Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1763
Toàn hệ thống 4122
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực dấu chân người lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Hoàng Thành Thăng Long Di sản Thế giới (ảnh). Ngày 8 tháng 2 năm 1575, Đại học Leiden được thành lập với khẩu hiệu Pháo đài tự do, là trường đại học cổ xưa và danh tiếng nhất Hà Lan. Ngày 8 tháng 2 năm 1725, ngày mất Pie Đại Đế là Sa hoàng Nga, nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất nước Nga (sinh năm 1672). Ngày 8 tháng 2 năm 1762, ngày sinh của  Gia Long, Hoàng đế đầu tiên nhà Nguyễn (mất năm 1820); Bài chọn lọc ngày 8 tháng 2:Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực dấu chân người lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-2/

HOÀNG THÀNH
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử …


VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Kinh đô Thăng Long suốt các triều đại Lý Trần là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Thời Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã thiên đô về Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô và đổi Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 kéo dài tới năm 1428. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô trở  lại vị thế kinh thành. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên thành Đông Kinh, đến năm 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Phủ doãn là chức đứng đầu bộ máy hành chính thời ấy.

Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), tại thành Đông Quan, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.

Trước hội thề Đông Quan, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm được vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào phía nam, bao vây, cô lập thành Nghệ An và thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 8, năm 1426, Lê Lợi sai ba cánh quân tiến ra bắc, thắng trận liên tiếp thế như chẻ tre. Trần Trí tướng giữ thành Đông Quan phải cầu viện binh, hai tướng Lý An, Phương Chính từ Nghệ An đem quân về cứu Đông Quan. Vua nhà Minh cũng sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện, hội quân ở Đông Quan hơn 10 vạn quân. Tháng 10 năm 1426 Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông rút vào Đông Quan cố thủ. Vương Thông thế cùng muốn hòa, sau đó lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh. Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm hai đường cứu viện. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn cầu hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Vương Thông xin giảng hòa nhưng bất ngờ đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo tới ổ phục binh thì bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, phải rút vội về thành. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân đến cửa Nam thành đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra. Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Quốc dân đã bị cực khổ về sự quân Minh cai trị tàn ngược, và giận về sự tráo trở, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp: “Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.” (Đại Việt thông sử). Lê Lợi nói rồi cho hòa giải, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang tu sửa đường sá để quân Minh về nước, sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu, lấy lời Trần Cảo là dòng dõi vua Trần, xin được làm vua. Nghĩa quân đưa thư trả lời Vương Thông, dùng Lê Quốc Trinh và Lê Nhữ Trì làm con tin. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin. Nhà Minh sai Sơn Thọ và  Mã Kỳ đến dinh Bồ Đề làm con tin.

Sau hội thề Đông Quan, Lê Lợi ra lệnh cấp cho cánh quân thủy do Mã Kỳ và Phương Chính nhận lãnh 500 chiếc thuyền và lương thảo, cánh đường bộ do Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận cấp cho hai nghìn cổ ngựa và lương thảo. Hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Ngày 17 tháng 12 Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình. Vương Thông về đến Long Châu, vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn.Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng: “Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng /Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng / Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh / Mã Kỳ , Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run./ Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức/ Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay…”

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Dạo chơi non nước Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Tre Rồng sông Kỳ Lộ

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim


Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Ngày hạnh phúc của em

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Trúc Mai cùng với Anh Minh Nguyen3 người khác tại Hà Nội. 30 tháng 12, 2020 lúc 08:32  · Lễ Tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông”Video Lễ tôn vinh Nhà Khoa Học của Nhà NôngTiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Maihttps://www.facebook.com/100004430956246/videos/pcb.1781289765362038/1781288712028810/Anh Minh Nguyen đang cảm thấy tuyệt vời cùng Bình Khơi và 2 người khác.29 tháng 12, 2020 lúc 21:31 ‘Lúc nhỏ không chịu cuốc cỏ; nhớn thành Nhà Khoa Học Của Nhà Nông. Áo đỏ là Út đó nha.’ Kim Hoàng cùng với Tuyến Bùi Cách và 17 người khác. 30 tháng 12, 2020 lúc 07:57  ·

Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất, trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.

Ngọc Phương Nam ngày mới

Chuyện cổ tích người lớn
THĂNG LONG THỜI GIA LONG
Hoàng Kim

Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới UNESCO năm 2010. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận với ba đặc điểm nổi bật : Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của một di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; và các tầng di tích di vật đa dạng phong phú. Đối chiếu dấu tích di sản khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long thời Lê với Thăng Long thời Gia Long (ảnh VHA), tôi đồng tình với nghiên cứu lịch sử của Võ Hương An: “Trong niên hiệu Gia Long 嘉隆, thông qua việc đổi ý nghĩa chữ Long trong cái tên Thăng Long cho phù hợp với niên hiệu, vua Gia Long đã muốn đưa ra một tuyên ngôn ngắn gọn: tôi là người đầu tiên trong lịch sử đã đi từ Gia Định thành đến Thăng Long thành để hoàn thành cuộc thống nhất nước Việt sau bao nhiêu năm bị chia xẻ“.

Nguyên văn bài nghiên cứu của Võ Hương An

Thăng Long và Gia Long
Võ Hương An

Tình cờ, đọc thấy những dòng này trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Hà Nội

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ “Long” (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).
(
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#T.C3.AAn_g.E1.BB.8Di)

Tôi không có trong tay tác phẩm của Gs Trần Huy Liệu, và mặc dầu ông đã thành danh từ lâu trong ngành Sử học, nhưng tôi không dám tin kiến giải đó.

Một chút lịch sử

Phải đi ngược cả ngàn năm trước mới gặp tổ tiên của Hà Nội ngày nay. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư ( thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La, vì đất Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang, và “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước [lúc bấy giờ], có hình thể như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quí nhất của đế vương. Trẫm muốn nhân chỗ địa lợi ấy đóng làm kinh đô…

Khi “Thuyền ngự đến bên thành, có con rồng hiện ra . Nhà vua sai đổi tên thành Thăng Long.” (Cương mục I, tr.285)

Từ đó, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Lê-Trịnh, suốt mấy trăm năm, tất cả đều chọn Thăng Long làm kinh đô. Sau khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dứt Lê-Trịnh, ông đã không đóng đóng đô ở Thăng Long mà chỉ chọn Phú Xuân. Thăng Long được đổi gọi là Bắc thành.

Sau khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân vào tháng 6/1801, đuổi vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) và triều đình Tây Sơn chạy ra Bắc, các quan dâng biểu khuyên Nguyễn Vương lên ngôi và đổi niên hiệu; Ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), vua cho lập đàn tại đồng làng An Ninh, làm lễ tế cáo trời đất; hôm sau, mồng 2 tháng 5, làm lễ kính cáo tổ tiên và chính thức ban bố niên hiệu Gia Long 嘉隆 (tốt đẹp hưng thịnh). Nhà Nguyễn gọi ngày 2 tháng 5 là ngày Hưng quốc khánh niệm, ngày quốc khánh của nước Việt Nam, Đại Nam, cho đến năm 1945.

