Trang Thông Tin Lê Văn Phận Du khách đến thăm thành phố ngàn hoa Đà Lạt thường bảo nhau “Chưa đến bàn xoay xem như chưa đến Đà Lạt”. Chúng tôi có dịp công tác tại Đa Lạt và đến thăm bàn xoay với bao du khách khác, với hình dáng rất cổ của bàn đã là một sự huyền bí, theo lời kể của chủ nhà thì bàn đã có cách đây gần 200 năm.
Mọi người đến thăm từ một đến 6 người đặt tay lên bàn và đồng lòng nghĩ về hướng quay như quay trái, quay phải và cùng nhau lầm nhầm trong chốc lát bàn sẽ tự cựa mình và xoay, và xoay nhanh dần theo chiều quay đã nghĩ và mọi người phải đi theo chiều quay của bàn.
Khi dừng lại cũng vậy bạn sẽ tự nghĩ điểm nào bàn sẽ dừng và đúng như đọc được ý nghĩ của bạn bàn sẽ dừng đúng như đã định.
Có rất nhiều người không tin hẳn lấy mặt bàn đặt xuống ghế hoặc xuống đất thì kết quả vẫn tương tự. Thật kỳ bí !
Đứng về phương diện vật lý học chúng tôi xin đưa ra các luận cứ và chứng minh về sự quay của cái bàn kỳ bí trên.
- Khi bàn đứng yên đặt tay lên và niệm quay phải hoặc trái thì bàn quay?
- Tại sao khi đi theo bàn xoay cảm giác bàn kéo bàn tay người đi chứ không phải đẩy bàn?
- Khi đang quay thì tại sao hiểu được ý định con người mà dừng lại đúng nơi đã nghĩ suy nghĩ?
- Tại sao lấy khỏi mặt bàn ra khỏi bàn đặt xuống ghế cũng quay ?
Thí nghiệm 1: Dùng một lực kéo lệch tâm từ cạnh bàn vuông với bán kính của bàn theo chiều ngang lực đo được 20 N (Newton) (tương đương với vật nặng 20gam treo trên ròng rọc kéo theo hướng trên- khối lượng tương đương 1 viên pin tiểu AA) xem hình 1.
Trong hình 2 mô tả hướng đặt tay của 1 người đặt tay nếu lực tương tác lệch tâm so với phương thẳng đứng a =15 độ thì lực tương tác chỉ cần : 20N : Cos(15)= 77,70 N. Lực 77,70 N tương đương trọng lực của 7kg. Trong các hình chụp chúng tôi đo được góc nghiêng của bàn tay so với mặt bàn rộng hơn nhiều. Hơn nữa nếu nhiều người cùng tương tác lực thì lực trên chia ra cho số người tham dự như vậy càng nhiều người thì lực tương tác càng nhẹ khả năng quay càng cao. Kết hợp với yếu tố tâm lý khi hô quay phải mọi người đã chuẩn bị tư thế để đi về phía này rồi nên các bàn tay đã hướng về phía song song với lực tương tác giả thuyết trong hình 1 có thể đến a= 90 độ thì chỉ cần một lực rất nhỏ của một người thôi thì bàn đã quay rồi.
Một yếu tố khác là khi bạn mới đặt tay lên bàn và chăm chú nhìn vào mặt bàn để theo dõi bàn có xoay không, bạn đứng càng lâu thì sự lệnh tâm của bạn bắt đầu dao động và thường là nghiêng về phía bạn đã nghĩ. Mặt khác bạn vì nhìn lâu vào một điểm bạn có cảm giác là nó chuyển động nên bạn bắt đầu nương theo nó và tiếp tục dời tay theo hướng này.
Thí nghiệm 2: Chúng tôi đặt trên bàn 3 chiếc ly tròn trục tâm ly song song với bán kính bàn và với ba người tình nguyện vừa cho bàn xoay khi tiếp xúc tay với mặt bàn. Thì bàn không thể nhúc nhích được vì lực tác động ngang bị triệt tiêu vì ly tròn và lăn khi có lực tác động ngang. Như vậy chứng tỏ nếu tác dụng đứng với a gần 0 độ thì cần lực tương tác rất mạnh mới quay được.
