 250-251). 

 

Hiện nay, các thành phần kinh tế chính của Lâm Đồng là nông nghiệp, dịch vụ, và công nghiệp. Tổng GDP vào khoảng 6,000 tỉ đồng và 2005, gấp ba lần 1995 trong đó nông nghiệp chiếm 48%, dịch vụ 31%, và công nghiệp 21%. Các vụ trồng chính của Lâm Đồng là cà phê, trà, dâu tằm, và nhiều loại hoa và rau. Trong những năm vừa qua, sự bùng nổ của diện tích cà phê đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp (LDSO 2006). Đồng thời với sự mở rộng này là tình trạng mất rừng. Từ 2002 đến 2004, khoảng gần 13.000 ha rừng đã mất đi. Trong khi đó, diện tích đất cây lâu năm đã tăng lên hơn 26.000 ha (Thanh_Nien 2005; LDSO 2006). Bên cạnh nông nghiệp, du lịch là một ngành quan trọng. Trong năm 2004, Lâm Đồng tiếp đón hơn 1.3 triệu du khách trong đó có hơn 96.000 người nước ngoài (Thanh_Nien 2005).

 

V. Thời gian nghiên cứu dự kiến

 

Nghiên cứu này sẽ được thực hiện trong hai năm. Trong đó phần ngoại nghiệp chiếm thời gian tám tháng. Các công việc chính và phân bố thời gian được trình bày ở bảng sau:

 

TT

Công việc

Phân bố thời gian

1

Lên kế hoạch, rà soát nội dung và hậu cần (liên lạc người hướng dẫn, chỗ ăn ở, làm việc ở địa phương)

Tháng 1-2

2

Thu thập số liệu khí tượng ở trạm Đà Lạt và Liên Khương

Tháng 3

3

Phân tích, kiểm tra tính đầy đủ, tin cậy của số liệu và viết sơ khởi

Tháng 4-5

4

Thu thập số liệu biến động đất đai Đà Lạt (ở Đà Lạt và các huyện trong vùng phụ cận, thư viện ở Tp. HCM, Hà Nội, ảnh vệ tinh từ thư viện đại học Michigan).

Tháng 6-8

5

Phân tích số liệu biến đất đai

Tháng 9-12

6

Viết hoàn chỉnh báo cáo & đăng tạp chí chuyên ngành

Tháng 13-24

 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

Abramovitz, J. N. and L. Starke (2001). Unnatural disasters. Washington, D.C., Worldwatch Institute.

           

Berkes, F. (2007). "Understanding uncertainty and reducing vulnerability: lessons from resilience thinking." Natural Hazards 41: 283-295.

           

Blaikie, P. M. (1985). The Political Economy of Soil Erosion in Developing Countries, London, Longman, Pearson/John Wiley. New York .

           

CESTI (2007). "Diễn biến khí hậu bất thường tại Đông Á." Center for Science and Technology Information of Hochiminh City. April 2007. http://www.cesti.gov.vn/left/stinfo/khcnqt/2007/04/mlnews.2007-04-02.1163905905.

           

Dan_Tri (2008). "Sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng chưa từng có." Dan Tri News. April 9, 2008. http://dantri.com.vn/Sukien/Se-xuat-hien-nhieu-dot-nang-nong-chua-tung-co/2008/4/226894.vip.

           

Dang, N. V. (1986). Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về kinh tế - xã hội Tây Nguyên trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Một số vấn đề kinh tế xã hội Tây Nguyên. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội: 37-101.

           

Gallo, K., D. Easterling, et al. (1996). "The Influence of Land Use/Land Cover on Climatological Values of the Diurnal Temperature Range." Journal of Climate 9: 2941-2944.

           

Hewitt, K. (1983). Interpretations of Calamity, London, Allen and Unwin.

           

Lao_Dong (2007b). "Bão số 5 gây ra trận lũ lịch sử (Hurrican no. 5 caused historical flood)." Lao Dong Newspaper. October 7, 2007. http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2007/10/58618.laodong.

           

Lao_Dong (2007c). "Rừng ngập mặn - "bức tường xanh" giảm thiểu thiên tai " Lao Dong Newspaper. December 1, 2007 http://www.laodong.com.vn/Home/moitruong/2007/12/67067.laodong.

           

Lao_Dong (2008). "Chuyên đề : Đợt rét đậm dài nhất trong lịch sử." Lao Dong Newspaper. http://www.laodong.com.vn/EventList.aspx?EventID=250.

           

LDSO (2006). Lam Dong Statistical Yearbook 2005. Da Lat, Lam Dong Statistical Office.

