TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 53
Toàn hệ thống 1175
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

  • 1

Các trường sẽ phải thiết kế lại chương trình dựa trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của mình.

Với việc ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân cho phép rút ngắn thời gian đào tạo các bậc ĐH, CĐ xuống 1 năm và Khung trình độ quốc gia, các trường sẽ phải thiết kế lại chương trình dựa trên cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra.

Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH là hợp lý

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM cho rằng trước khi Thủ tướng ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân trong đó quy định đào tạo đại học rút ngắn xuống còn 3-5 năm thì trong thực tế, sinh viên của các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng đã rút ngắn được thời gian đào tạo khá nhiều.

Tại ĐH Nông Lâm TP.HCM, tính đến nay, trong số 15.000 sinh viên tốt nghiệp theo hệ thống tín chỉ khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp trong vòng 3 năm, khoảng 11% tốt nghiệp trước thời hạn (3-3,5 năm).

 

Rút ngắn thời gian đào tạo bậc đại học

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt gồm 4 cấp: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

"Vấn đề đáng để ý là các em tốt nghiệp trước thời hạn xếp loại xuất sắc, giỏi rất nhiều. Như vậy, thực tế chứng minh rút ngắn thời gian học đại học là hết sức hợp lý và có tính cạnh tranh tốt trong xu thế hội nhập hiện nay", ông Lý phân tích.

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho biết từ khi trường này chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chương trình cũng đã được thay đổi phù hợp thời gian đào tạo từ 3-5 năm của Khung hệ thống giáo dục quốc dân vừa được ban hành.

"Thời gian đào tạo của ĐH Kinh tế Quốc dân thông thường là 4 năm. Tuy nhiên, với hệ thống đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể rút ngắn được 1 năm. Về thời gian đào tạo tối thiểu, ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có quy định là 3 năm", ông Triệu thông tin.

Theo ông Triệu, mặc dù quy định về khung chương trình đào tạo đại học tối thiểu là 120 tín chỉ, song ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn xây dựng thực tế là 130 tín chỉ. Mặc dù vậy, nhiều sinh viên vẫn có thể tốt nghiệp trong thời gian từ 3-3,5 năm.

Từ đó, ông Triệu khẳng định rằng quy định mới được ban hành trong Khung hệ thống giáo dục quốc dân là khá phù hợp với thực tế.

Còn ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp xu thế của thời đại, cũng như văn hóa làm việc của con người trong thời đại mới.

"Trong thời đại số, mọi thông tin đều có trên mạng Internet. Ngay cả việc lên lớp của thầy và trò cũng có thể được thực hiện qua phương pháp online kết hợp với truyền thống", ông Dũng khẳng định.

Ông Dũng cũng cho biết ngay tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, sinh viên tốt nghiệp trước 1 năm cũng không phải hiếm.

Cắt ngắn những gì kéo dài lê thê

Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Thực phẩm cho rằng với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, việc quy định linh động thời gian đào tạo giúp các trường chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo của mình.

Theo ông Sơn, đây là cơ hội để các trường xây dựng chương trình theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo, đặc biệt là các trường theo định hướng ứng dụng.

"Các trường có thể lựa chọn hướng đào tạo rút ngắn thời gian đào tạo thông qua việc xây dựng các môn học tích hợp và tăng cường các chương trình thực tế tại doanh nghiệp" - ông Sơn phân tích - "Tuy nhiên, ở đây, ta cần làm rõ việc rút ngắn thời gian là tùy thuộc vào trường, tùy vào định hướng của từng trường chứ không phải là bắt buộc cho tất cả".

Hoc dai hoc 3 nam: Cac truong lo thiet ke lai chuong trinh hinh anh 1
Thời gian đào tạo của các bậc học theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Nguồn: Bộ GD&ĐT. 

 

Còn ông Trần Đình Lý thì cho rằng quan điểm của ông là cắt ngắn những cái gì kéo dài lê thê. Tốt nhất là bám lấy chương trình, phân tầng của các trường đại học lớn, tiên tiến trên thế giới, đây là việc rất thuận tiện và xu thế hội nhập.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng CĐ Cơ điện Hà Nội, thông tin theo quy định, thời gian đào tạo của các trường cao đẳng là 3 năm. Song, trong thực tế, nhiều ngành học thể hiện sự bất cập khi chỉ cần 2 năm là có thể đạt tay nghề ngang tầm khu vực.

