Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 23
Toàn hệ thống 2627
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Hạt lúa 3.000 năm tiếp tục được nghiên cứu, tuổi đích thực của nó sẽ được gửi mẫu ra nước ngoài xác định, chúng ta tiếp tục mong chờ kết quả đáng kinh ngạc này.

Sáng 25/5, sau hơn hai tuần nảy mầm thành mạ, những hạt thóc đầu tiên phát lộ từ tầng đất có niên đại 3.000 đã được cấy. Vỏ trấu của những hạt này sẽ được mang ra nước ngoài xác định niên đại. 

Những khay nuôi cấy "thóc 3.000 năm" được bảo vệ trong hai lớp lồng lưới sắt. Sau hơn hai tuần nảy mầm, những cây mạ đã đủ điều kiện để cấy.

Ông Lê Duy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (trái), trao đổi với chuyên gia của Viện trước khi những cây mạ bước sang giai đoạn cấy. Ông Hàm là một trong những người đầu tiên tiếp xúc với 'hạt thóc 3.000 năm" lúc vừa nảy mầm, đồng thời hỗ trợ đoàn khảo cổ trong việc chăm sóc, nuôi cấy.

Vượt qua những ngày nắng nóng vào tuần trước, những hạt thóc đã nảy mầm và cao tới 20 cm, đủ điều kiện để mang đi cấy.

Cây mạ có bộ rễ dài hơn 10 cm, khỏe khoắn.

Trước khi cấy, mạ sẽ được tách vỏ trấu.

Vỏ có màu nâu tối...

Theo ông Lê Duy Hàm, việc xác định niên đại vỏ trấu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là mấu chốt để chứng minh tuổi thọ của những hạt thóc phát lộ ở tầng đất của văn hóa Đồng Đậu. Tuy nhiên, ông Hàm cũng cho rằng, xác suất những hạt thóc này có tuổi thọ 3.000 là rất thấp.

Gốc mạ đã tách vỏ trấu.

Mỗi cây được cấy vào một xô riêng biệt, đánh số theo dõi.

Theo tiến sĩ Phạm Xuân Hội, người trực tiếp chăm sóc các cây mạ những ngày qua, đợt này Viện chỉ cấy 4 cây. Dự đoán, khoảng 5 tháng nữa những cây lúa này mới cho thu hoạch.

Mỗi vỏ trấu cũng được đánh số riêng. Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, bà sẽ tiếp tục bàn bạc với Viện Di truyền nông nghiệp, liên hệ phòng thí nghiệm để xác định niên đại vỏ trấu.

Dự kiến, các mẫu này sẽ được mang đi kiểm định bằng phương pháp AMS, phương pháp xác định niên đại của các hiện vật hiện đại và chính xác nhất hiện nay, ở nước ngoài. Để xác định được chính xác niên đại của hạt lúa này, các nhà khoa học sẽ cần khoảng 5-6 tháng để làm các xét nghiệm.

Theo VnExpress

Số lần xem trang : 14870
Nhập ngày : 28-05-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Thảm kịch cá voi tại Nam Phi(02-06-2009)

  Rầy lạ hại lúa ở một số tỉnh phía Bắc(01-06-2009)

  Mất an toàn lương thực nếu diện tích đất trồng lúa giảm(01-06-2009)

  Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư tới tòa án lương tâm quốc tế(11-05-2009)

  Phòng bệnh đạo ôn trên cây lúa(08-05-2009)

  Nông dân Ninh Thuận thiệt hại hàng tỉ đồng do mưa trái mùa (08-05-2009)

  Rác thải trên quỹ đạo(06-05-2009)

  Nông nghiệp Việt Nam: Mục tiêu Công Nghiệp hóa... khó thành!(06-05-2009)

  Cây trồng biến đổi gen mang lại hiệu quả kinh tế!(27-04-2009)

  "Cây nhân tạo” hấp thu khí thải(23-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007