           

Lipper, L. M. (1999). The logic of swidden: Poverty and environmental determinants of household farming system choice. United States -- California, University of California, Berkeley.

           

Luu, H. D. (1986). Về sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên. Một số vấn đề kinh tế xã hội Tây Nguyên. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội: 142-158.

           

Mac, D. (1983). Vấn Đề Dân Tộc Ở Lâm Đồng. Đà Lạt, Sở Văn Hoá tỉnh Lâm Đồng.

           

SGGP (2007). "Khí hậu Đà Lạt nóng, lạnh bất thường (Da Lat climate hot, cold unusually)." Sai Gon Giai Phong Journal.  January 01, 2007. http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/1/79293/.

           

SGGP (2008). "Thiên tai gây thiệt hại kinh tế bằng 1% GDP (Natural disasters cost 1% GDP)." Sai Gon Giai Phong Newspaper. January 07, 2008. http://www.sggp.org.vn/kinhte/2008/1/139215/.

           

Shiva, V., A. Emani, et al. (2000). Climate change, deforestation, and the Orissa super cyclone : ecological costs of globalisation. New Delhi, Research Foundation for Science Technology & Ecology.

           

Thanh_Nien (2004). "14 năm, 9.654 người chết vì lũ quét (14 years, 9654 deaths due to flashfloods)." Thanh Nien Newspaper. August 12, 2004. http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/4/4/66106.tno.

           

Thanh_Nien (2005). "Khốc liệt hạn hán (severe drought)." Thanh Nien Newspaper. April 05, 2005. http://www4.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/4/5/106026.tno.

           

Thanh_Nien (2005). "Lâm Đồng sau 30 năm giải phóng: Đường đến Câu lạc bộ 1.000 tỉ!" Bao Thanh Nien (Thanh Nien Newspaper) dated March 31, 2005.  http://web.thanhnien.com.vn/Kinhte/2005/4/4/72867.tno.

           

Thanh_Nien (2006). "Bão số 9 tàn phá nghiêm trọng  (Hurricane no. 9 caused serious damage)." Thanh Nien Newspaper. December 5, 2006. http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/12/5/172838.tno 09:36:00, 05/12/2006.

           

Thanh_Nien (2007). "Tại sao Đà Lạt nóng bất thường? (Why is Da Lat unusually hot?)." Thanh Niên Newspaper. March 08, 2007. http://www4.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/3/8/184098.tno.

           

Thanh_Nien (2008). "Vì sao du lịch Đà Lạt vắng khách? ." Thanh Nien Newspaper. May 9, 2008. http://web.thanhnien.com.vn/Kinhte/2008/5/9/238011.tno.

           

Tuoi_Tre (2007). "Đà Lạt nóng! (Da Lat hot!)." Tuoi Tre. March  06, 2007. http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=189863&ChannelID=89.

           

UBNDTLD (2001). Dia Chi Lam Dong. Ha Noi, Nha Xuat Ban Van Hoa Dan Toc.

           

VNN (2005). "Toàn cảnh bão số 7 (Panorama of Hurricane no.7)." Vietnam Net. October 4, 2005. http://www.vnn.vn/xahoi/2005/09/494977/.

           

VNN (2007). "Thiên tai: Dù nguyên nhân nào vẫn cần tăng cường thông tin." Vietnam Net. November 23, 2007. http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/11/756425/.

           

Wisner, B., P. Blaikie, et al. (2004). At Risk: natural Hazards, People’s Vulnerability and Disasters. Second edition, Routledge.

           

 



[1] In 2004, Da Lat received more than 1.3 million tourists in which 96 thousands were foreigners. Every year, Da Lat provides about 300 million cut flowers for domestic and foreign markets including EU, USA, Japan, China, Taiwan, Australia and ASEAN countries (http://www.tcvn.gov.vn; Thanh_Nien 2005).

 

Số lần xem trang : 14811
Nhập ngày : 29-09-2009
Điều chỉnh lần cuối : 06-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Course >> Tiếng Anh Chuyên ngành và Kỹ Năng viết Đề án Nghiên cứu

  Website học tiếng Anh(10-11-2009)

  On the Edge of Vietnam's Forests (HW 5 & 6 - ĐH07QR)(15-10-2009)

  BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÔNG QUA HỆ THỐNG CANH TÁC (DH07NK Dịch)(06-10-2009)

Address: Department of Social Forestry and Agroforestry, Nong Lam University, Thu Duc District, Hochiminh City, Vietnam, Tel. 84-8-38963352, Fax. 84-8-38960713

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007