Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1277
Toàn hệ thống 3558
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


HỌC MỖI NGÀY. Trường Sa. Ở hòn đảo này, mọi quy luật tự nhiên đều có thể bị đảo lộn. “Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời. Dưới chân sóng mây, trên đầu sóng nước...”. Chỉ có lòng dũng cảm và tình yêu Tổ quốc thành chiến hào che chở. Ta hiểu vì sao 64 cán bộ chiến sĩ đảo Gạc Ma đã lấy lá cờ Tổ Quốc quấn vào thân thể mình rồi bình thản chắn những luồng đạn của kẻ thù tàn bạo. Hình ảnh ấy mới kiên cường và lẫm liệt biết bao. Lá cờ của Tổ Quốc mới thiêng liêng và kỳ vĩ biết bao (Xem thêm bài và ảnh: Vén màn bí mật chưa từng tiết lộ về Hoàng Sa)

TỔ QUỐC Ở TRƯỜNG SA


Trần Đăng Khoa

Trong nhiều lần hầu chuyện bạn đọc, tôi cũng đã nói về Trường Sa. Điều tôi muốn bàn thêm ở kỳ này, cũng không có gì mới nữa, nhưng vẫn không thể không nói đến. Bởi vừa qua, tại đảo Trường Sa lớn, đã diễn ra một sự kiện đặc biệt: Khánh thành bức tranh bằng gốm ghép hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m). Lá cờ bằng gốm trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Cờ nặng 3,5 tấn, rộng 310 mét, được ghép bằng hàng vạn viên gốm có thể chịu được nắng lửa và gió mặn mà không bị phai màu theo thời gian. Từ trên vệ tinh có thể nhìn thấy cái “cột mốc” chủ quyền đặc biệt này. Đây là công trình của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - chị cũng là tác giả “Con đường gốm sứ ven sông Hồng Hà Nội”. Một sáng kiến rất hay và rất có ý nghĩa.

Hiện nay Trường Sa vẫn là vùng sóng gió bất an nhất của Tổ Quốc. Nếu đất nước có những biến động thì chắc chắn bắt đầu từ quần đảo bão tố này. Tối 2-9 vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp tổ chức một buổi giao lưu nghệ thuật để giới thiệu công trình đặc biệt này. Thay mặt cho những người lính canh giữ biển đảo, tôi cám ơn các bạn đồng nghiệp cùng nhân dân cả nước đã nhớ đến những người lính nơi đầu sóng ngọn gió trong khoảnh khắc linh thiêng của ngày Tết Độc lập. Trước mặt khán giả, trên màn hình là cột mốc chủ quyền của Đảo Trường Sa. Cùng với tấm bản đồ cổ của ông cha ta từ thế kỷ 17, cây cột mốc ấy là cái giấy thông hành để Trường Sa ra với thế giới. Và cũng như mọi giấy thông hành, ở đó cũng đã ghi đầy đủ những thông tin cần thiết, như số Kinh độ, Vĩ độ. Mặc dù vậy, đối với khán giả, cũng khó ai có thể hình dung được, bởi nó trìu tượng quá, mung lung quá. Tôi đã diễn đạt một cách nôm na rất nhà quê, bằng cách mời khán giả nhìn lên bản đồ Tổ quốc. Đất nước chúng ta trên bản đồ mang dáng hình của một bà mẹ già gày gò, đội nón lá, lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử. Bà mẹ đáng thương ấy vẫn còn phải lặn lội thân cò, bước thập thững bên bờ sóng ngọn gió. Tấm lưng còng gập quay ra đại dương. Cái phên dậu giữ cho tấm lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa và Hoàng Sa đấy.

Trường Sa, nói theo chữ của các cụ ta xưa thì nó là một dải cát dài. Nhưng có hòn đảo còn chưa có cả cát nữa. Nó mới đang là một vỉa san hô ngầm còn chìm sâu dưới nước ba, bốn mét, như một cái bào thai. Các chiến sĩ của chúng ta đã dựng chòi bạt giữa sóng gió hoang vu để canh giữ, bảo vệ.