Tháng 7 năm 1802, vua Gia Long thu phục Thăng Long, chấm dứt triều Tây Sơn. Vua đặt chức Tổng trấn Bắc thành, lấy thành Thăng Long làm lỵ sở để trông coi việc cai trị 11 trấn của miền Bắc.

Mùa hè năm Gia Long thứ 4 (1805) vua ra lệnh đổi tên Thăng Long 升龍 thành Thăng Long 升隆, nghĩa là đổi nghĩa của chữ Long. Các dịch giả Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt Cương mục) của Viện Sử Học, khi dịch đến chữ Thăng Long đã cẩn thận chú thích (1) Chữ “Thăng Long” đời Lý là “Rồng lên”, khác với nghĩa chữ “Thăng Long” thời Gia Long là “Thịnh vượng”.

Quả ý nghĩa đúng như thế. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: nhà vua thay đổi chữ long từ 龍 ra 隆 là vì sao?

-Vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích chăng?

-Hay là vì kiêng húy? Hay gì khác?

Nhà Nguyễn và vấn đề kiêng húy

Húy, là tên người chết, phải tránh đi, không được nhắc đến. Đó là tập tục cổ truyền của người Việt, đi đến chỗ cưỡng hành ở cấp quốc gia đối với nhà cầm quyền.

Với Nhà Nguyễn, mỗi triều vua đều có công bố những chữ húy và chỉ thị rõ ràng về cách tránh. Vừa lên ngôi, năm Minh Mạng nguyên niên (1820) vua đã có lệnh cấm về các chữ huý. Qua năm Minh Mạng thứ 6 (1825) lệnh này được lặp lại và nói rõ, nếu ai vi phạm sẽ chiếu luật vi chế, xử tội nặng nhẹ tuỳ trường hợp. Những chữ này được xếp vào loại quốc huý, nghĩa là cả nước phải kiêng.

Có 5 chữ húy khi đọc thì phải tránh ra tiếng khác, khi làm việc thì phải dùng chữ khác. Đó là Noãn (= nhật 日+ viên 爰) đổi thành úc 澳 ; Chủng (= hòa 禾 + trọng 重) đổi thành thực 植 ; Ánh (= nhật 日+ ương 央) đổi thành chiếu 照 (ba chữ này là tên vua Gia Long) ; Hiệu (= nhật 日+giao 交) đổi thành hạo 恔 ; Đởm, Đảm 膽 (= nhục 月 + nhiêm 髯) đổi thành chữ phủ 腑 (hai chữ sau này là tên vua Minh Mạng).

-Có 4 chữ huý khi đọc, phải tránh ra tiếng khác, khi viết văn, phải thêm nét vào, không được dùng để đặt tên đất, tên người. Đó là Hoàn 環 đổi thành viên 圓 ; Luân (= nhật 日+luân侖), đổi thành diệu 曜 ; Lan 蘭 đổi thành hương 香; và Đang 璫 đổi thành đương.

– Có 11 chữ huý, đồng âm khi làm văn không cấm nhưng trong dân gian nếu có ai đặt tên trùng với những chữ sau đây thì phải đổi và không được đặt tên người: Kim 衿 (Nguyễn Kim), Hoàng 湟 ( chúa Tiên Nguyễn Hoàng), Nguyên 源 (chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), Lan 澜 (chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan), Tần 瀕 ( chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần), Thái (Trăn) 溱 (Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái), Chu 洙 ( chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Thụ (Trú) 澍 ( chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ), Khoát 濶 (Võ vương Nguyễn Phúc Khoát), Hiểu 曉 (Thế tử Hiểu), Thuần 淳 (Định vương Nguyễn Phúc Thuần).

Quốc Sử Quán khi chép sử không được phép ghi tên thật mà phài ghi theo lối chiết tự. Ví dụ : vua Gia Long tên là Ánh 映 thì sẽ chép húy của ngài bên tả có chữ nhậtbên hữu có chữ ương 央 ; người đọc tự mình ghép chữ sẽ biết ngay đó là chữ gì.

Càng về sau chữ huý ngày càng nhiều. Kể từ đời Thiệu Trị (1841-1847) trở đi — sau khi vua Minh Mạng ban bành Ngự chế mạng danh thi, chọn 20 tên viết với bộ nhật để làm tên chính thức cho người làm vua, khắc vào sách vàng — thì một vua Nhà Nguyễn có năm tên :

  1. Danh tự : tên tự, tục danh, tên do cha mẹ đặt khi sinh ra;
  2. Ngự danh : tên chính thức khi lên làm vua, lấy trong Kim sách ;
  3. Niên hiệu : tên của triều đại ;
  4. Thuỵ hiệu : tên đặt sau khi chết , dùng để khấn vái khi cúng tế;
  5.  Miếu hiệu : danh hiệu để thờ trong miếu và gọi trong sử.

Danh tựngự danh đều là trọng huý, phải tránh dùng và tránh gọi. Khi có vua mới, Bộ Lễ có nhiệm vụ rà soát tất cả các địa danh trong nước, hễ thấy nơi nào trùng với danh tự và ngự danh phải xin đổi ngay. Ví dụ : vua Thiệu Trị có tên khi sanh ra là Dung, vua Minh Mạng cho tên mới là Tông, và có ngự danh là Tuyền, làm vua lấy niên hiệu Thiệu Trị. Vậy là cửa Tư Dung ở Thừa Thiên phải đổi làm cửa Tư Hiền, các danh xưng nào có chữ Tông đều phải đổi lại thành Tôn (Lê Thánh Tôn, Tôn Nhơn Phủ), ngay cả cái ấn Trị Lịch Minh Thời Chi Bửu đúc bằng bạc từ đời Gia Long, rồi đúc lại bằng vàng đời Minh Mạng, dùng để đóng trên các cuốn lịch do Khâm Thiên Giám soạn và ban hành hàng năm, cũng phải bỏ, đúc ấn mới, đặt tên là Đại Nam Hiệp Kỷ Lịch Chi Bửu để thay thế, vì ấn cũ có chữ Trị, phạm húy Thiệu Trị.

Để tránh phạm huý, nhiều chữ đã được gọi khác đi. Ví dụ Hoa đổi thành Bông, tỉnh Thanh Hoa được đổi làm Thanh Hoá, cầu Đông Hoa đổi làm cầu Đông Ba vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là thân mẫu của vua Thiệu Trị. Hồng đọc là Hường, Nhậm đọc là Nhiệmvì vua Tự Đức có tên là Hồng Nhậm. Ngự danh của vua Tự Đức là Thì nên thì phải đọc thành thời. Do sự bắt buộc phải kiêng húy này mà từ đời Tự Đức (1847-1883) trở về sau người Việt đã phải dùng chữ thời gian thay vì nói thì gian như trước kia ; và cũng từ đó tên Ngô Thì Nhiệm trở thành Ngô Thời Nhậm, v.v.

Sở dĩ người viết phải dài dòng về việc kiêng huý dưới triều Nguyễn là để bạn đọc thấy rõ việc kiêng húy đối với triều đại này quan trọng biết chừng nào, vậy mà vua Gia Long đã sửa chữ Long trong Thăng Long với cách viết chữ Long y như niên hiệu của vua. Vua đã không kiêng, không bảo người ta kiêng, lại còn “đồ” cho đậm nét thêm. Là sao?

