TS. Trần Đình Lý Thực tế bức bách
Báo Tuổi trẻ hôm qua với “Câu hỏi hôm nay” là “Vì sao ngưng cho sinh viên vay vốn?”. Một câu hỏi rất hay bởi vì rất thời sự và hợp lý. Thời sự ở chỗ sinh viên đang rất cần được sự trợ giúp để có thể thực hiện trọn vẹn ước mơ hoài bảo của mình. Hợp lý ở chỗ sinh viên luôn cần những chính sách hỗ trợ. Thiếu vốn ư? Thực ra việc bổ sung thêm vài chục tỷ đồng cho sinh viên đang rất “khát” này đâu có lớn, đâu có thấm vào đâu so với những hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng, bằng cách này hay cách kia, lúc này hay lúc khác, đã và sẽ tiếp tục…đến sai địa chỉ. Nhưng điều quan trọng là sự thiệt hại khủng khiếp nếu như gần 67% sinh viên có nhu cầu vay nhưng không được đáp ứng sẽ phải nghỉ học?
Xin được tiếp tục bài viết này bằng một sự thật “oái oăm” là khi SV đã hiểu rất rõ về lợi ích của chương trình Tín dụng Sinh viên và tìm đến với nó thì nguồn quỹ lại cạn kiệt!? Theo báo cáo (Chương trình tín dụng sinh viên) đến tháng 5/2002 đã có 41.534 HS - SV/126.789 HS - SV trong diện được vay vốn (trong tổng số 471.562 HS - SV trên toàn quốc) đến với chương trình. Như vậy, với tỷ lệ 32,7% HS - SV được đáp ứng, số còn lại sẽ ra sao khi họ xem Quỹ TDSV là một phần tất yếu của cuộc sống? Việc Quỹ không có vốn cho vay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng thế nào? Có thể sẽ có hàng chục ngàn SV đang theo học tại các trường ĐH - CĐ - THCN&DN trong cả nước sẽ không thể tiếp tục theo học! Có thể bao nhiêu mơ ước, hoài bảo tốt đẹp bao nhiêu lâu nay sẽ không có cơ hội để trở thành hiện thực. Mà nếu điều đó xãy ra thì Chương trình Tín dụng Sinh viên sẽ có lỗi với sinh viên, xã hội có thể sẽ mất đi những nhân tài, gia đình có thể sẽ tiếc nuối với những giấc mơ đẹp. Vậy giải pháp nào để hàng chục ngàn sinh viên tránh được nguy cơ bỏ học vì thiếu vốn?
Tính công bằng
Như đã đề cập trên đây, có một thực tế là các trường đại học từ trước đến nay cũng đã tăng cường việc đảm bảo chế độ chính sách này, tuy nhiên, còn khá nhiều bất cập! Hướng tới sự công bằng xã hội, công bằng trong giáo dục, công bằng đối với người học là mục tiêu rất lớn của các chính sách, chế độ. Chúng tôi cũng đã đề cập đến sự công bằng này ở nhiều diễn đàn khác nhau. Công bằng không có nghĩa là cào bằng. Để bảo đảm ý nghĩa đích thực của nó, cần có phương pháp, cách thức thực hiện hiệu quả. Chúng tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên nằm trong đối tượng được miễn giảm học phí nhưng họ đến làm thủ tục miễn giảm với một chiếc điện thoại di động đời mới không dưới 10 triệu đồng, tay đeo mấy vòng nhẫn vàng bóng lộn!? Cũng có nhiều trường hợp sinh viên đến nhận tiền miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội theo vùng miền nhưng khi hỏi: “sau này ra trường em làm việc ở đâu?” Đa số các em chưa ý thức được sẽ công tác ở đâu? Mặc dù các em biết rất rõ rằng, lý do được miễn giảm là do các em ở khu vực xa xôi, khó khăn đó… Chúng tôi khuyến cáo: phải tăng cường chính sách đối với người đáng được hưởng nhưng phải theo cách từ trung ương đến địa phương. Việc sinh viên xin xác nhận của địa phương về hoàn cảnh khó khăn đã trở nên quá dễ dàng. Nếu có hỗ trợ, nhà nước nên hỗ trợ trực tiếp cho các em sinh viên thông qua địa phương, qua gia đình của chính các em và như thế đồng tiền chính sách đó sẽ đi đúng địa chỉ, được sử dụng có ý nghĩa hơn. Và khi đó, sự cạnh tranh giữa các trường đại học cũng sẽ lành mạnh hơn…
Sự không hoàn chỉnh trong các thị trường vốn đã hạn chế khả năng của các cá nhân vay tiền đủ để theo đuổi các chương trình giáo dục đại học, do đó cản trở sự tham gia của những sinh viên xứng đáng nhưng thuộc các nhóm bất lợi về kinh tế. Mặc dù hơn 60 nước có các chương trình cho sinh viên vay, tiếp cận các khoản cho vay viên chịu đựng được vẫn còn là điều hạn chế đối với số lớn của sinh viên.
