TS. Trần Đình Lý Với mục đích lắng nghe ý kiến người sử dụng sản phẩm do mình đào tạo, nhiều trường trong cả nước đã lần lượt tổ chức các hội thảo liên quan. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức hội nghị khách hàng . Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và gần đây nhất, cũng nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực đào tạo của trường, Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tổ chức “Hội thảo đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Hội thảo này đã thu hút hàng trăm đại biểu đến từ các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành, các tổng công ty, khu chế xuất, các sở, trường ĐH, CĐ, TCCN...
Trong hội thảo trường đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức đã diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi giữa các bên: nhà trường- đơn vị sử dụng nhân lực (doanh nghiệp, các địa phương). Cuộc thảo luận diễn ra trong không khí nóng bỏng, thảo luận cố tìm đáp án xác thực nhất câu hỏi: Đào tạo nhân lực và nhu cầu xã hội làm thế nào để “gặp nhau”?
NGƯỜI SỬ DỤNG NHÂN LỰC NÊN CHỦ ĐỘNG “ĐẶT HÀNG” CHO NHÀ TRƯỜNG?
“Muốn trường đào tạo theo nhu cầu thì một trong những nhân tố để làm tốt việc này là các doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải tới ngay trường mình cần để đặt hàng”- Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết theo kinh nghiệm tuyển cán bộ quản lý khá hiệu quả của ông hiện nay thì ông đã chủ động đến tận nơi để liên hệ với các trường đại học về những lĩnh vực mà ông cần nhân lực để “đặt hàng” theo một số lượng nhất định và có những điều kiện nhất định. Nguyễn Bình Đẳng (GĐ TT Giáo dục Thường xuyên Cà Mau) cũng có ý kiến tương tự. Song theo ông Đẳng thì muốn cầu nối “nhu cầu- đào tạo” ngày càng xích lại gần và phù hợp với việc ngày càng thiếu nhân lực có trình độ như hiện nay thì các trường cao đẳng, đại học đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm tại các địa phương, nới rộng hơn điều kiện đầu vào và siết chặt đầu ra hơn nữa để đáp ứng nhu cầu nhân lực đang rất thiếu hụt trước mắt.
Còn theo ông Vũ Ngọc Kích- Bộ Tài nguyên- Môi trường thì riêng về lĩnh vực cán bộ và các chuyên viên tài nguyên- môi trường đến giờ vẫn thiếu hụt.
Như vậy bài toán đào tạo theo nhu cầu cần kíp trước mắt theo các địa phương, ngành nghề vẫn chưa đáp ứng về số lượng.
NHÀ TRƯỜNG PHẢI CHỦ ĐỘNG NẮM BẮT YÊU CẦU THỰC TIỄN?
Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh để phát triển, nhà trường cũng như các doanh nghiệp phải tạo chỗ đứng riêng cho mình trong việc đào tạo đội ngũ đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà cụ thể ở đây là nhu cầu những nhà tuyển dụng là điều tất yếu. theo ông Ông Huỳnh Văn Hạnh- Phó Chủ tịch Hội Kỹ nghệ Chế biến Gỗ Việt Nam: “Nhu cầu của cộng đồng Doanh nghiệp cần nhân lực với trọng tâm tập trung vào 6 chữ “thể lực, trí lực, tâm lực”. Như vậy đào tạo theo nhu cầu là ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường cần bồi dưỡng thêm cho sinh viên các kỹ năng khác, tích cực mở rộng mối quan hệ nhà trường- doanh nghiệp phải cho sinh viên có sự cọ xát ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường, có như thế các em ra trường mới không bị ngỡ ngàng và..thiếu hụt nhiều thứ như hiện nay.”
Còn theo Đại diện của công ty IBM tại Việt Nam thì các trường đại học Việt Nam muốn thực hiện được việc đào tạo theo nhu cầu xã hội thì chính đội ngũ giảng viên phải là người gánh trách nhiệm lớn lao về việc tự cập nhật những kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới cho mình từ đó có cơ sở giảng dạy cho sinh viên. Ý kiến này bổ sung thêm rằng về các kiến thức chuyên môn đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin thì hơn ai hết cán bộ giảng dạy ở Việt Nam may ra mới có điều kiện để có thể lĩnh hội hết rồi truyền tải cho sinh viên “Giáo viên cần hỗ trợ thêm cho sinh viên vì các công nghệ mới sinh viên chưa thể nắm được. Đó cũng là một trong những biện pháp tạm thời để “theo” được nhu cầu thị trường trong đào tạo”- Ông nhấn mạnh. .