Là sao? Sẽ trả lời sau, nhưng điều tôi có thể hiểu được là: vua đã không cần kiêng húy thì sá gì việc vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích. Vì vậy, tôi không nghĩ lời giải thích kia là hợp lý.

Tâm tư và ước vọng gởi trong cái tên

Cha mẹ nào khi đặt tên cho con cũng muốn đặt vào đấy một chút niềm tin và hy vọng nào đó dù có khi đặt tên là Út với một quyết tâm hạn chế sinh đẻ nhưng lại “lỡ việc” mà sinh ra Út-1, Út-2 hay Út-nữa! Các nhà Nho xưa, khi chọn tên tựhiệu cho mình cũng trầm tư nhiều lắm. Phan Bội Châu bôn ba nơi hải ngoại mấy chục năm, một đời lo việc nước, lòng vẫn canh cánh nhớ về tổ quốc nên lấy hiệu Sào Nam, bởi chim Việt đậu cành Nam (Việt điểu sào nam chi). Huống chi là vua, người tự nhận thừa mệnh trời chăn đắt muôn dân. Biết bao là tâm tư và ước vọng muốn gởi vào đó. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, mỗi niên hiệu là một tuyên ngôn, một kỳ vọng, một sự cô đọng ý nghĩa của biết bao sách vở thánh hiền.

Trong sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, chưa tìm thấy một tài liệu chính thức nào của triều đại giải thích về ý nghĩa của mỗi niên hiệu. Chỉ có một lần, sau lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, ông Đặng Ngọc Oánh, Tham tri Bộ Lại, Tổng lý Viện Cơ mật, có viết một bài tường thuật tỉ mỉ lễ đăng quang này, trong đó kể chi tiết việc vua chọn niên hiệu. Theo đó, ngay hôm Phụng Hóa Công Bửu Đảo nhập cung (16/5/1916), các quan Nội Các đã lo tìm những chữ có ý nghĩa tốt, liệt kê ra và trình lên để tân quân lựa chọn làm niên hiệu của triều đại mới. Một bản sao cũng được gởi đến Hội đồng Thượng thư để các vị ấy xem xét. Ngay hôm đó Nội Các báo cho Hội đồng Thượng thư biết rằng trong danh sách dâng lên, hai chữ Khải Trung đã được chiếu cố, nhưng tân quân dùng bút son khoanh tròn chữ Khải, gạch bỏ chữ Trung, và thay vào đó bằng chữ Định . Như vậy, ý của tân quân là muốn chọn hai chữ Khải Định 啟 定 — có nghĩa là khởi đầu một thời thanh bình và ổn định của đất nước — để làm niên hiệu. Tác giả Đặng Ngọc Oánh cũng dẫn hai câu trong sách xưa để cho biết hai chữ khải định xuất xứ từ đâu.
(Đặng Ngọc Oánh, tr.7)

Thử đọc lại chiếu ban bố niên hiệu Gia Long:

Ta nghe kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ Tiên Thái Vương ta [chúa Tiên Nguyễn Hoàng] dựng nền ở miền Nam, thần truyền thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Ta phải xiêu dạt một nơi, rất lo nghĩ về miếu xã và sinh dân. Nằm gai nếm mất , mong sao cho được yên vui. Năm Canh tý [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ. Nay ơn trời giúp đở, các thánh để phúc, bờ cõi cũ đã lấy lại, cơ nghiệp xưa đã trở về, các quan văn võ tại triều dâng sớ chương khuyên ta lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu. Nhưng ta nghĩ rằng giồng giặc chưa trừ xong, đất nước chưa thống nhất, không nên vội lên ngôi tôn. Duy cứ theo niên hiệu đã qua [niên hiệu của nhà Lê] mà thi hành những lệnh đổi mới thì không phải là nêu rõ được khuôn phép. Vậy nên chuẩn lời xin đặt niên hiệu, định lấy ngày mồng 1 tháng 5 năm nay kính cáo trời đất, ngày hôm sau kính cáo liệt thánh [các chúa Nguyễn], chép niên hiệu là Gia Long, để thống nhất kỷ cương, làm mới tai mắt…” (Thực lục I,2002, tr.491)

Rõ ràng tờ chiếu không có một giải thích nào về lý do chọn hai chữ Gia Long, ngoại trừ cái nghĩa thông thường giàu đẹp hưng thịnh mà trong một đất nước lấy chữ Hán làm văn tự chính thức thì hầu hết ai cũng có thể hiểu được.

Vua Gia Long là một người có khí độ khác người. Không kể cái đứ

CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực dấu chân người lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Hoàng Thành Thăng Long Di sản Thế giới (ảnh). Ngày 8 tháng 2 năm 1575, Đại học Leiden được thành lập với khẩu hiệu Pháo đài tự do, là trường đại học cổ xưa và danh tiếng nhất Hà Lan. Ngày 8 tháng 2 năm 1725, ngày mất Pie Đại Đế là Sa hoàng Nga, nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất nước Nga (sinh năm 1672). Ngày 8 tháng 2 năm 1762, ngày sinh của  Gia Long, Hoàng đế đầu tiên nhà Nguyễn (mất năm 1820); Bài chọn lọc ngày 8 tháng 2:Hoàng Thành; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Chuyện cổ tích người lớn; Trăng rằm thương nhớ Anh; Gốc mai vàng trước ngõ; Hoàng Trung Trực dấu chân người lính; Truyện Pie Đại đế; Minh triết cho mỗi ngày. Biển Hồ Chùa Bửu Minh, Trần Đăng Khoa trong tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-2/

HOÀNG THÀNH
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành
Đất trời xanh
Yên Tử …


VÙNG TRỜI NHÂN VĂN
Hoàng Kim

Gương trời lồng lộng ban mai
Thung dung ta đến vùng trời nhân văn
Thịnh suy thế nước ngàn năm
Anh hùng là kẻ vì dân vì đời.

Bên lề chính sử dạo chơi
Rùa ơi thương Cụ biết nơi chọn về.
Kỳ Lân mộ, Tháp Rùa bia
Bia đời, bia miệng khắc ghi lòng người.

Tìm nơi tỉnh lặng ta ngồi
Tình yêu cuộc sống là nơi thư nhàn
Câu thơ lưu lạc trần gian.
Hoàng Thành Cổ Kiếm Hồ Gươm gọi về.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Kinh đô Thăng Long suốt các triều đại Lý Trần là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Thời Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã thiên đô về Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô và đổi Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 kéo dài tới năm 1428. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô trở  lại vị thế kinh thành. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên thành Đông Kinh, đến năm 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Phủ doãn là chức đứng đầu bộ máy hành chính thời ấy.

Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), tại thành Đông Quan, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.