Mặc dù không có một mô hình nào được xem là phù hợp cho tất cả các nước, một điều kiện tiên quyết chung có thể là một tầm nhìn rõ ràng về một chương trình phát triển dài hạn tiến đến một hệ thống giáo dục đại học toàn diện, đa dạng, và liên kết chặt chẽ và các khoản cho vay cho sinh viên, và sự đánh giá toàn diện cũng như một khuôn khổ học tập suốt đời.
Hiện nay, ngân sách nhà nước (ngân sách công) vẫn còn là nguồn tài chính chủ yếu để hỗ trợ cho giáo dục đại học trong phần lớn các nước, nó đang được chuyển tải trong những kênh mới và ngày càng được bổ sung bằng các nguồn lực khác. Các trường đại học Việt nam chắc chắn cũng sẽ phải theo xu thế mới này, điều này cũng đồng nghĩa với sự năng động sáng tạo của lãnh đạo các trường đại học và đây cũng là điều kiện để dễ thực hiện và hướng đến sự công bằng trong giáo dục nói riêng, công bằng xã hội nói chung.
Một số khuyến nghị
Đầu tư trong giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng trong số nhiều các chiến lược quan trọng khác để phát triển giáo dục. Vai trò của việc cho vay và được vay là rất cần thiết, giữ một vai trò trung tâm bằng cách thúc đẩy đối thoại chính sách và chia sẻ tri thức, việc hỗ trợ cải cách thông qua chương trình và dự án cho vay, và khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa, kinh tế xã hội…Để hoạt động hữu ích này đi vào cuộc sống, triển khai tốt những ý tưởng hay tôi có một số khuyến nghị sau.
1. Tăng cường hội nhập: Những gì chúng ta cho rằng là mới mẻ nhưng thực ra, các nước trên thế giới đã “đi qua” rồi. Hãy hội nhập, tăng cường quan hệ quốc tế để trao đổi giao lưu, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhất, phù hợp nhất. Ngân hàng Thế giới có lợi thế trong việc quan hệ với các cơ quan tài trợ khác trong việc hỗ trợ chính sách với khách hàng. Ngân hàng Thế giới sẽ ưu tiên cho các chương trình và các dự án có thể phát triển tích cực và đổi mới, tăng cường khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển năng lực trong việc chọn lựa chương trình cho vay, họ khuyến khích sự công bằng các cơ chế (scholarships và các khoản cho vay cho sinh viên), tạo ra và hỗ trợ các cơ hội cho sinh viên, tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực…
2. Tăng cường hoạch định các chương trình chiến lược, chính sách phù hợp cho các nhóm đối tượng sinh viên rất khác nhau, nhiều vùng miền, khu vực rất khác nhau, nhiều mức độ khác nhau. Điều này đã thể hiện rất rõ ở quy định về đầu vào (chính sách tuyển sinh) của các nhóm đối tượng, khu vực khác nhau để thực hiện công bằng xã hội.
3. Giảm nghèo thông qua việc phân phối và phân phối lại. Giáo dục đại học có thể mang lại các cơ hội và những sự lựa chọn thích hợp cho sinh viên.
4. Tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường. Vấn đề tự chủ trong các mặt hoạt động nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng là hết sức cần thiết, nhưng phải gắn liền với việc tự chịu trách nhiệm! Mối quan hệ giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hết sức cần thiết, hợp lý và lẽ ra nên có từ lâu. Đặc biệt, hiện nay, khi mà có quá nhiều trường gặp những bất cặp về tài chính, cả về nguồn ngân sách và tự tạo.Quan điểm thì tuyệt vời, tuy nhiên, cách làm lại rất quan trọng, có khi nó quyết định thành công việc thực hiện những ý tưởng vô cùng tốt đẹp đó.
5. Tất cả những chiến lược, chính sách, giải pháp đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống đầy sinh động.Để có giải pháp đổi mới chính sách tài chính của GDĐH, trong đó có vấn đề vay vốn cho sinh viên, những thông tin từ các cơ sở giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết, xem như là bắt buộc. Thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều chính sách, chế độ, cao hơn nữa là các nghị định, luật,… “chạy theo” thực tiễn khá vất vả cho cả người hoạch định chế độ chính sách và cũng quá mệt mỏi cho người thực hiện. Nếu không bắt đầu từ thực tiễn, những điều dễ dàng có khi trở nên rất phức tạp.
6. Cuối cùng, để những chính sách, chế độ, chương trình dự án… rất hay và rất có ý nghĩa này (chẳng hạn chương trình cho vay vốn) được thực hiện, triển khai có hiệu quả, vấn đề “cách thức triển khai”, “con người triển khai”… cần phải chú ý. Những gì cụ thể nhất (con người, cách làm) mặc dù không phải là quan trọng nhất (so với công tác hoạch định, đưa ra chủ trương đường lối đúng đắn) nhưng nếu không quan tâm thì những điều hay lẻ phải đó không dễ đi vào cuộc sống. Thực tế đã minh chứng điều đó.
ThS.Trần Đình Lý Số lần xem trang : 15675 Nhập ngày : 11-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 12-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
4 trường đại học công nhận nội dung chương trình đào tạo các môn chung và cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ tích lũy(06-02-2009) Giáo viên có thể đi (04-02-2009) Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009) Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009) Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009) “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009) Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009) Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009) Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009) Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|