TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 119
Toàn hệ thống 6068
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Báo SGGP tặng hơn 3.000 bản trắc nghiệm nghề nghiệp và Cẩm nang chọn nghề 2011
Sáng 20-2, đất thép Củ Chi rộn ràng với rất nhiều xe đưa rước học sinh đến tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp do Báo SGGP tổ chức. Chương trình đã mang đến học sinh Củ Chi những thông tin hữu ích, giúp hàng ngàn học sinh, phụ huynh xác định được việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Củ Chi tưng bừng ngày hội hướng nghiệp
Thứ hai, 21/02/2011, 00:19 (GMT+7)

° Hơn 3.000 học sinh tham gia hướng nghiệp
°
Rộn ràng ngày hội

Tờ mờ sáng, những chuyến xe buýt đưa rước học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Củ Chi chuyển bánh đến Trường THPT Quang Trung (ấp Phước An, xã Phước Thạnh), nơi tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường” do Báo SGGP, Công ty VNG phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức.

Học sinh khối 12 huyện Củ Chi thực hành trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp đăng trên Báo SGGP tại buổi tư vấn. Ảnh: MAI HẢI

Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên Trường THPT Phú Hòa, cùng nhiều đồng nghiệp đã có mặt ở trường từ 5 giờ 30 sáng để điểm “quân”. “Dù đã dặn các em trước đó cả tuần nhưng đến sáng nay mình vẫn gọi điện đôn đốc các em đến đúng giờ. Chương trình tư vấn của Báo SGGP xoáy vào việc định hướng nghề nghiệp nên không chỉ bổ ích cho học sinh mà còn với giáo viên để hướng nghiệp cho các em hiệu quả hơn”, cô Hương cho biết.

Dù chương trình tư vấn chính thức bắt đầu 8 giờ nhưng chưa đến 7 giờ, hơn 3.000 học sinh lớp 12 đã sẵn sàng. Cầm trên tay cuốn Cẩm nang chọn nghề 2011 và ấn phẩm Báo SGGP in tặng, các em thật sự thích thú với phần trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của chương trình, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động học sinh, bố trí phương tiện đưa rước học sinh rất chu đáo. Mọi người đều mong muốn chương trình sẽ giải đáp và giúp các học sinh gợi mở, hiểu được tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2011 do Báo SGGP tổ chức tại Trường THPT Quang Trung huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: MAI HẢI

  • Chọn ngành theo sở thích hay theo nhu cầu xã hội?

Khi người dẫn chương trình vừa dứt lời, một rừng cánh tay giơ lên xin đặt câu hỏi cho ban tư vấn. Nhanh hơn tất cả, em Phan Nhật Anh (lớp 12A1 Trường THPT Phú Hòa) mạnh dạn với câu hỏi: “Xin các thầy cho biết các tiêu chí để lựa chọn ngành nghề cho tương lai?”. Trước khi trả lời câu hỏi, Th.S Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TPHCM) dành lời khen Nhật Anh đã hỏi rất hay và rất thực tế. “Nếu em thích mà không hợp với ngành nghề nào đó thì em không nên chọn. Hơn nữa, em phải xác định có yêu thích ngành nghề đó hay không, đồng thời phải tìm hiểu nhu cầu của xã hội dự báo về ngành nghề đó trong tương lai như thế nào. Tóm lại, 3 yếu tố quan trọng mà em cần phải biết khi chọn ngành là tương thích – tính cách – năng lực”, Th.S Lý gợi mở.

Hàng loạt cánh tay liên tiếp được giơ lên với câu hỏi: “Học ngành sư phạm cần những yêu cầu gì?”. PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, chia sẻ: Nghề giáo là một nghề được cả xã hội tôn trọng. Do đó, điều quan trọng nhất là các em phải yêu nghề, yêu trẻ. Với kinh nghiệm giảng dạy của tôi, các em phải đáp ứng một số yêu cầu như không có khuyết tật về phát âm, ngoại hình tương đối…

Với học lực trung bình, nhiều học sinh Trường THPT Tân Thông Hội, An Nhơn Tây, Phú Hòa… quan ngại giữa bằng cấp của trường công lập có khác gì so với bằng của trường ngoài công lập. Giải đáp những thắc mắc này, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT Nguyễn Quốc Cường thắng thắn: Bằng cấp không quan trọng với nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là các em chọn đúng ngành, đúng trường để học phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế của mình. Khi ra trường, nhà tuyển dụng đánh giá trên năng lực thực tế của các em chứ không đánh giá qua tấm bằng.

TS Nguyễn Toàn, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đưa ra dẫn chứng “người thật việc thật”: Các em có biết nhà thiết kế Võ Việt Chung không? Anh ấy là người dân đất thép Củ Chi. Anh chỉ tốt nghiệp THPT, không vào ĐH mà đem tiền bán bò để theo học nghề may. Nhờ sự đam mê, yêu thích và nỗ lực của bản thân mà anh trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng hiện nay. Như vậy, các em không nên có suy nghĩ nhất thiết bằng mọi giá phải đậu ĐH mà hãy xác định năng lực mình tới đâu để lựa chọn ngành nghề phù hợp để ra trường có được một nghề nghiệp ổn định, đáp ứng nhu cầu địa phương của mình

NHÓM PV

 
 

Đồng chí Nguyễn Tấn Phong, Thành ủy viên, Phó Tổng biên tập Báo SGGP: Với tiêu chí “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường”, chương trình muốn truyền tải một thông điệp rõ ràng trong định hướng giáo dục: các em hãy chọn nghề, định hướng nghề trước khi chọn trường.

Đồng chí Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM: Chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh 2011 “Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường” do Báo SGGP tổ chức với sự đồng hành của Công ty VNG mang nhiều ý nghĩa xã hội thiết thực. Tôi đánh giá rất cao ý nghĩa và nội dung của chương trình đó là tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường.

 
 

Số lần xem trang : 14906
Nhập ngày : 21-02-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007