Trước hội thề Đông Quan, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm được vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào phía nam, bao vây, cô lập thành Nghệ An và thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 8, năm 1426, Lê Lợi sai ba cánh quân tiến ra bắc, thắng trận liên tiếp thế như chẻ tre. Trần Trí tướng giữ thành Đông Quan phải cầu viện binh, hai tướng Lý An, Phương Chính từ Nghệ An đem quân về cứu Đông Quan. Vua nhà Minh cũng sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện, hội quân ở Đông Quan hơn 10 vạn quân. Tháng 10 năm 1426 Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông rút vào Đông Quan cố thủ. Vương Thông thế cùng muốn hòa, sau đó lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh. Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm hai đường cứu viện. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn cầu hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Vương Thông xin giảng hòa nhưng bất ngờ đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo tới ổ phục binh thì bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, phải rút vội về thành. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân đến cửa Nam thành đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra. Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Quốc dân đã bị cực khổ về sự quân Minh cai trị tàn ngược, và giận về sự tráo trở, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp: “Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.” (Đại Việt thông sử). Lê Lợi nói rồi cho hòa giải, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang tu sửa đường sá để quân Minh về nước, sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu, lấy lời Trần Cảo là dòng dõi vua Trần, xin được làm vua. Nghĩa quân đưa thư trả lời Vương Thông, dùng Lê Quốc Trinh và Lê Nhữ Trì làm con tin. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin. Nhà Minh sai Sơn Thọ và  Mã Kỳ đến dinh Bồ Đề làm con tin.

Sau hội thề Đông Quan, Lê Lợi ra lệnh cấp cho cánh quân thủy do Mã Kỳ và Phương Chính nhận lãnh 500 chiếc thuyền và lương thảo, cánh đường bộ do Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận cấp cho hai nghìn cổ ngựa và lương thảo. Hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Ngày 17 tháng 12 Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình. Vương Thông về đến Long Châu, vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn.Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng: “Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng /Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng / Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh / Mã Kỳ , Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run./ Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức/ Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay…”

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Dạo chơi non nước Việt
Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Tre Rồng sông Kỳ Lộ

NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim


Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương.

Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non.
Ngày hạnh phúc của em

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Trúc Mai cùng với Anh Minh Nguyen3 người khác tại Hà Nội. 30 tháng 12, 2020 lúc 08:32  · Lễ Tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông”Video Lễ tôn vinh Nhà Khoa Học của Nhà NôngTiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Maihttps://www.facebook.com/100004430956246/videos/pcb.1781289765362038/1781288712028810/Anh Minh Nguyen đang cảm thấy tuyệt vời cùng Bình Khơi và 2 người khác.29 tháng 12, 2020 lúc 21:31 ‘Lúc nhỏ không chịu cuốc cỏ; nhớn thành Nhà Khoa Học Của Nhà Nông. Áo đỏ là Út đó nha.’ Kim Hoàng cùng với Tuyến Bùi Cách và 17 người khác. 30 tháng 12, 2020 lúc 07:57  ·

Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất, trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.

Ngọc Phương Nam ngày mới

Chuyện cổ tích người lớn
THĂNG LONG THỜI GIA LONG
Hoàng Kim

Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới UNESCO năm 2010. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận với ba đặc điểm nổi bật : Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của một di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; và các tầng di tích di vật đa dạng phong phú. Đối chiếu dấu tích di sản khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long thời Lê với Thăng Long thời Gia Long (ảnh VHA), tôi đồng tình với nghiên cứu lịch sử của Võ Hương An: “Trong niên hiệu Gia Long 嘉隆, thông qua việc đổi ý nghĩa chữ Long trong cái tên Thăng Long cho phù hợp với niên hiệu, vua Gia Long đã muốn đưa ra một tuyên ngôn ngắn gọn: tôi là người đầu tiên trong lịch sử đã đi từ Gia Định thành đến Thăng Long thành để hoàn thành cuộc thống nhất nước Việt sau bao nhiêu năm bị chia xẻ“.

Nguyên văn bài nghiên cứu của Võ Hương An

Thăng Long và Gia Long
Võ Hương An

Tình cờ, đọc thấy những dòng này trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Hà Nội

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ “Long” (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).
(
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i#T.C3.AAn_g.E1.BB.8Di)

Tôi không có trong tay tác phẩm của Gs Trần Huy Liệu, và mặc dầu ông đã thành danh từ lâu trong ngành Sử học, nhưng tôi không dám tin kiến giải đó.

Một chút lịch sử

Phải đi ngược cả ngàn năm trước mới gặp tổ tiên của Hà Nội ngày nay. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư ( thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La, vì đất Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang, và “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước [lúc bấy giờ], có hình thể như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quí nhất của đế vương. Trẫm muốn nhân chỗ địa lợi ấy đóng làm kinh đô…

Khi “Thuyền ngự đến bên thành, có con rồng hiện ra . Nhà vua sai đổi tên thành Thăng Long.” (Cương mục I, tr.285)

Từ đó, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Lê-Trịnh, suốt mấy trăm năm, tất cả đều chọn Thăng Long làm kinh đô. Sau khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dứt Lê-Trịnh, ông đã không đóng đóng đô ở Thăng Long mà chỉ chọn Phú Xuân. Thăng Long được đổi gọi là Bắc thành.

Sau khi Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân vào tháng 6/1801, đuổi vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) và triều đình Tây Sơn chạy ra Bắc, các quan dâng biểu khuyên Nguyễn Vương lên ngôi và đổi niên hiệu; Ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), vua cho lập đàn tại đồng làng An Ninh, làm lễ tế cáo trời đất; hôm sau, mồng 2 tháng 5, làm lễ kính cáo tổ tiên và chính thức ban bố niên hiệu Gia Long 嘉隆 (tốt đẹp hưng thịnh). Nhà Nguyễn gọi ngày 2 tháng 5 là ngày Hưng quốc khánh niệm, ngày quốc khánh của nước Việt Nam, Đại Nam, cho đến năm 1945.

Tháng 7 năm 1802, vua Gia Long thu phục Thăng Long, chấm dứt triều Tây Sơn. Vua đặt chức Tổng trấn Bắc thành, lấy thành Thăng Long làm lỵ sở để trông coi việc cai trị 11 trấn của miền Bắc.

Mùa hè năm Gia Long thứ 4 (1805) vua ra lệnh đổi tên Thăng Long 升龍 thành Thăng Long 升隆, nghĩa là đổi nghĩa của chữ Long. Các dịch giả Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt Cương mục) của Viện Sử Học, khi dịch đến chữ Thăng Long đã cẩn thận chú thích (1) Chữ “Thăng Long” đời Lý là “Rồng lên”, khác với nghĩa chữ “Thăng Long” thời Gia Long là “Thịnh vượng”.

Quả ý nghĩa đúng như thế. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: nhà vua thay đổi chữ long từ 龍 ra 隆 là vì sao?

-Vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích chăng?

-Hay là vì kiêng húy? Hay gì khác?

Nhà Nguyễn và vấn đề kiêng húy

Húy, là tên người chết, phải tránh đi, không được nhắc đến. Đó là tập tục cổ truyền của người Việt, đi đến chỗ cưỡng hành ở cấp quốc gia đối với nhà cầm quyền.

Với Nhà Nguyễn, mỗi triều vua đều có công bố những chữ húy và chỉ thị rõ ràng về cách tránh. Vừa lên ngôi, năm Minh Mạng nguyên niên (1820) vua đã có lệnh cấm về các chữ huý. Qua năm Minh Mạng thứ 6 (1825) lệnh này được lặp lại và nói rõ, nếu ai vi phạm sẽ chiếu luật vi chế, xử tội nặng nhẹ tuỳ trường hợp. Những chữ này được xếp vào loại quốc huý, nghĩa là cả nước phải kiêng.

