Thống kê
Số lần xem
Đang xem 43
Toàn hệ thống 1641
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 

Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau:

 QD = - 2P+206, QS= 3P – 69

(Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/kg, đơn vị tính của lượng là nghìn tấn)

 Yêu cầu:

1. Xác định lượng và giá cân bằng và tổng doanh thu của NSX?

2. Giả sử chính phủ đánh thuế 20.000 đồng/kg, xác định lượng cân bằng, giá người tiêu dùng trả (PD) và giá người sản xuất nhận (PS)

3. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu?

4. Chính sách thuế làm thay đổi PS,CS như thế nào? Chính sách  thuế gây ra tổn thất bao nhiêu?

5. Giả sử chính phủ muốn giảm lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường xuống còn 60 nghìn tấn bằng công cụ thuế, mức thuế cần đánh là bao nhiêu? Dự tính số tiền chính phủ thu được là bao nhiêu?

 

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂYhttp://mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

 

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

ó      3P – 69= - 2P + 206

ó             5P  = 275

ó              P = 55, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

ð                Q = 96

  Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=55.000 đồng/kg và mức sản lượng Q=96 (nghìn tấn)

Doanh thu của người sản xuất = P*Q  = 55*96 = 5280 (tỷ đồng)

(Đơn vị tính của giá là 1*103 và đvt của lượng là 1*106, => đvt của doanh thu là 109)

Câu 2:

Từ phương trình đường cung và đường cầu ban đầu, có thể viết lại được cung và cầu theo dạng P=f(Q) như sau:

PD = - ½*Q+103 và PS = 1/3*Q +23 (chuyển vế 2 phương trình Q=f(P))

 

Khi chính phủ định đánh thuế 20.000 đồng/kg, số tiền này chính là chênh lệch giữa giá người tiêu dùng trả và giá người sản xuất nhận, hay

     PD – PS = 20    (do đvt của giá là nghìn đồng)

ó -1/2*Q+103 – (1/3*Q +23) = 20

 ó 5/6*Q = 60

ó Q = 60*6/5 = 72

Tại mức sản lượng Q =72,

PS = 47

PD = 67

Vậy khi chính phủ đánh thuế 20.000đ/kg, lượng cân bằng sau thuế là 72 nghìn tấn, giá người tiêu dùng trả là 67.000đ/kg và giá người sản xuất nhận là 47.000đ/kg.

 

Câu 3:

Số tiền chính phủ thu được được tính bằng mức thuế/đvsp* sản lượng

T = t*Q

   = 20*72 = 1440  (diện tích hình b và e)

Mức chịu thuế của người tiêu dùng

TD = td*Q

     = (67-55)*72 = 864 (diện tích hình b)

Mức chịu thuế của người sản xuất

TS = tS*Q

     = (55-47)*72 = 576 (diện tích hình e)

Vậy chính phủ thu được 1440 tỷ đồng tiền thuế, trong đó người tiêu dùng chịu 864 tỷ đồng và người sản xuất chịu 576 tỷ đồng. Người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn, đúng quy luật “Co giãn ít thì chịu thuế nhiều và ngược lại”

 

Câu 4

Tác động của chính sách thuế vào thặng dư của người sản xuất (PS)

Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có thuế: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có thuế: PS1 = Sf

Do vậy, thuế làm giảm PS một lượng bằng Sde (∆PS)

∆PS  = Sde = (96+72)*8/2 = 672   

Vậy, thuế làm thặng dư người sản xuất giảm 672 tỷ đồng

Tác động của chính sách thuế vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)

Thặng dư người tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có thuế: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có thuế: CS1 = Sa

Do vậy, thuế làm giảm CS một lượng bằng Sbc (∆CS)

∆CS  = Sab = (96+72)*12/2 = 1008   

Vậy, thuế làm  thặng dư người tiêu dùng giảm 1008 tỷ đồng

Tác động gây tổn thất xã hội của chính sách thuế

Khi chính phủ đánh thuế, sản lượng giảm từ 96 xuống còn 72, tổn thất vô ích (DWL) từ việc giảm sản lượng này là diện tích hình c và d

DWL = Scd = 20*(96-72)/2 = 240

Vậy, chính sách thuế gây tổn thất xã hội một khoản tiền là 240 tỷ đồng

 

 Câu 5:

Mức thuế cần đánh là mức chênh lệch giữa giá người tiêu dùng chịu (PD) và giá người sản xuất nhận (PS).

Tại mức sản lượng 60,

PD = -1/2*60+103 = 73

PS = 1/3*60+23 = 43

ð      t = PD – PS = 73 – 43 = 30

=> T = t*Q = 30*60 = 1800

Vậy mức thuế cần đánh là 30.000đồng/kg, và số tiền chính phủ dự tính thu được là 1800 tỷ đồng 

 

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂYhttp://mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình minh họa câu 1 - 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình minh họa câu 5

 

 

Số lần xem trang : 28171
Nhập ngày : 17-08-2013
Điều chỉnh lần cuối : 10-04-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Một số bài tập mẫu môn Kinh tế Vi Mô

  Bài tập tổng hợp 2, kết hợp chương 4 và 5: Giải theo đề nghị của bạn "Quy Thanh Tran"(24-04-2015)

  Bài tập tổng hợp 1, kết hợp chương 2 và 5: Giải theo đề nghị của anh Đặng Xuân Nam (DakLak)(21-09-2013)

  Chương 6: Bài tập số 3 - Tác động các chính sách điều tiết độc quyền(24-08-2014)

  Chương 6 - Bài tập số 2: Thặng dư người tiêu dùng, thặng dư người SX và tổn thất xã hội trong thị trường độc quyền(29-08-2013)

  Chương 6 - Bài tập số 1: Các mục tiêu tối đa lợi nhuận, tối đa sản lượng, tối đa doanh thu và đạt lợi nhuận định mức của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền(29-08-2013)

  Chương 5 - Bài tập số 2: Bài toán tối đa lợi nhuận, ngưỡng sinh lời, điểm đóng cửa trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn (số liệu đề bài dạng bảng)(25-08-2013)

  Chương 5 - Bài tập số 1: Bài toán tối đa lợi nhuận, điểm hòa vốn, điểm đóng cửa trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn (số liệu đề bài dạng hàm số)(25-08-2013)

  Chương 4 - Bài tập số 4: Xác định các đại lượng chi phí 2(25-08-2013)

  Chương 4 - Bài tập số 3: Tính toán các loại chi phí và sự biến thiên của các đại lượng chi phí tổng và chi phí đơn vị(25-08-2013)

  Chương 4 - Bài tập số 2: Bài toán tối ưu sản xuất và đường phát triển(24-08-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007