TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 36
Toàn hệ thống 1616
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

  TP - Một mùa thi ĐH, CĐ nữa lại đang đến gần. Xin có một vài lời khuyên với các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh để tham khảo khi chuẩn bị  hướng nghiệp.                      

Xác định tầm quan trọng chọn ngành, chọn nghề

Điều này là cực kỳ quan trọng! Nếu chọn sai lầm sẽ là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn ngành, nghề của thí sinh (TS) phải từ rất sớm chứ không phải ngay trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng… Nếu việc chọn lựa này xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của mình thì thường sẽ bền vững hơn.

Việc chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với  việc học hành và công việc của các thí sinh sau này. Hướng nghiệp là vấn đề lớn và đi trước một bước.

Giải đáp tuyển sinh và tốt nghiệp THPT
Tiền phong đang tiếp nhận mọi thắc mắc của thí sinh xung quanh 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và  tuyển sinh vào ĐH, CĐ 2008.

Câu hỏi xin gửi về địa chỉ:

Nhóm phóng viên Giáo dục- báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội; e-mail: ; điện thoại: 0903440005 (nhắn tin).

Là những người làm trong ngành giáo dục và đào tạo, tôi nghĩ “Hướng nghiệp và tuyển sinh, tuy 2 mà là 1”. Thi vào ngành nghề nào? Trường nào? Ở đâu? có thể nói là có nhiều tiêu chí lựa chọn.

Theo tôi, xuất phát điểm của TS khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa đại học, CĐ, THCN… phải là sở thích /sở trường/năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi!

Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành này? Xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thi trường nào/ngành nào để dễ đậu?”.

Biết lượng sức mình

 

Không nên chọn những nghề thật cao siêu nhưng không biết năng lực mình tới đâu. Thực ra, có khi gọi là nghề cao siêu với người này nhưng lại là “thấp siêu” với người khác! Trèo cao ngã đau là chuyện bình thường và không khuyến khích. 

Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, nên lựa sức mình để vào những trường top vừa phải (nhiều tiêu chí để tham khảo: điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý...).

Nghề nghiệp hiện nay thì nhiều và đa dạng nhưng năng lực của con người thì có hạn, giới trẻ thì lại có quá nhiều ước mơ, nhiều mong mỏi. Hay nói cách khác, sự lựa chọn nghề nghiệp hiện nay là rất phong phú và theo hướng tự do, tự nguyện.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp HS… bị lệ thuộc vào quyền quyết định của người khác (lời khuyên thì rất bổ ích, rất quan trọng nhưng cũng chỉ là sự tham khảo, bản thân các em phải tự quyết định về tương lai của mình) để thi vào ngành mình không thích, bậc học không tương xứng. Nếu đậu, chỉ là sự tạm trú, rất không chắc chắn.

Xu thế hiện nay, mỗi trường sẽ có bộ phận chuyên nghiệp để “theo dõi” sinh viên có phù hợp với ngành nghề, sở thích, nguyện vọng của SV hay không để kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

Tuổi trẻ chạy theo mốt là chuyện bình thường. Có em muốn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thử cho “đã” sau đó mới ngẫm nghĩ lại là không nên “bon chen” nữa, mình phải là mình thôi.

Có người thuộc nhóm thích thử thách thậm chí phiêu lưu 1 chút, có người lại thích sự yên tĩnh, ổn định. Lời khuyên ư? Hãy là chính mình! Thử thách cũng tốt nhưng đừng có phiêu lưu và đừng để trả giá!

 

Ưu tiên cho sở thích, sở trường

 

Có nhiều tiêu chí lựa chọn. Tiêu chí nào cũng có cơ sở cả. Khi đã có “cơ sở lý luận và thực tiễn” để lựa chọn rồi thì thường là các em hài lòng về quyết định của mình.

Tuy nhiên, sự hài lòng này dài hạn hay ngắn hạn, có bền vững hay không là do chính bản thân các em. Theo tôi, chọn theo sở thích, sở trường, nguyện vọng của chính các em mới là bền vững!

Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên trắc nghiệm sở thích sở trường nguyện vọng của mình có... bị ngộ nhận hay không?

Tôi thấy lý thuyết Holland (6 nhóm sở thích ứng với nghề nghiệp, kèm theo) về chọn nghề cũng là một nguồn tham khảo để trắc nghiệm khá tốt.

 

 

Lĩnh vực nghề nghiệp ứng với mỗi nhóm sở thích

R (Realistic): Thực tế  ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp.

I (Investigative): Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên;  khoa học xã hội; Y – dược; khoa học công nghệ.

A (Artistic): Có khả năng về nghệ thuật.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí; điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang; hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn, …

S (Social): Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho các người khác.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thầy tu, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng …

E (Enterprise): Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu.

C (Conventional): Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chí tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên…

Theo Holland

Th.S Trần Đình Lý
Trưởng Phòng Công tác Sinh viên

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp
ĐH Nông Lâm TPHCM

 

Số lần xem trang : 15313
Nhập ngày : 23-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 12-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

   Đại học Nông Lâm TPHCM chiêu sinh 2 chương trình tiên tiến (25-02-2010)

  Trường Đại học Nông lâm TPHCM thêm 5 ngành/chuyên ngành và 1 chương trình tiên tiến (21-01-2010)

  Cùng bạn chọn nghề: Sẵn sàng để chọn một nghề(21-01-2010)

  Góc tư vấn - hướng nghiệp: Những sai lầm khi học lớp 13(21-01-2010)

  Tọa đàm: "Kỹ năng thực hành xã hội của Học sinh Sinh viên "(11-12-2009)

  Tuyển sinh năm 2009: Đào tạo theo chương trình tiên tiến ngành Khoa học và Công nghệ Thực phẩm(05-08-2009)

  Tư vấn hướng nghiệp trên VTM(13-05-2009)

  Cùng một ngành học, chọn thi trường nào? Ngành công nghệ sinh học (tuoitre.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009)

  Chấp nhận hay không chấp nhận? (muctim.com.vn - 26/3/2009)(26-03-2009)

  Sửa lỗi trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009” (anninhthudo.vn 24/03/2009)(24-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007