Có 5 chữ húy khi đọc thì phải tránh ra tiếng khác, khi làm việc thì phải dùng chữ khác. Đó là Noãn (= nhật 日+ viên 爰) đổi thành úc 澳 ; Chủng (= hòa 禾 + trọng 重) đổi thành thực 植 ; Ánh (= nhật 日+ ương 央) đổi thành chiếu 照 (ba chữ này là tên vua Gia Long) ; Hiệu (= nhật 日+giao 交) đổi thành hạo 恔 ; Đởm, Đảm 膽 (= nhục 月 + nhiêm 髯) đổi thành chữ phủ 腑 (hai chữ sau này là tên vua Minh Mạng).

-Có 4 chữ huý khi đọc, phải tránh ra tiếng khác, khi viết văn, phải thêm nét vào, không được dùng để đặt tên đất, tên người. Đó là Hoàn 環 đổi thành viên 圓 ; Luân (= nhật 日+luân侖), đổi thành diệu 曜 ; Lan 蘭 đổi thành hương 香; và Đang 璫 đổi thành đương.

– Có 11 chữ huý, đồng âm khi làm văn không cấm nhưng trong dân gian nếu có ai đặt tên trùng với những chữ sau đây thì phải đổi và không được đặt tên người: Kim 衿 (Nguyễn Kim), Hoàng 湟 ( chúa Tiên Nguyễn Hoàng), Nguyên 源 (chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), Lan 澜 (chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan), Tần 瀕 ( chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần), Thái (Trăn) 溱 (Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái), Chu 洙 ( chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Thụ (Trú) 澍 ( chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ), Khoát 濶 (Võ vương Nguyễn Phúc Khoát), Hiểu 曉 (Thế tử Hiểu), Thuần 淳 (Định vương Nguyễn Phúc Thuần).

Quốc Sử Quán khi chép sử không được phép ghi tên thật mà phài ghi theo lối chiết tự. Ví dụ : vua Gia Long tên là Ánh 映 thì sẽ chép húy của ngài bên tả có chữ nhậtbên hữu có chữ ương 央 ; người đọc tự mình ghép chữ sẽ biết ngay đó là chữ gì.

Càng về sau chữ huý ngày càng nhiều. Kể từ đời Thiệu Trị (1841-1847) trở đi — sau khi vua Minh Mạng ban bành Ngự chế mạng danh thi, chọn 20 tên viết với bộ nhật để làm tên chính thức cho người làm vua, khắc vào sách vàng — thì một vua Nhà Nguyễn có năm tên :

  1. Danh tự : tên tự, tục danh, tên do cha mẹ đặt khi sinh ra;
  2. Ngự danh : tên chính thức khi lên làm vua, lấy trong Kim sách ;
  3. Niên hiệu : tên của triều đại ;
  4. Thuỵ hiệu : tên đặt sau khi chết , dùng để khấn vái khi cúng tế;
  5.  Miếu hiệu : danh hiệu để thờ trong miếu và gọi trong sử.

Danh tựngự danh đều là trọng huý, phải tránh dùng và tránh gọi. Khi có vua mới, Bộ Lễ có nhiệm vụ rà soát tất cả các địa danh trong nước, hễ thấy nơi nào trùng với danh tự và ngự danh phải xin đổi ngay. Ví dụ : vua Thiệu Trị có tên khi sanh ra là Dung, vua Minh Mạng cho tên mới là Tông, và có ngự danh là Tuyền, làm vua lấy niên hiệu Thiệu Trị. Vậy là cửa Tư Dung ở Thừa Thiên phải đổi làm cửa Tư Hiền, các danh xưng nào có chữ Tông đều phải đổi lại thành Tôn (Lê Thánh Tôn, Tôn Nhơn Phủ), ngay cả cái ấn Trị Lịch Minh Thời Chi Bửu đúc bằng bạc từ đời Gia Long, rồi đúc lại bằng vàng đời Minh Mạng, dùng để đóng trên các cuốn lịch do Khâm Thiên Giám soạn và ban hành hàng năm, cũng phải bỏ, đúc ấn mới, đặt tên là Đại Nam Hiệp Kỷ Lịch Chi Bửu để thay thế, vì ấn cũ có chữ Trị, phạm húy Thiệu Trị.

Để tránh phạm huý, nhiều chữ đã được gọi khác đi. Ví dụ Hoa đổi thành Bông, tỉnh Thanh Hoa được đổi làm Thanh Hoá, cầu Đông Hoa đổi làm cầu Đông Ba vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là thân mẫu của vua Thiệu Trị. Hồng đọc là Hường, Nhậm đọc là Nhiệmvì vua Tự Đức có tên là Hồng Nhậm. Ngự danh của vua Tự Đức là Thì nên thì phải đọc thành thời. Do sự bắt buộc phải kiêng húy này mà từ đời Tự Đức (1847-1883) trở về sau người Việt đã phải dùng chữ thời gian thay vì nói thì gian như trước kia ; và cũng từ đó tên Ngô Thì Nhiệm trở thành Ngô Thời Nhậm, v.v.

Sở dĩ người viết phải dài dòng về việc kiêng huý dưới triều Nguyễn là để bạn đọc thấy rõ việc kiêng húy đối với triều đại này quan trọng biết chừng nào, vậy mà vua Gia Long đã sửa chữ Long trong Thăng Long với cách viết chữ Long y như niên hiệu của vua. Vua đã không kiêng, không bảo người ta kiêng, lại còn “đồ” cho đậm nét thêm. Là sao?

Là sao? Sẽ trả lời sau, nhưng điều tôi có thể hiểu được là: vua đã không cần kiêng húy thì sá gì việc vì rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” như Gs Trần Huy Liệu đã giải thích. Vì vậy, tôi không nghĩ lời giải thích kia là hợp lý.

Tâm tư và ước vọng gởi trong cái tên

Cha mẹ nào khi đặt tên cho con cũng muốn đặt vào đấy một chút niềm tin và hy vọng nào đó dù có khi đặt tên là Út với một quyết tâm hạn chế sinh đẻ nhưng lại “lỡ việc” mà sinh ra Út-1, Út-2 hay Út-nữa! Các nhà Nho xưa, khi chọn tên tựhiệu cho mình cũng trầm tư nhiều lắm. Phan Bội Châu bôn ba nơi hải ngoại mấy chục năm, một đời lo việc nước, lòng vẫn canh cánh nhớ về tổ quốc nên lấy hiệu Sào Nam, bởi chim Việt đậu cành Nam (Việt điểu sào nam chi). Huống chi là vua, người tự nhận thừa mệnh trời chăn đắt muôn dân. Biết bao là tâm tư và ước vọng muốn gởi vào đó. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, mỗi niên hiệu là một tuyên ngôn, một kỳ vọng, một sự cô đọng ý nghĩa của biết bao sách vở thánh hiền.

