Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 61
Toàn hệ thống 1371
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cùng với việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, thời gian qua, nhiều con vật mới cũng được nông dân Quảng Ngãi đưa vào nuôi, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm là một ví dụ.

Kỳ đà chủ yếu sống ở vùng rừng núi... Ngoài việc chế biến thành món ăn đặc sản, kỳ đà còn là nguồn dược liệu quý; da kỳ đà có thể làm đồ trang sức. Do có giá trị kinh tế cao nên loài vật này bị “truy sát” ráo riết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, mô hình nuôi kỳ đà vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo tồn loại động vật quý hiếm.

Là một trong những hộ nuôi kỳ đà sớm nhất ở Quảng Ngãi, anh Trần Duy Nhị ở thị trấn Châu ổ (huyện Bình Sơn) cho biết: “Sau một thời gian tìm hiểu đặc điểm, cách nuôi kỳ đà, tôi quyết định đầu tư 13 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Cuối năm 2007, tôi thả nuôi 41 con kỳ đà với trọng lượng 0,8kg/con. So với nhiều loài vật khác, nuôi kỳ đà không khó nhưng phải hiểu rõ tập tính sinh hoạt, môi trường sống, kỹ thuật chăm sóc và cách phòng trừ bệnh. Thức ăn của kỳ đà chủ yếu là sâu bọ, ếch nhái... Ngoài ra, có thể dùng một số phụ phẩm khác”. Vừa qua, anh Nhị xuất bán lứa kỳ đà thịt đầu tiên với số lượng 26 con, thu hơn 14 triệu đồng; bán 21 con giống, thu 6 triệu đồng.

Anh Phan Khắc Trinh, hộ nuôi kỳ đà ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu (Sơn Tịnh) cho biết thêm: “Chuồng nuôi kỳ đà phải xây kiên cố, nền tráng ximăng, xung quanh có lưới bao cao 2-3m. Trong chuồng cần tạo nhiều hang, hốc để kỳ đà trú ẩn. Khi nhiệt độ xuống thấp nên thắp thêm một số bóng đèn điện để sưởi ấm”. Theo anh Trinh, kỳ đà thường mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da... Để phòng bệnh, người nuôi không được để nước uống bị nhiễm bẩn; thức ăn không để lâu ngày; chuồng trại không lầy lội, quá nóng hay quá lạnh... Sau gần một năm thả nuôi, nhờ chịu khó học hỏi, đàn kỳ đà của anh Trinh phát triển khá tốt. Trọng lượng con lớn nhất đạt khoảng 10kg, thậm chí có con cho tới 20 trứng. Sau khi ấp, tỷ lệ nở thành công khoảng 50% (thời gian ấp 45 ngày). Anh Trinh khoe: “Hiện nay, giá kỳ đà thịt khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ rất lớn nên người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm về đầu ra”.

Hy vọng loài vật này sẽ mở ra hướng làm ăn mới cho người dân Quảng Ngãi.

                          Hoàng Trà

Số lần xem trang : 14888
Nhập ngày : 22-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  THỦY SẢN VIỆT NAM - NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯA ĐƯỢC THÁO GỠ (Báo KTNT - Số ra ngày 23/3/2009) (24-03-2009)

  ĐIỀU LỆ HỘI SỬA ĐỔI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  CHĂM SÓC VÀ THU HÁI CHÈ VỤ XUÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Đảm bảo an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CÀ PHÊ XUẤT KHẨU THĂNG TRẦM THEO GIÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN CÂY NGÔ (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (17-03-2009)

  Kế hoạch hạn chế ngân sách nông nghiệp của Tổng thống Hoa Kỳ: Nông dân ra sức phản đối (Báo KTNT - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  HỢP TÁC TRỒNG LÚA NHẬT, HÌNH THỨC LIÊN KẾT CẦN NHÂN RỘNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  GIẢI PHÁP DIỆT LÚA BỊ BỆNH VÀNG LÙN - LÙN XOẮN LÁ ĐƠN LÁ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ "HÚT" SINH VIÊN HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP? (Báo KTNT - Số ra ngày 13/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007