TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 78
Toàn hệ thống 4076
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Theo tôi, việc lớn cần làm cho chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam là cân đối cung cầu thị trường lao động, phân tầng các bậc học để giảm sự “thừa thầy thiếu thợ”, và đặc biệt là có sự chuẩn bị chu đáo cho việc đổi mới toàn diện công tác tuyển sinh theo lộ trình là năm 2016 và sau đó là chuẩn bị cho việc đưa luật giáo dục vào cuộc sống. Những việc làm thời gian qua của Bộ GDDT như:  giảm chỉ tiêu một số nhóm ngành, nhóm trường không đủ năng lực, hạn chế việc mở trường khi không có đủ điều kiện, thanh kiểm tra việc tuyển vượt để ảnh hưởng đến trường top dưới, dân lập.. là hết sức có ý nghĩa rồi. Từ nay đến đó, không nên thay đổi gì nữa!

 Về 2 điểm sàn:

Nên giữ ổn định đến khi đổi mới hoàn toàn tuyển sinh ĐH, CĐ

 

Nhìn những động thái muốn thay đổi vừa qua của Bộ, có thể cho thấy Bộ đang rất khó xử với dư luận xã hội và đang nghĩ nên làm gì để tốt hơn cho thí sinh, cho các trường khó tuyển. Tuy nhiên, nhiều người rất bất ngờ khi nghe nói đến thuật ngữ “sàn trên, sàn dưới”. Đã là sàn rồi thì nên hiểu đó là ngưỡng thí sinh phải đạt đươc để bảo đảm rằng họ đủ trình độ tối thiểu để học một cấp học bậc cao đẳng hay đại học. Các trường có uy tín thường lấy điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn, vì vậy điểm sàn chỉ liên quan đến các trường khó tuyển sinh. Không nên vì phải tuyển sinh cho đủ số lượng mà bất chấp chất lượng đầu vào. Sự xuất hiện “sàn dưới” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bậc đại học. Việc phải xác định điểm sàn phụ thuộc nhiều vào kết cấu đề thi. Đề thi phải phân loại được trình độ của người dự thi.

Mấy năm vừa qua đề thi đại học được khen là phân loại thí sinh dự thi khá tốt. Tuy nhiên, xem lại thử đề thi có khó so với mặt bằng kiến thức phổ thông hiện nay hay không? Kiến thức của học sinh gặt hái trong 3 năm học đã có, kỳ thi chỉ đánh giá chứ không thay đổi được nó. Muốn điểm sàn đẹp cũng dễ thôi, ra thế nào đó để điểm sàn là 15 (trung bình mỗi môn thi 5 điểm) cũng không có gì khó. Vấn đề là phản ánh đúng chất lượng của học sinh. Nhiều khi chỉ vì một cái đánh đố là sàn sẽ thấp, mà sự thấp này là không cần thiết và không phản ánh đúng.

 

Cách xây dựng điểm sàn phù hợp nhất phải đáp ứng được các mục tiêu đặt ra cũng như phù hợp với các chính sách xét tuyển hiện nay của Nhà nước đối với các đối tượng ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo tuyển đủ các chỉ tiêu đã dự kiến, nhất là các cơ sở đào tạo hiện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Khi xây dựng điểm sàn bằng cách xác định danh sách thí sinh có tổng điểm thi đại học của các môn theo khối thi đã được quy định cả điểm ưu tiên và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, như vậy thực chất là đã có “sàn dưới” nhưng đó là sự ưu tiên có ý nghĩa với đối tượng học sinh vùng miền khó khăn, khó khăn để học tốt chứ không phải là các em học không tốt.

Như vậy, theo tôi, việc lớn cần làm cho chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam là cân đối cung cầu thị trường lao động, phân tầng các bậc học để giảm sự “thừa thầy thiếu thợ”, và đặc biệt là có sự chuẩn bị chu đáo cho việc đổi mới toàn diện công tác tuyển sinh theo lộ trình là năm 2016 và sau đó là chuẩn bị cho việc đưa luật giáo dục vào cuộc sống. Những việc làm thời gian qua của Bộ GDDT như:  giảm chỉ tiêu một số nhóm ngành, nhóm trường không đủ năng lực, hạn chế việc mở trường khi không có đủ điều kiện, thanh kiểm tra việc tuyển vượt để ảnh hưởng đến trường top dưới, dân lập.. là hết sức có ý nghĩa rồi. Từ nay đến đó, không nên thay đổi gì nữa!

Về phía các trường, nếu nói là tất cả các trường dân lập đều gặp khó khăn thì chưa hoàn toàn đúng. Ngày càng nhiều trường dân lập đã khẳng định được uy tín, vị thế và thương hiệu để gia tăng niềm tin của học sinh. Tự thân các trường còn lại phải suy nghĩ tại sao cũng là trường dân lập nhưng thí sinh chọn trường này mà không chọn trường khác?

TS Trần Đình Lý,

Trưởng Phòng Đào tạo

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Số lần xem trang : 14886
Nhập ngày : 06-04-2013
Điều chỉnh lần cuối : 06-04-2013

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007