Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 126
Toàn hệ thống 3458
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sâu đục thân, đục bắp cây ngô (Ostrinia nubilalis), là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô của nước ta hiện nay. Chúng thường gây hại khá nặng (tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80-90%) và rất phổ biến ở nhiều vùng trồng ngô của nước ta, nhất là vào mùa mưa.


Con trưởng thành cái dài khoảng 13-15mm, sải cánh rộng khoảng 30mm, cánh trước mầu vàng nhạt. Con đực nhỏ hơn, mầu nâu vàng. Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.

Con cái đẻ trứng thành từng ổ gần gân chính ở mặt sau của những lá bánh tẻ, mỗi ổ vài chục trứng, đôi khi trên trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300-500 trứng (cá biệt trên 1.000 trứng), khi mới đẻ trứng có mầu trắng sữa.

Sâu có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, nhưng thường hại nhiều nhất từ khi cây trỗ cờ đến hình thành bắp.

Sâu non có 5 tuổi. Khi còn nhỏ sâu cắn nõn lá non hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu nặng có thể làm rách lá. Khi lớn, sâu đục vào cắn phá phần mô mềm bên trong thân cây (quan sát sẽ thấy trên thân cây có nhiều lỗ thủng, xung quanh bám nhiều cục phân sâu), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước trong cây, làm cho cây suy yếu, còi cọc, phát triển kém, giảm năng suất và phẩm chất hạt (gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang). Ngoài thân lá, sâu còn đục vào cuống hoa đực làm hoa bị chết khô không còn hạt phấn thụ cho hoa cái, hoặc đục xuyên qua lá bao vào cắn phá hạt, gây thất thu lớn cho năng suất.

Đẫy sức, sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp hoặc lá bao.

Ngoài cây ngô, sâu còn gây hại nhiều cây trồng khác như cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo... nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do thức ăn của chúng thường xuyên có mặt trên đồng ruộng.

Muốn hạn chế tác hại của sâu, bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngày từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:

-          Không nên gieo ngô và một số cây ký chủ khác của sâu (như đã nói ở phần trên) lien tục năm này qua năm khác. Nếu điều kiện cho phép, sau khi trồng vài vụ ngô nên luân canh một vụ với cây trồng lúa nước như lúa nước, các loại rau trồng nước,… để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu trên đồng ruộng. Đây là biện pháp có hiệu quả rất cao, nhưng phải vận động nhiều chủ ruộng trên cùng một vùng rộng hoặc một cánh đồng cùng thực hiện mới có kết quả cao.

-          Những vùng thường xuyên bị sâu hại nặng hang năm, tùy theo tình hình thực tế đất đai, tập quán canh tác, trình độ thâm canh của bà con … mà tuyển chọn những giống ngô phù hợp, ít bị nhiễm sâu để gieo trồng.

-          Sauk hi thu hoạch, nên đưa than cây ngô ra khỏi ruộng, sử dụng làm thức ăn cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, nhộng còn nằm trong than trong bắp, hạn chế mật độ sâu ở các vụ sau.

-          Nếu điều kiện cho phép, bà con nên đi ngắt những ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.

-          Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và sử dụng thuốc kịp thời.

Về thuốc, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trừ sâu. Tuy nhiên để có hiệu quả cao bà con nên sử dụng thuốc Sago-super 3G, với liều lượng 20 – 30 kg/ha, bằng cách rắc vào mỗi loa kèn (7 – 10 hạt thuốc) ngay sau khi sâu tuổi nhỏ xuất hiện, hoặc sau khi trưởng thành ra rộ khoảng 5- 7 ngày.

NGUYỄN DANH VÀN

Số lần xem trang : 15072
Nhập ngày : 22-04-2011
Điều chỉnh lần cuối : 22-04-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH TÔM (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009)

  SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (20-04-2009)

  Xác định tương tác kiểu Gene với môi trường cho việc xây dựng cơ cấu giống lúa mới cho ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2009) (20-04-2009)

  THUỐC LÁ BIẾN ĐỔI GEN CÓ PROTEIN CHỐNG HIV (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  TRỒNG LÚA CHO CÁ ... PHÁ, THU LÃI CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Một số lưu ý về kỹ thuật canh tác giống mía ROC22 (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TINH CỌNG RẠ TẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/4/2009) (17-04-2009)

  Cam đỏ Cara Cara trồng thành công ở Việt Nam (Báo NNVN - Số ra ngày 14/4/2009) (14-04-2009)

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007