"Tuy nhiên, theo các quy định cũ, các trường không được thay đổi chương trình. Với quy định hiện tại, chúng tôi có thể cắt ngay chương trình học của nhiều ngành xuống mức tối thiểu là 2 năm được", ông Ngọc chia sẻ.

Trong khi đó, ông Đỗ Văn Dũng nói với Khung trình độ quốc gia và Khung hệ thống giáo dục quốc dân, các trường chắc chắn sẽ phải thiết kế lại chương trình đào tạo. Hiện tại, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM giao các khoa xây dựng kế hoạch thay đổi chương trình.

"Cái vướng hiện nay là các môn lý luận chính trị, môn ngoại ngữ. Đây là những môn học bắt buộc chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình nhưng các trường phải chịu, không thay đổi được", ông Dũng phân tích.

Nhờ doanh nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra

Đại diện các trường ĐH, CĐ cho biết với Khung trình độ quốc gia, việc thay đổi chương trình đào tạo của các trường còn phải dựa trên cơ sở xây dựng lại chuẩn đầu ra, để đảm bảo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Theo ông Trần Đình Lý, để đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia, chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở đào tạo theo nhu cầu, chọn lọc môn học phù hợp làm gốc.

"Đặc biệt phải thường xuyên quan hệ chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, cơ quan quản lý nhà nước để cập nhật nhu cầu từ thị trường lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên" - ông Lý nói - "Cần chọn những thí sinh phù hợp, học đúng với năng lực sở trường của mình để tránh lãng phí, học xong mà không sử dụng…"

Hoc dai hoc 3 nam: Cac truong lo thiet ke lai chuong trinh hinh anh 2
Việc thiết kế lại chương trình của các trường cần dựa trên việc xây dựng chuẩn đầu ra. Ảnh: VietNamNet. 

 

Còn ông Đồng Văn Ngọc cho biết, sau khi Thủ tướng ban Khung trình độ quốc gia, CĐ Cơ điện Hà Nội đã bắt đầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường.

Theo ông Ngọc, CĐ Cơ điện Hà Nội là trường trọng điểm về đào tạo nghề nên vấn đề cốt lõi là sinh viên ra trường phải có việc làm. Do đó, để có thể xây dựng được chuẩn đầu ra thì phải tiếp cận các doanh nghiệp tuyển dụng lao động để biết doanh nghiệp cần những kỹ năng gì, từ đó mới xây dựng tiêu chuẩn thực hiện kỹ năng đó.

"Sau khi xây dựng tiêu chuẩn thực hiện kỹ năng mới có thể xây dựng chương trình đào tạo và phân bổ chương trình đào tạo đó cho một nghề nhất định", ông Ngọc phân tích.

Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Văn Dũng cho biết ngay từ năm 2011, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã mời các bên liên quan như sở GD&ĐT, các trường học tiên tiến, doanh nghiệp để "vẽ" nên chân dung kĩ sư tương lai với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Từ đó, trường sẽ lập ma trận đối sánh để đưa vào các môn học.

Ông Phạm Thái Sơn cho rằng thực tế xây dựng chương trình đào tạo hiện nay các trường cũng thực hiện khá chuẩn, với sự tham gia của nhiều đối tượng, đặc biệt là người sử dụng lao động.

"Với việc linh động về thời gian cũng như hướng mở trong việc liên thông giữa các ngành học, bậc học đòi hỏi các trường nếu muốn thay đổi, cần có đánh giá cẩn thận để có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với các chuẩn đầu ra của các ngành và trình độ", ông Sơn phân tích.

 

Học đại học trong 3 năm

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, những thay đổi của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sẽ là cơ sở để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

 

 

Số lần xem trang : 15953
Nhập ngày : 14-11-2016
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Khai mạc trọng thể Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại vườn hoa Lý Thái Tổ: “Lắng hồn núi sông ngàn năm”...(01-10-2010)

  Co che sang loc can bo de tranh "ngoi nham cho"(29-09-2010)

  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước(09-09-2010)

  Vụ mua Tamiflu: Nguyên Bộ trưởng Y tế "bác" kết quả thanh tra(09-09-2010)

  Tôi thích NV1 nhiều hơn, dù điểm có thấp hơn!(11-08-2010)

  Chung tay xoa dịu nỗi đau (28-06-2010)

  Mỗi sinh viên giúp một thí sinh (Bao Thanh nien 28-6-2010)(28-06-2010)

  Bàng hoàng video clip bé gái 3 tuổi bị đánh đập (10-05-2010)

  Thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp(07-05-2010)

  69 công trình khoa học của Đại học Nông Lâm TPHCM(05-05-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007