Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 21
Toàn hệ thống 3449
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 Mía chín tập trung gây ra nhiều công việc khó khăn. Về phia nhà máy, dù đã mở hết công suất cũng không sử dụng hết nguyên liệu nông dân nhập về mỗi ngày, nhưng sau 3 tháng hoạt động thì hết nguyên liệu, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc. Về phía nông dân, thiếu công lao động, thu nhập thấp, bị nhiều dịch vụ trung gian ép giá, giá mía không cao và cuối cùng thu nhập bình quân năm thấp. Nhiều hệ lụy khác kéo theo cho ngành mía đường, .v.v...

Nghiên cứu tìm ra bộ giống mía rải vụ là cấp thiết, song còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu “Tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu mía chín rải vụ cho vùng mía tỉnh Sóc Trăng” của Nguyễn Văn Dự và Phạm Văn Hiền (2008) là một đóng góp nhỏ cho người trồng mía ở Sóc Trăng.

 

 

Đề tài “Tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu mía chín rải vụ cho vùng mía tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện tại Trại Giống cây trồng Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008.
Thí nghiệm được tiến hành qua 2 bước, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Khảo nghiệm cơ bản được thiết kế theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, 7 công thức, mỗi công thức tương ứng một giống mía, diện tích ô thí nghiệm 48 – 50 m2;công thức đối chứng bao gồm giống ROC16 và QĐ11, đây là những giống mía chủ lực của vùng tương ứng nhóm chín sớm và chín trung bình muộn. Các giống ưu tú ở khảo nghiệm cơ bản được tiếp tục đánh giá qua khảo nghiệm sản xuất thiết kế theo kiểu thực nghiệm trong vụ tơ.
Kết quả tuyển chọn được giống C1324-74 và giống VĐ85-177. Đây là những giống mía thích hợp cho thu hoạch đầu và cuối vụ ở Sóc Trăng.
Giống C1324-74 có cây to trung bình và thẳng. Giống có nhiều ưu điểm như đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng mạnh, đổ ngã và trỗ cờ ít (trỗ cờ dưới 10%), chống chịu sâu bệnh hại, khả năng lưu gốc tốt, tích lũy đường sớm (10 tháng tuổi đạt 12 CCS), hàm lượng đường cao (12 – 13,5 CCS), năng suất mía 129 – 134 tấn/ha (vượt đối chứng 18,5%), năng suất đường 16,9 – 17,5 tấn/ha (vượt đối chứng 25%).
Giống VĐ85-177 đặc trưng bởi thân to và thẳng, phù hợp với thị hiếu của người trồng mía, đổ ngã ít, chống chịu sâu, bệnh than và bệnh trắng lá, hàm lượng đường cao (12 – 13 CCS), chín trung bình muộn, năng suất mía 127 – 134 tấn/ha (vượt đối chứng 18,9%), năng suất đường 16,7 – 17,5 tấn/ha (vượt đối chứng 21,3%).

Số lần xem trang : 14873
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 06-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  2009 bội thu những khám phá thực vật(31-12-2009)

  Nuôi cấy giống ngô có tính chống chịu mặn cao(21-12-2009)

  Thiếu nữ 19 thành giáo sư trẻ nhất thế giới(07-12-2009)

  Nhận biết thuốc trừ sâu bằng que thử (07-12-2009)

  Táo tươi giòn trong nhiều tháng(22-11-2009)

  Phương pháp mới hấp thụ khí thải công nghiệp(13-11-2009)

  Khám phá xác ướp động vật ở Ai Cập(29-10-2009)

  Thực vật cũng nhận biết 'giọt máu đào(26-10-2009)

  Vẻ đẹp “cây ăn thịt”(24-10-2009)

  Biến phân thành tiền(19-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007