Trong sự hiểu biết hạn hẹp của người viết, chưa tìm thấy một tài liệu chính thức nào của triều đại giải thích về ý nghĩa của mỗi niên hiệu. Chỉ có một lần, sau lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, ông Đặng Ngọc Oánh, Tham tri Bộ Lại, Tổng lý Viện Cơ mật, có viết một bài tường thuật tỉ mỉ lễ đăng quang này, trong đó kể chi tiết việc vua chọn niên hiệu. Theo đó, ngay hôm Phụng Hóa Công Bửu Đảo nhập cung (16/5/1916), các quan Nội Các đã lo tìm những chữ có ý nghĩa tốt, liệt kê ra và trình lên để tân quân lựa chọn làm niên hiệu của triều đại mới. Một bản sao cũng được gởi đến Hội đồng Thượng thư để các vị ấy xem xét. Ngay hôm đó Nội Các báo cho Hội đồng Thượng thư biết rằng trong danh sách dâng lên, hai chữ Khải Trung đã được chiếu cố, nhưng tân quân dùng bút son khoanh tròn chữ Khải, gạch bỏ chữ Trung, và thay vào đó bằng chữ Định . Như vậy, ý của tân quân là muốn chọn hai chữ Khải Định 啟 定 — có nghĩa là khởi đầu một thời thanh bình và ổn định của đất nước — để làm niên hiệu. Tác giả Đặng Ngọc Oánh cũng dẫn hai câu trong sách xưa để cho biết hai chữ khải định xuất xứ từ đâu.
(Đặng Ngọc Oánh, tr.7)

Thử đọc lại chiếu ban bố niên hiệu Gia Long:

Ta nghe kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ Tiên Thái Vương ta [chúa Tiên Nguyễn Hoàng] dựng nền ở miền Nam, thần truyền thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Ta phải xiêu dạt một nơi, rất lo nghĩ về miếu xã và sinh dân. Nằm gai nếm mất , mong sao cho được yên vui. Năm Canh tý [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ. Nay ơn trời giúp đở, các thánh để phúc, bờ cõi cũ đã lấy lại, cơ nghiệp xưa đã trở về, các quan văn võ tại triều dâng sớ chương khuyên ta lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu. Nhưng ta nghĩ rằng giồng giặc chưa trừ xong, đất nước chưa thống nhất, không nên vội lên ngôi tôn. Duy cứ theo niên hiệu đã qua [niên hiệu của nhà Lê] mà thi hành những lệnh đổi mới thì không phải là nêu rõ được khuôn phép. Vậy nên chuẩn lời xin đặt niên hiệu, định lấy ngày mồng 1 tháng 5 năm nay kính cáo trời đất, ngày hôm sau kính cáo liệt thánh [các chúa Nguyễn], chép niên hiệu là Gia Long, để thống nhất kỷ cương, làm mới tai mắt…” (Thực lục I,2002, tr.491)

Rõ ràng tờ chiếu không có một giải thích nào về lý do chọn hai chữ Gia Long, ngoại trừ cái nghĩa thông thường giàu đẹp hưng thịnh mà trong một đất nước lấy chữ Hán làm văn tự chính thức thì hầu hết ai cũng có thể hiểu được.

Vua Gia Long là một người có khí độ khác người. Không kể cái đức kiên trì chiến đấu ròng rã 25 năm, trải qua bao hiểm nguy và gian khổ để phục hồi cho được cơ nghiệp của tổ tiên, vua còn có nhiều suy nghĩ và quyết định không giống thói thường. Ví dụ không cho tổ chức sinh nhật rườm rà. Ngày xưa tuổi thọ ngắn ngủi, vì vậy vua nào đến tuổi 40 tuổi hay 50 cũng tổ chức Tứ tuần đại khánh, Ngũ tuần đại khánh với biết bao huy hoàng tốn kém để ăn mừng tuổi thọ, nhưng vua Gia Long thì không; các quan năn nỉ xin làm cũng từ chối, bảo làm như sinh nhật thường lệ. Năm vua 40 tuổi (1801) thì đang còn bận đánh nhau với Tây Sơn, chưa yên tâm để hưởng thụ, điều này dễ hiểu. Nhưng khi vua được 50 tuổi (1811) thì đất nước đã thống nhất, Tây Sơn đã hoàn toàn tuyệt diệt, vua đã chính thức lên ngôi hoàng đế năm 1806, vậy mà cũng không; có vẻ như không thích sự xa xỉ, nhọc sức dân. Một ví dụ khác, khi vua mất, táng chung một chỗ với hoàng hậu, hai ngôi mộ nằm sờ sờ, đơn giản, giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng giấu diếm ngụy trang gì cả v.v.

Bên cạnh những quyết định khác người đó, ít ra vào buổi đầu của triều đại, cũng có ba việc vua Gia Long đã hành sử theo một cung cách giống nhau cho ta thấy lối tính toán lâu xa và ăn chắc của nhà vua mà chẳng bao giờ vua hé môi một lời giải thích. Chẳng hạn Đông cung Cảnh mất năm 1801 nhưng mãi đến năm 1816 mới lập Hoàng tử Đởm lên làm Đông cung, dù triều thần đề nghị nhiều lần (1). Vua dư biết triều thần đang chia làm hai phe, phe ủng hộ cháu đích tôn của vua (Hoàng tôn Mỹ Đường, con Đông cung Cảnh) làm Thái tử, và phe ủng hộ Hoàng tử Đởm (vua Minh Mạng). Một sự quyết định vội vàng khi chưa nắm vững tình hình có thể gây biến loạn trong triều. Lại một ví dụ khác, vua ban bố niên hiệu từ năm 1802 mà mãi đến năm 1806 mới lên ngôi hoàng đế. Để chi lâu vậy? Hãy xem từ 1802 đến 1806, đã có những thành tựu gì từ bên trong đến bên ngoài thì biết ngay vua chuẩn bị mọi điều kiện chu đáo như thế nào. Năm 1804, nhận sắc phong cùa Nhà Thanh, rồi đặt quốc hiệu Việt Nam, lo xây các miếu để thờ tổ tiên, xây cung Trường Thọ cho Hoàng Thái hậu, xây điện Cần Chánh để làm việc, xây hoàng thành, cung thành. Qua năm 1805 xây điện Thái Hòa, xây Công thự văn, Công thự võ cho các quan có nơi hội họp làm việc. Khi trong ngoài đâu vào đấy thì lễ đăng quang diễn ra vào năm 1806 là phải.

Cũng một cung cách như thế khi vua tiến hành đổi Thăng Long 升龍 thành Thăng Long 升隆.

Đừng nghĩ đơn giản rằng với uy quyền của vua thì đổi một chữ nào có quan trọng gì. Đàng sau chữ Thăng Long là cả một chuỗi dài lịch sử hàng mấy trăm năm cùa bao triều đại, một dấu ấn khó phai trong lòng người dân Bắc hà. Đổi thì có lẽ vua muốn đổi từ 1802 kia cho phù hợp với niên hiệu của vua nhưng chưa đến lúc nên phải nấn ná một thời gian.