Qua hai thí nghiệm trên chúng tôi kết luận bàn không thể xoay được nếu không dùng bàn tay đẩy nó xoay.
Vấn đề 2: Bước chân của con người trong khi đi không phải là chuyển động đều, khi chúng ta nhất chân lên lúc vận tốc đạt cao nhất lúc đó vô tình bạn tương tác vào mặt bàn một lực đẩy vào mặt bàn với hướng song song với hướng xoay cho dù lực rất nhỏ nhưng cũng đủ cho bàn xoay tiếp và có gia tốc (nhanh dần), khi hai chân ta chạm đất vận tốc gần như bằng không lúc này quán tính của bàn sẽ kéo vào tay nên xuất hiện cảm giác là bàn kéo chúng ta, lúc đó tâm lý của bạn cũng không muốn bàn dừng lại nên nương theo và đẩy tiếp. Phong cách đi hai chân của con người khi đẩy xe đạp thồ cũng có cảm giác tương tự.
Vấn đề 3: Như trong phần giải thích của vấn đề 2 chúng ta nghĩ rằng bàn sẽ dừng đâu đó nếu có nhiều người thì cùng niệm (vừa đủ mọi người nghe) lúc đó mọi người cũng đã giảm tốc độ để sẵn sàng dừng lại cho đúng vị trí. Thí nghiệm của chúng tôi và tình nguyện viên cho thấy khi bắt đầu hô dừng ở đâu đó và thả tay không tiếp xúc mặt bàn nữa thì bàn dừng không đúng như đã định.
Một số vấn đề phụ khác như: đặt bàn xuống đất cũng xoay: là do bàn có tâm bởi một khối hộp cố định trục quay tạo nên tâm quay. Hoặc đặt mặt bàn xuống xoay như xoay đồng tiền các tương tác tương tự, khi xoay kiểu này lực gió tương tác vào mặt bàn là đáng kể.
Vấn đề 4: Chúng tôi đã thử đo lực khi đặt ở vị trí lật mặt bàn xuống và đặt ghế thì lực tương tác lớn hơn nhiều so với đặt trên trục quay. Với tư thế này cần thường có nhiều người tham gia (đã quay được trên trục của bàn). Trên mặt ghế với sự tiếp xúc với nhiều người với việc tiếp xúc lực theo phương thẳng đứng không đồng đều thì mặt bàn sẽ bị chênh và lúc này mặt bàn với gỗ cứng tiếp xúc nhỏ với mặt ghế lõm thì lực tiếp xúc giảm đi rất nhiều nên lực tương tác nhỏ cũng có thể làm bàn xoay.
Vậy việc chạy hay dừng của bàn là do cố ý con người chủ động tác động vào bàn. Vì mỗi người tác dụng một lực rất nhỏ và góc tương tác nhỏ nên mọi người không nhận ra là họ đã vô tình đẩy bàn quay hay thắng bàn dừng lại.
Lê Văn Phận
(10-2005) Số lần xem trang : 14890 Nhập ngày : 26-11-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Các bài viết Tổng hợp các giải cách kiểm soát trẻ con truy cập mạng internet ở nhà-(21-06-2021) Kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ pin laptop(21-12-2013) Đăng ký nhận thông tin theo nhóm (Mailing list)(22-08-2009) Hướng dẫn khai báo chương trình Outlook Express hoặc MS Outlook để nhận email Trường ĐHNL TP.HCM (22-08-2009) Tại sao hay mất bài thi tin học khi thi thực hành trên máy?(01-04-2008) Phương pháp tập gõ bàn phím 10 ngón(01-04-2008) Một số mã nguồn trò chơi game đơn giản trên Visual basic(01-04-2008) Chống lại virus autorun trên đĩa USB(01-04-2008) Hướng dẫn cập nhật thông tin lên trang web cá nhân(30-03-2008) Khai thác các tính năng tuyệt vời của MS PowerPoint(30-03-2008) Trang kế tiếp ... 1
|