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Phó Giám đốc Công ty Nông Dược Điện Bàn thì chính bản thân sinh viên là người có vai trò quan trọng trong việc tạo cầu nối đào tạo theo nhu cầu của nhà trường: “Sinh viên cần phải tự hào về ngành nghề của mình. Đối vối nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp lại càng phải như thế, loại bỏ tính tự ti để nổ lực hơn trong nghiên cứu, học tập từ đó cánh của của sinh viên đi vào thực tế sẽ rộng hơn”- Bà nói.
“Muốn thực hiện mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội trước hết nhà trường cần cấu trúc lại chương trình. Mặt khác nên “thoáng” hơn trong “đầu vào” mà nên siết chặt đầu ra. Khoảng cách nhu cầu thực tế và đào tạo sẽ ngắn lại. Để nâng cao kỹ năng có thể mời doanh nghiệp nói chuyện với sinh viên…”Ông Vũ Xuân Tường- cựu sinh viên K16- Khoa Thủy sản Đại học Nông Lâm nhấn mạnh: “Giảm tải chương trình học, tránh tình trạng đang hiện hữu là chương trình đại học nhiều giờ lên lớp quá nên sinh viên không đủ thời gian học và đó là một trong số những nguyên nhân khiến việc cung - cầu trong đào tạo- cung ứng nhân lực trở nên quá “chênh vênh” như hiện nay.
“BA NHÀ” NGỒI LẠI
Muốn thực hiện tốt mục tiêu “đào tạo theo nhu cầu xã hội” thì ba nhà bao gồm: nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp..ngồi lại. Ba nhà thực hiện chức năng của mình- đó cũng là một đề tài trong hội thảo. Theo các ý kiến thì tính chủ động của nhà trường vẫn là quan trọng nhất, nhà nước sẽ có những chính sách thông thoáng, phù hợp để nhà trường thực hiện nhiệm vụ của mình và nhà doanh nghiệp có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên về vấn đề nhà tuyển dụng phải trả chi phí cho đào tạo chỉ được đề cập ở mức độ…hỗ trợ. TS Võ Văn Huy- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành thì doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tổ chức giao lưu với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, doanh nghiệp sẽ khảo sát sinh viên, tập sự viên từng năm để tạo điều kiện cho các em cọ xát với thực tế, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên khi ra trường.
Tuy nhiên trên thực tế thì các trường vẫn phải “tự thân vận động” là chính. Điều này cũng có phần hợp lý. Hơn ai hết các trường không tự tìm con đường để ngày càng nâng cao hiệu quả giáo dục, theo sát nhu cầu thực tiễn thì cũng như đang tự đào thải mình.Theo các doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học nên quan tâm tổ chức những hội thảo để thu nhận ý kiến vì dẫu sao trong việc cung ứng nguồn nhân lực thì ngay tại các trường phải là đầu mối, định hướng nguồn nhân lực của xã hội các lĩnh vực trong tương lai.
H.L
Số lần xem trang : 15665 Nhập ngày : 11-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 12-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
"TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI": Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia (sggp, 05-10-2010)(05-10-2010) Khai mạc trọng thể Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại vườn hoa Lý Thái Tổ: “Lắng hồn núi sông ngàn năm”...(01-10-2010) Co che sang loc can bo de tranh "ngoi nham cho"(29-09-2010) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước(09-09-2010) Vụ mua Tamiflu: Nguyên Bộ trưởng Y tế "bác" kết quả thanh tra(09-09-2010) Tôi thích NV1 nhiều hơn, dù điểm có thấp hơn!(11-08-2010) Chung tay xoa dịu nỗi đau (28-06-2010) Mỗi sinh viên giúp một thí sinh (Bao Thanh nien 28-6-2010)(28-06-2010) Bàng hoàng video clip bé gái 3 tuổi bị đánh đập (10-05-2010) Thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp(07-05-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|