Sao lại nói rằng cho phù hợp với niên hiệu của vua? Xin hãy để ý đến chữ Gia 嘉 trong niên hiệu Gia Long. Chữ Gia này và Gia Định 嘉定 cùng một cách viết, một ý nghĩa. Như đã nói, bao hàm trong cái tên hay danh hiệu là một tâm tư và ước vọng, là một tuyên ngôn cô đọng. Tái chiếm được Phú Xuân vào năm 1801 tuy là một thành công lớn trên bước đường phục hưng cơ nghiệp tổ tiên nhưng đó chỉ mới đi được 2/3 đoạn đường trên toàn bộ con đường ước vọng của Nguyễn Vương trong một đất nước mà người chủ lâu năm là Nhà Lê đã hết thời. Vương muốn rằng Vương phải là người đầu tiên thống nhất nước Việt, khởi đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành, nên mới cố tình lấy chữ đầu của Gia Định ghép với chữ cuối của Thăng Long để thành hai chữ Gia Long làm niên hiệu.

Nhưng Gia mà đi với Long có nghĩa là rồng, bề ngoài, chỉ nghe cái thanh âm cũng tàm tạm được, nhưng đi vô chữ nghĩa thì chưa ổn. Vì thế, nấn ná đến năm 1805 mới đổi Long là rồng thành Long là hưng thịnh cho thật thích hợp hoàn hảo. Vua chỉ ra lệnh đổi chữ Long sau khi cho xây lại thành Thăng Long to rộng hơn vào năm 1803 trên địa phận huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức, lại xây mới 5 cửa ô vào năm 1804 với tên mới, chưa kể bên trong xây kỳ đài, dựng hành cung, làm nhà tả hữu vu,v.v , nghĩa là một Thăng Long mới từ vật chất (xây mới) đến tinh thần (đổi ý nghĩa chữ long) nhưng vẫn không làm mất dấu ấn lịch sử.

Nói tóm lại, trong niên hiệu Gia Long 嘉隆, thông qua việc đổi ý nghĩa chữ Long trong cái tên Thăng Long cho phù hợp với niên hiệu, vua Gia Long đã muốn đưa ra một tuyên ngôn ngắn gọn: tôi là người đầu tiên trong lịch sử đã đi từ Gia Định thành đến Thăng Long thành để hoàn thành cuộc thống nhất nước Việt sau bao nhiêu năm bị chia xẻ.

San Jose, 7/08

Tài liệu tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội#T.C3.AAn_g.E1.BB.8Di

Đại Nam Thực Lục I, (gọi tắt Thực lục) bản dịch của Viện Sử Học, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002

Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (gọi tắt Cương mục) bản dịch của Viện Sử Học, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998

– Đặng Ngọc Oánh, L’Intronisation de l’Empereur Khải Định, Bulletin des Amis du Vieux Hue, No1, 1916, tr.7

Chú thích:

1) Xem Võ Hương-An, Vụ án Mỹ Đường, Tuyển tập Nhớ Huế, California, 2007

TRUYÊN PIE ĐẠI ĐẾ
Hoàng Kim

Pie Đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Le Nin. Ông đã có những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm  vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ  trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.

Pie Đại Đế  tên thường gọi là Pyotr I  sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva,  mất ngày  8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg,  là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế ( tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.

Pie đại đế  đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã  bình chọn
Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là  Stalin, Le Nin  và  Nga hoàng Nikolai II  là  những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó  đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.

Pie đại đế đã được sự  ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân  nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn  trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải  và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…

Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã  tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.

Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của PhápAdolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.

Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ  thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.

Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy  và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền,  tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.

Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.

Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững  là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.

Truyện Pie đại đế là bài nghiên cứu lịch sử văn hóa. Thông tin chính được thu thập căn cứ từ các nguồn trích dẫn tuyển chọn tại thư mục Pie đại đế  trên Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và bản Wikipedia tiếng Anh, so http://www.history.com có cùng thư mục. Bài viết này chắt lọc tư liệu nhằm cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu về một nhân vật lịch sử nước Nga. Thông tin sâu hơn mời đọc Pie đại đế tại Tình yêu cuộc sốngChào ngày mới 27 tháng 5 ngày mà năm 1703, Pie đại đế  cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là den-voi-tay-nguyen-moi-4.jpg

Biển Hồ Chùa Bửu Minh
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chua-buu-minh-bien-ho-1.jpg

Biển Hồ Chùa Bửu Minh
Đến với Tây Nguyên mới

Học không bao giờ muộn
Xuân ấm áp tình thân
SUY NGẪM ĐẦU NĂM 2021


Thầy Thượng tọa Thích Giác Tâm, Biển Hồ
Chua Buu Minh viết lời đầu xuân: “Chỉ có khiêm hạ mới tồn tại trong cõi đời này, nên nhớ mình là ai trong vai diễn đời, đạo. Bước đầu của vai diễn nên đóng vai lính, mang vác xác trong sân khấu. Mới vào nghề cần phải học hỏi, trải nghiệm, từng bước đi lên, đừng mang hia đội mũ quá sớm, đóng vai vua vai thượng thủ vội vàng, vở diễn không thành công, người xem bỏ về nửa chừng, sân khấu hạ màn trong tức tưởi ấm ức. Lỗi tại ta mọi đàng”. Học không bao giờ muộn. Kính tâm đắc lời Thầy (Hoàng Kim xin chia sè. Xuân ấm áp tình thân) — với Hoàng Kim và 20 người khác.

BIỂN HỒ CHÙA BỬU MINH
Hoàng Kim


Thương Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền

Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”

Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang và
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một góc nhìn.

Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục

LỜI VÀNG TRUYỆN BIỂN HỒ
Hoàng Kim


Phật Tổ chùa Bửu Minh
Thích Giác Tâm Gia Lai
Trái tim Tâm thành Bụt
Kim thân Người có Phật
Lời vàng truyện Biển Hồ.

ĐIÊU KHẮC TƯỢNG PHẬT BẰNG TRÁI TIM.
Thích Giác Tâm


Tăng Ni sinh của thiền phái Trúc Lâm không ai không nhớ 4 câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Sơ tổ Trần Nhân Tông:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch.
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Bài kệ trên, dịch nghĩa :

“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần – tập 2 – NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1989. Tr.510).

Tôi thích nhất là câu: “Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Chúng ta có của báu trong nhà “Phật tính” vậy mà không nhận ra, cứ luôn đi tìm kiếm cứ ngỡ rằng Phật ở đâu đó, đem Phật đi tìm Phật. Chính chúng tôi (cùng với một người thợ xây tên Trịnh Cảo) là người tạc tượng Phật vẫn không thấy hết vẻ đẹp hoàn mỹ của tượng Phật mình làm, vẫn cứ mặc cảm nghĩ rằng mình không bằng cấp, không đào tạo trường Mỹ thuật, không được học nghề theo kiểu cha truyền con nối. Tạc tượng chỉ bằng tình kính yêu vô hạn đối với Đức Thế Tôn thôi, và nghiên cứu cách làm tượng qua thư tịch sách vở, tượng Phật Bửu Minh sao có thể hơn được các pho tượng Phật nổi tiếng xưa nay ở Việt Nam. Đợi đến khi Cư Sĩ Giác Đạo – Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng khen ngợi, tôi mới giật mình thốt lên: ” Ủa vậy sao?” Có người cầm Thiền bảng nện vô vai tôi giật mình tỉnh ra và viết đoản văn: ” Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh – Gia Lai”. Và ngày hôm nay (16/06/2013) tôi được một người Phật tử đem tặng một tấm ảnh Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh (có xóa bỏ phông) lại giật mình lần thứ hai, pho tượng của mình làm đây sao? Thời bao cấp ăn cơm khoai cơm độn, xi măng sắt thép quý như vàng, tại sao mình lại thực hiện pho tượng thành công quá mong ước!