Nhiều đêm ngồi trên cái chòi bạt hoang lạnh ấy, giữa một bầu mây nước hỗn mang, tôi cứ ngỡ mình đang ở thời tiền sử, đang chứng kiến cái giây phút sinh thành của trái đất. Hòn đảo vẫn réo gầm dưới sóng. Nó như đang quẫy đạp, đang dãy dụa, muốn xé toang cái bầu nước âm u vây bọc kia để ra đời. Nhưng theo cách tính toán của các nhà khoa học, thì phải hơn một trăm năm nữa, nó mới nhô lên kia. Vậy mà bao nhiêu kẻ đã nhòm ngó, rình rập. Máu đã đổ ở Trường Sa, Hoàng Sa rồi đấy. Nhiều hài cốt của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Hoàng sa vẫn còn nằm dưới đáy biển đắng chát kia.
Vẫn biết hòn đảo lớn Trường Sa bây giờ đã đổi khác rồi. Nhưng khi được nhìn tận mắt những đổi thay của “Thủ đô” Trường Sa, nói theo cách gọi của lính, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng. Tôi đến hòn đảo này lần đầu vào những năm Bảy mươi của …thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, Trường Sa nghèo lắm. Một dải cát chang chang nắng. Nắng đến nhức mắt. Trên đảo cũng có cây. Chỉ một thứ cây. Đó là loại cây dại sống được trên đá san hô. Lính gọi là cây Phong ba. Cái tên ấy là do lính đặt. Nghe cũng dữ dội, vất vả và gian nan. Nhiều đảo còn không có cây. Bóng râm duy nhất tỏa xuống mặt cát bỏng là bóng dáng người lính. Ở đảo, như ở một cõi khác. Không có tiền bạc, vật chất đã đành, đến cả ngày tháng cũng không. Chỉ biết mặt trời lên là thêm một ngày mới và mặt trời lặn là đã qua một ngày. Mặc dù đảo luôn được chăm chút, quan tâm của cả đất liền, nhưng đâu phải vì thế mà người lính đảo bớt đi được nỗi vất vả. Ngay cả việc đơn giản nhất là xác định thời gian cũng đã khó khăn rồi. Mặc dù ở đảo đâu có thiếu lịch. Ngoài tờ lịch lớn treo ở phòng Chỉ huy đảo, tiểu đội nào trong đơn vị cũng có lịch, mỗi người lính còn có thêm một cuốn lịch con trong túi, nhưng chịu, không thể biết được ngày nào, tháng nào. Ở đảo không có xuân, hạ, thu, đông. Ngày Tết vẫn ngột ngạt trong cái nắng ngun ngút. Thi thoảng dò được làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, lại gặp đúng buổi tường thuật bóng đá, thì có thể biết chắc chắn đó là buổi chiều Chủ nhật. Nhưng một tháng có đến bốn Chủ nhật. Vậy là Chủ nhật nào? Chịu, không thể xác định được. Chính trị viên đảo đành chọn một ngày để định vị, thống nhất thời gian cho cả “vương quốc” sóng gió.

Bây giờ Trường Sa đã khác. Một dải xanh rì cây trái như công viên sinh thái giữa Biển đông. Thấp thoáng sau những lùm cây là mái chùa cổ kính, rồi lớp học cho các em thơ. Tôi thật sự bàng hoàng khi nhìn thấy các em bé 7, 8 tuổi đến trường trong sắc phục của một người lính biển. Các em cũng chính là những người lính nhỏ, những người lính kiên cường giữa nơi đầu sóng ngọn gió.

Cám ơn Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Chị rất hiểu và cảm thông với những người lính biển nên đã dựng lá cờ Tổ Quốc thành một cây cột mốc linh thiêng ở giữa trùng khơi này. Lá cờ luôn gắn với người lính, chở che người lính.

Người lính ở đất liền còn có đất và rừng che chở. Đất thành chiến hào và rừng ngụy trang. Nói như Tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, nhưng giữa trùng khơi thì người lính có gì? Trong một bài thơ, tôi viết:

Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
Dưới chân sóng mây trên đầu sóng nước…

Ô hay, sao lại thế? Đúng ra, thì phải “Trên đầu sóng mây dưới chân sóng nước” chứ. Nhưng như thế thì thông thường quá, lười nhác quá, và cũng không phải Trường Sa. Ở hòn đảo này, mọi quy luật tự nhiên đều có thể bị đảo lộn. “Dưới chân sóng mây trên đầu sóng nước...”. Chỉ có lòng dũng cảm và tình yêu Tổ quốc thành chiến hào che chở cho họ. Ta hiểu vì sao 64 cán bộ chiến sĩ đảo Gạc Ma đã lấy lá cờ Tổ Quốc quấn vào thân thể mình rồi bình thản chắn những luồng đạn của kẻ thù tàn bạo. Hình ảnh ấy mới kiên cường và lẫm liệt biết bao. Lá cờ của Tổ Quốc mới thiêng liêng và kỳ vĩ biết bao. Ôi ước gì 64 tỉnh thành của ta, (tính cả Hà Tây cũ) có những con đường hay khu phố mang tên 64 người lính anh hùng không có trong Danh sách Anh hùng ấy.

Ta mang Tổ quốc trên vai
Trên hai ve áo là hai lá cờ…

Một câu thơ đặc tả quân hàm binh nhì. Chưa bao giờ cái quân hàm của chức vụ thấp nhất trong hàng ngũ Quân đội, lại có sứ mệnh lớn lao và được nhìn bằng con mắt trân trọng và linh thiêng đến như vậy.

Sóng bào mãi vẫn không mòn
Ngàn năm sau vẫn mãi còn Trường Sa.

Những câu thơ này, tôi cũng nhặt được trên những trang báo tường của các chiến sĩ Đảo Trường Sa. Đó không chỉ là thơ, mà còn là lời thề thiêng liêng của những người lính canh giữ biển đảo…

Trở về trang chính

Số lần xem trang : 15478
Nhập ngày : 24-09-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 11(27-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 11(26-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 11(25-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 11(24-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 11(23-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 11(22-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 11(21-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 11(21-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 11(18-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 11(18-11-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007