TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 38
Toàn hệ thống 2097
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý


Cập nhật: 23/07/2007

 
  Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM
Thời điểm này, các trường ĐH, CĐ đang toàn tâm toàn lực cho kỳ thi tuyển sinh năm 2007 - một kỳ thi có nhiều ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục. Cũng thời gian này, liên tiếp nhiều “ngày hội việc làm, ngày hội nghề nghiệp” diễn ra và những con số đúc kết cứ như những bài toán so sánh, có một chút hóc búa, đánh đố, thách thức... giữa cung và cầu lao động mà chúng ta thường quen gọi là “đầu vào, đầu ra”.

Bộ phận tuyển sinh thì thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành, xem chỉ tiêu để rồi đưa ra hệ số chọi. Bên cạnh đó, bộ phận lo về “đầu ra” lại thống kê xem thử những ngành nghề nào được các doanh nghiệp rao tuyển, tìm kiếm nhiều nhất. Nghịch lý thay, những ngành chưa được thí sinh quan tâm lại được rao tuyển nhiều, doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm, cầu lớn nhưng cung lại gặp khó khăn. Ngành chế biến lâm sản, chế biến thủy sản liên tục thiếu lao động nhưng... hệ số chọi của những ngành này bao giờ cũng thấp, liên tục phải xét tuyển nguyện vọng 2, 3. Thành phố mà vẫn thiếu kỹ sư chế biến lâm sản, thủy sản, huống chi các tỉnh?

Năm 2007 này không biết liên bộ GD-ĐT - Kế hoạch & đầu tư sẽ giao chỉ tiêu, ngân sách theo phương cách nào để đảm bảo các mục tiêu đề ra? Khi giao chỉ tiêu phải chú ý đến các tiêu chí quan trọng để đảm bảo điều kiện như số mét vuông diện tích sàn học tập/SV hệ chính qui. Ngoài ra, các tiêu chí về vùng miền, uy tín của trường cũng được xem xét trong quá trình phân bổ chỉ tiêu. Bộ cũng ưu tiên cho các trường trọng điểm, đầu ngành và các viện trong việc phân bổ chỉ tiêu sau ĐH.

Tuy nhiên, theo nhiều trường ĐH và nhiều chuyên gia quản lý giáo dục, việc giao chỉ tiêu nên dựa vào nhiều hơn yếu tố nhu cầu lao động. Và cơ quan quản lý vĩ mô nên có những cuộc khảo sát để biết, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực ngành nghề và các thông tin này phải được công bố rộng rãi. Nhà trường biết, thí sinh biết, cả xã hội đều biết và như thế sẽ không còn nghịch lý thừa thiếu, thiếu thừa ở một số ngành nghề hiện nay.

Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ (ĐH Nông lâm TP.HCM)
Nguồn: Tuổi Trẻ

Số lần xem trang : 14984
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Làm mới ngành học cũ(09-12-2016)

  Học đại học 3 năm: Không đơn giản là rút ngắn chương trình(14-11-2016)

  Học đại học 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình(14-11-2016)

  Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinh(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Các trường quy đổi về thang điểm 10(17-03-2016)

  Tuyển sinh năm 2016: Nhiều đổi mới(15-03-2016)

  Quy chế thi THPT quốc gia 2016: Siết quy định về chấm trắc nghiệm và phúc khảo(12-03-2016)

  Nóng: Bộ Giáo dục điều chỉnh khu vực ưu tiên trong tuyển sinh ĐH,CĐ 2016(19-02-2016)

  Điều chỉnh ưu tiên tuyển sinh 2016 như thế nào?(18-02-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh(03-02-2016)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007