TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 39
Toàn hệ thống 4166
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

Nhng sai lm khi hc lp 13
 Tại sao được ôn thi một, hai năm vẫn không thi đậu vào đại học? Tôi thật sự không hiểu, cho đến khi chính bản thân tôi trải qua thời kỳ đó! Khi còn học lớp 12, tôi luôn đặt ra câu hỏi: “Các anh chị đã được ôn thêm một năm, thậm chí là 2 – 3 năm, tại sao vẫn trượt trong các kỳ thi đại học sau đó?” Tôi thật sự không hiểu...
 Suy nghĩ tiêu cc.
Bạn lấy việc nghĩ đến các bạn cùng lớp đều đã tìm cho mình được một vị trí thích hợp trên giảng đường đại học và mình không thể thua kém bạn bè làm động lực để quyết tâm hơn. Điều này không sai, nhưng hãy cẩn thận vì có thể chính điều này lại làm bạn nhụt chí. Bởi vì đôi khi, bạn sẽ nghĩ đến việc bạn vào đại học muộn hơn, ra trường cũng muộn hơn, và trong khi họ đã kiếm được công ăn việc làm, tự lo cho bản thân thì bạn vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bố mẹ. Thêm nữa, những kiến thức phải học, hoặc là bạn đã biết rồi hoặc là những thứ đã được nghe qua, giờ phải học lại khiến bạn thấy nhàm chán. Chỉ hai lý do đơn giản này thôi, cũng đủ để một số người bỏ cuộc rồi đó.
Để tránh những suy nghĩ này, đơn giản bạn chỉ cần nghĩ rằng, “thành công của mình bị trì hoãn” và mình phải cố gắng thực hiện nó càng sớm càng tốt.
Không lên kế hoch c th.
Khi còn học cấp 3, cho dù bạn có lười học đến cỡ nào, thì vẫn phải lo lắng đến những bài kiểm tra miệng, một tiết hoặc thi cuối kỳ. Còn khi học lớp 13, ngày ngày chỉ việc đến lớp, muốn chép bài thì chép, muốn học thì học, chẳng ai kiểm tra cả. Việc học tự do này, sẽ khiến bạn trở nên lười nhác. Và nếu không có một thời gian biểu thật cụ thể và thực hiện nó một cách nghiêm túc, thì bài vở sẽ ngày càng chồng chất. Càng ngày mọi thứ sẽ càng rối tung, bạn không biết bắt đầu từ đâu.  Khi quyết định học lớp 13, bạn nên nhớ câu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai.”
Cám d.
Nói là cám dỗ có lẽ hơi quá nhưng đối với học sinh lớp 13, nhất là những bạn lần đầu tiên trọ học xa nhà thì khả năng bị những việc bên ngoài tác động đến là rất lớn. Vì thế, đừng xem nhẹ việc chọn nhà trọ.  Tốt nhất là bạn nên ở gần “những người cùng cảnh ngộ”. Họ có thể giúp bạn chọn một lớp học phù hợp, hoặc sẵn sàng gia sư cho bạn những chỗ thiếu sót.
Khi bạn vẫn còn muốn thử sức trong lần thi tiếp theo, có thể có rất nhiều lời động viên, góp ý nhưng cũng sẽ có những lời nói bi quan. Hãy lắng nghe chúng để rút kinh nghiệm nhưng hãy nhớ là phải luôn tin vào quyết định của mình. Có niềm tin là có tất cả, phải không nào?
Thất bại trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong những lần tiếp theo.
Chúc bạn thành công!
Hoàng Thanh (Hà Nội)

Số lần xem trang : 15334
Nhập ngày : 21-01-2010
Điều chỉnh lần cuối : 21-01-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007