Nguyễn Hải Đăng

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 2844
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

by:

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Hải Đăng

TT - Có nhiều thứ tôi thích ở VN: những món ăn ngon, bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp, mức sống dễ chịu. Tuy nhiên, có một điều làm tôi phiền lòng và luôn băn khoăn tìm lý do: vì sao người Việt không bao giờ đúng giờ?

Mọi người ở đây dường như đi trễ trong bất cứ dịp gì: ăn trưa, họp hành, đám tiệc, xem ca nhạc... Tất nhiên là có vài người đến đúng giờ nhưng họ là những ngoại lệ hiếm có.

 

Ông Max Murta - Ảnh do nhân vật cung cấp

Khi đến VN, tôi đã nghe những người bạn nước ngoài sống lâu năm ở đây nói: “Người VN chỉ tuân theo giờ VN”. Nếu bạn được mời lúc 18g thì nên hiểu ngầm là bạn cần đến nơi vào 18g30.

Được cảnh báo như thế mà tôi vẫn không khỏi bị sốc trong một lần đi ăn trưa với một người bạn VN và bị cho chờ đợi 45 phút. Làm sao có thể trễ như vậy trong khi mỗi người chỉ có chừng một giờ để ăn trưa, nghỉ ngơi? Đối với tôi, điều đó khó chấp nhận được.

 

"Không chỉ xài “giờ dây thun” trong việc hò hẹn với bạn bè, tham gia hội hè mà nhiều người còn trễ nải trong công việc"

Trong những sự kiện quan trọng, ban tổ chức cũng “dung túng” cho những người đến trễ, thậm chí gây khó chịu cho những người đúng giờ. Một lần tôi tham dự lễ trao giải của một cuộc thi khá nổi tiếng ở Nhà hát lớn TP.

Bạn sẽ nghĩ rằng những người được mời đến tham dự sự kiện quan trọng này, những người có cơ hội được xướng danh, được nhận giải thưởng sẽ đến đúng giờ. Tuy nhiên, đã đến giờ bắt đầu buổi lễ theo thông tin trên giấy mời nhưng cả hội trường vắng lặng.

Vì có ít người tham dự nên buổi lễ được dời lại trễ một giờ để... đợi những người đến trễ. Quả thật, một tiếng sau đó mọi người đến ngồi chật kín hội trường và buổi lễ được bắt đầu.

Không chỉ xài “giờ dây thun” trong việc hò hẹn với bạn bè, tham gia hội hè mà nhiều người còn trễ nải trong công việc. Vài tuần trước tủ lạnh nhà tôi bị hư. Vì còn thời hạn bảo hành, tôi gọi người đến sửa và được hẹn thợ sẽ đến lúc 9g sáng. Tôi đợi mãi đến 10g nhưng vẫn không ai đến. Gọi điện thoại cho công ty thì họ bảo chắc chắn sẽ có người đến lúc 11g. Vì có việc riêng và không đợi được nữa, tôi rời khỏi nhà lúc 12g trưa. Mãi đến 14g khi ở ngoài đường thì tôi nhận được một cuộc điện thoại từ người thợ sửa tủ lạnh, có phần trách móc do lỗi tôi không ở nhà chờ họ.

Trên những trang web về du lịch VN, người nước ngoài cũng than phiền nhiều người làm dịch vụ du lịch không tuân thủ thời gian, dẫn đến tình trạng trễ nải tàu, xe làm du khách rất mệt mỏi.

Khi lớn lên, tôi được dạy rằng sẽ không ai dung túng sự trễ tràng. Nếu bạn trễ, bạn sẽ bị cho ở lại. Nếu đến trễ giờ trình diễn, bạn sẽ không được vào. Nếu đến trễ trong một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ mất cơ hội việc làm. Nếu đến trễ trong buổi hẹn hò, bạn sẽ gặp rắc rối với bạn gái...

Ở Mỹ khi có hẹn, tôi thường đến sớm 15 phút vì sự sớm sủa luôn được trân trọng. Tất nhiên không phải ai cũng đến đúng giờ nhưng những người đi trễ thường bị người khác nhìn với ánh mắt ái ngại.

Khó chịu vì khá nhiều lần phải chờ đợi mất thời gian, tôi đã hỏi các bạn VN lý do vì sao người Việt hay đi trễ. Câu trả lời phổ biến nhất là do kẹt xe. Tuy nhiên, giao thông trong thành phố lúc nào chẳng gây kẹt xe và ai cũng biết điều đó. Nếu có chuẩn bị trước và rời nhà sớm, chắc hẳn bạn sẽ đến nơi đúng giờ.

Một lý do khác tôi được các bạn giải thích là người Việt không thích mình là người đầu tiên đến sớm. Nếu đến sớm, bạn phải chờ một mình và mọi người đều nhìn bạn. Nhưng tại sao các bạn không nghĩ rằng nếu mình đến sớm và các bạn của mình cũng đến đúng giờ thì chẳng ai sẽ phải chờ ai quá lâu?

Đúng giờ là một điều rất quan trọng. Bạn không chỉ tỏ lòng tôn trọng với người bạn gặp mà còn với chính bản thân mình. Tôi hi vọng người Việt sẽ bớt đi trễ và tập thói quen đến đúng giờ. Nếu bạn không tôn trọng thời gian của người khác thì ai sẽ tôn trọng thời gian của bạn?

MAX MURTA (người Mỹ)

PHƯƠNG THÙY ghi

Số lần xem trang : 14816
Nhập ngày : 11-02-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tin tức về xã hội

  Lương thấp, SV giỏi không mặn mà làm giảng viên(03-11-2011)

  Kinh hoàng quy trình chế biến cơm sinh viên(12-10-2011)

  Hãi hùng cảnh thi công tòa nhà 9 tầng (11-10-2011)

  Chuyện hãi hùng không muốn kể…(10-10-2011)

  Ngụ ngôn lương và giá(06-10-2011)

  “Tiền thất thoát đủ để tăng lương cho công chức 10 lần!”(05-10-2011)

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007