Câu trả lời pho tượng Phật thành công là chỉ do niềm tin và thương Phật quá lớn, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật không lúc nào xa rời Phật dù trong chốc lát. Lúc vừa hoàn thành pho tượng Hòa thượng Giác Toàn (khi ấy là Thượng tọa) đi công tác phật sự tỉnh Kon Tum có ghé lại chùa Bửu Minh thăm, vô cùng ngạc nhiên trước gương mặt của Đức Phật, tán thán khen ngợi nhưng vẫn mạnh dạn phê phán:” Mặt Phật rất từ bi, rất hiền, rất thiền nhưng so với toàn thân thì đầu Phật bị nhỏ không cân đối thầy Giác Tâm xem lại và nếu được nên sửa đầu Phật cho lớn hơn mới cân đối với toàn thân” Một lời góp ý của Hòa thượng thôi, mà tôi với anh thợ xây Trịnh Cảo toát mồ hôi hột. Đầu Phật, mặt Phật đã hoàn chỉnh rồi bây giờ nếu nghe Hòa thượng góp ý mình phải làm lại từ đầu. Tuy biết sửa lại đầu Phật sẽ vô cùng khó khăn, nếu sửa lại mặt Phật không đẹp như hiện giờ thì sao? Pho tượng sẽ bị hủy bỏ không tôn thờ như lời khấn nguyện ban đầu: ” Phật không gia hộ cho con làm tượng Phật đẹp con sẽ không phụng thờ và đem Phật bỏ chìm xuống đáy Biển Hồ”. Nhưng rồi vẫn lắng nghe lời Hòa thượng chỉ dạy góp ý, mạnh dạn đục bỏ và sửa lại. Tay cầm búa tay cầm mũi ve đục mà run cầm cập. Trong tâm Phật vẫn còn, lòng thương Phật vẫn nguyên vẹn, mỗi ngày mỗi bồi đắp xi măng gọt đẽo chỉnh sửa với ảnh mẫu là tượng Kim thân Phật Tổ Nha Trang và tượng Phật Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu. Sửa lại đầu Phật, mặt Phật lớn hơn theo lời góp ý của Hòa thượng Giác Toàn đã thành công. Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh có nét giống hai pho tượng nói trên là nhân duyên như thế.
———————————-
Gia Lai năm 1988
Thích Giác Tâm

Ảnh: Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh Gia Lai.
https://www.youtube.com/embed/eY88tcaKI14?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn:
https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Video nhạc tuyển

TRĂNG RẰM THƯƠNG NHỚ ANH
Hoàng Kim
Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Không gian một vầng trăng tỏ
Trăng rằm rọi sáng
giấc mơ ...

LỜI ANH DẶN
Hoàng Ngọc Dộ

‘Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân’


‘Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm’

Nhá củ lòng anh nhớ các em
Đang cơn lửa tắt khó thắp đèn
Cảnh cũ chưa lìa đeo cảnh mới
Vơi ăn, vơi ngủ, với vơi tiền

Cảnh mãi đeo người được đâu em
Hết khổ, hết cay, hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen

Vầng trăng cổ tích
Hoàng Ngọc Dộ

Bóng đêm trùm kín cả không trung
Lấp lánh phương Đông sáng một vừng
Mây bủa mây giăng còn chẳng ngại
Ngắm nhìn trần thế bạn văn chương.

Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ

Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.

Chia tay bạn quý (*)
Hoàng Ngọc Dộ

Đêm ngày chẳng quản đói no
Thức khuya dậy sớm lo cho hai người
Chăm lo văn sách dùi mài
Thông kim bác cổ, giúp đời cứu dân

Ngày đêm chẵng quản nhọc nhằn
Tối khuyên, khuya dục, dạy răn hai người
Mặc ai quyền quý đua bơi
Nghèo hèn vẫn giữ trọn đời thủy chung

Vận nghèo giúp kẻ anh hùng
Vận cùng giúp kẻ lạnh lùng vô danh
Mặc ai biết đến ta đành
Dăm câu ca ngợi tạc thành lời thơ

Hôm nay xa vắng đồng hồ
Bởi chưng hết gạo, tớ cho thay mày
Mày tuy gặp chủ tốt thay
Nhớ chăng hôm sớm có người tri âm

(*) Hết gạo, tắt bữa, buộc phải bán đồng hồ

Nấu ăn
Hoàng Ngọc Dộ

Ngày một bữa đỏ lửa
Ngày một bữa luốc lem
Ngày một bữa thổi nhen
Ngày một bữa lường gạo
Ngày một bữa tần tảo
Ngày một bữa nấu ăn.

Dự liên hoan
Hoàng Ngọc Dộ

Hôm nay anh được chén cơm ngon
Cửa miệng anh ăn, nuốt chả trơn
Bởi lẽ ngày dài em lam lũ
Mà sao chỉ có bữa cơm tròn.

Thức Kim dậy
Hoàng Ngọc Dộ

Đã bốn giờ sáng
Ta phải dậy rồi
Sao Mai chơi vơi
Khoe hào quang sáng

Ta kêu Kim dậy
Nó đã cựa mình
Vớ vẫn van xin
Cho thêm chút nữa.

Thức, lôi, kéo, đỡ
Nó vẫn nằm ỳ
Giấc ngủ say lỳ
Biết đâu trời đất

Tiếc giấc ngủ mật
Chẳng chịu học hành
Tuổi trẻ không chăm
Làm sao nên được

Đêm ni, đêm trước
Biết bao là đêm
Lấy hết chăn mền
Nó say sưa ngủ

Ta không nhắc nhủ
Nó ra sao đây
Khuyên em đã dày
Nó nghe chẳng lọt

Giờ đây ta guyết
Thực hiện nếp này
Kêu phải dậy ngay
Lay phải trở dậy

Quyết tâm ta phải
Cố gắng dạy răn
Để nó cố chăm
Ngày đêm đèn sách

Ta không chê trách
Vì nó tuổi thơ
Ta không giận ngờ
Vì nó tham ngủ

Quyết tâm nhắc nhủ
Nhắc nhủ, nhăc nhủ …

Trích: Khát vọng I Thi Viện
http://www.thivien.net/…/Kh%C3…/topic-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng xuân nay. Nước xao tăm cá, mai đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu, lộc xuân ân tình.

See more…
Những thay đổi gần đây trong ngành sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững

Chọn giống sắn Việt Nam
Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em

Giúp bà con cải thiện mùa vụ

Quà tặng cuộc sống yêu thích

Vietnamese food paradise

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15340
Nhập ngày : 08-02-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 6(21-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 6(19-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 6(19-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 6(17-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 6(16-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 6(16-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 6(14-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 6(13-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 6(12-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 6(11-06-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007