TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 21
Toàn hệ thống 7192
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Theo Báo Tuổi trẻ, Thứ Ba, 11/01/2006, 08:41 (GMT+7)

Thời sự và Suy nghĩ

TT - Có lẽ nhiều người đã rất quan tâm đến cuộc trao đổi của Tuổi Trẻ với Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ GS-TS Hoàng Văn Phong về việc “chọn mặt gửi... vàng” tạo giải pháp đột phá trong nghiên cứu khoa học (Tuổi Trẻ 28-12-2004). 

 

Tôi cũng quan tâm đến quan điểm “khoán 10” trong khoa học mà GS-TS Nguyễn Thiện Nhân đã đề cập. Nhưng tại sao chúng ta cứ mãi thiếu các cơ chế để khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu?

Nhiều nhà khoa học đã không ít lần phê phán chính sách, cơ chế quản lý khoa học công nghệ nói chung, đặc biệt là quản lý tài chính, về thù lao cho nhà khoa học nghiên cứu đã quá lỗi thời, phải nhanh chóng phá vỡ. Sẽ là nghịch lý vô cùng nếu như một giáo sư làm chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu có giá trị hàng tỉ đồng, trách nhiệm vô cùng lớn, thế mà kinh phí thù lao cho những nhà khoa học đầu ngành rất có uy tín, rất có trình độ đó lại là một con số “rất biết nói nhưng nói không nổi”: 100.000 đồng/tháng!? Liệu con số này có thuyết phục, có khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu?

Theo PGS.TS Bùi Cách Tuyến - hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, điểm then chốt quyết định tính hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ nằm ở động lực của nhà nghiên cứu: nếu phương tiện đầy đủ và đối tượng sử dụng chấp nhận mà nhà nghiên cứu không thích nghiên cứu vì cho rằng thù lao không thỏa đáng hoặc lo ngại về các thủ tục hành chính, hoặc lo không được bảo vệ quyền tác giả thì không thể có hiệu quả.

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ là một việc cần thiết, cấp bách để giúp các nhiệm vụ khoa học đạt được hiệu quả thật sự. Muốn vậy, phải có: (1) những thay đổi cần thiết để tạo ra động lực đủ mạnh ở người nghiên cứu; (2) phương pháp tuyển chọn hiệu quả dựa trên cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm giao nhiệm vụ khoa học đúng người, đúng chỗ; (3) tối ưu hóa quá trình quản lý để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà khoa học; (4) phương pháp đánh giá hợp lý cho từng loại hình nghiên cứu để bảo đảm động viên được hết các nguồn lực nghiên cứu.

Thạc sĩ TRẦN ĐÌNH LÝ

Số lần xem trang : 14999
Nhập ngày : 11-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 11-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007