TS. Trần Đình Lý Những kỹ năng được coi là thiết yếu nhất mà cácần được trang bị sau đây có thể giúp họ tự tin, vững vàng hơn trong công việc thương mại - kỹ thuật sau khi tốt nghiệp. Các em học sinh lớp 12 sắp trở thành tân khoa cũng có thể tham khảo góc chia sẻ này để kịp thời chuẩn bị và trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp
Tiến trình xây dựng phát triển quan hệ với khách hàng là thước đo đánh giá sự thành công của một sinh viên ngành thương mại sau khi tốt nghiệp. Tiến trình đó bắt đầu bằng sự gặp gỡ, bắt tay chào hỏi, tự giới thiệu cho đến khi khách hàng nhớ ra bạn là ai khi gặp gỡ lần sau. Đến khi họ hiểu được bạn làm gì, có đem lại lợi ích gì cho họ hay không, mối quan hệ đã tốt lắm rồi. Đỉnh cao của mối quan hệ đó là khi sự hợp tác của bạn đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của khách hàng, thiếu bạn họ sẽ gặp khó khăn. Tiến trình phát triển quan hệ này được mở cửa bằng chìa khoá “kỹ năng giao tiếp”.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong bán hàng, biết cách đặt câu hỏi chẳng khác gì biết thở trong cuộc sống. Thật vậy, nếu không hỏi, làm sao bạn biết được khách hàng cần mua gì để bán? Bán cái mà khách hàng cần thì dễ dàng hơn nhiều so với việc bán cái mà bạn đang có. Biết cách đặt câu hỏi sẽ khiến khách hàng nhận ra rằng bạn là người am hiểu công việc, rằng bạn đang tư vấn chứ không phải đang học việc. Có một chuyện vui dí dỏm về một đứa bé khi được ông bố hỏi: “Con nhận xét thế nào về thầy giáo mới của con năm học này?”. Đứa bé trả lời: “Hình như kiến thức của thầy không được rộng cho lắm, vì cái gì thầy cũng hỏi tụi con…”. Bạn nên nhớ nếu biết cách đặt câu hỏi, khách hàng sẽ trả lời nhiều hơn và thông tin họ đưa ra cũng xác thực, khách quan hơn. Khách hàng sẽ ngần ngại trả lời khi cách bạn hỏi giống như cách một công an điều tra xét hỏi, hoặc cách một… cán bộ thuế đang tìm hiểu công việc kinh doanh của họ!
Kỹ năng lắng nghe
Con người có hai tai, một miệng. Nhưng hình như mọi người thường nói nhiều hơn là lắng nghe. Để giao tiếp có hiệu quả ta không chỉ cần “biết nói sao cho người ta nghe” mà còn phải “biết nghe sao cho người ta nói”. Đó là một tiến trình hai chiều nhằm tạo sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Khi nói chuyện với khách hàng, chưa kịp hiểu người kia trọn vẹn thì ta đã giải thích, biện hộ, đưa ra giải pháp… Đó là vì ta không biết cách lắng nghe, ta chỉ chú mục vào việc phải nói những gì mình đã “lên chương trình” mà thôi. “People don’t care how much you know until they know how much you care” (Tạm dịch: Không ai quan tâm về chuyện bạn hiểu biết rộng bao nhiêu cho đến khi họ biết bạn quan tâm đến họ bao nhiêu).
Kỹ năng trình bày
Trình bày tính chất của một món hàng có lẽ là điều mà bất cứ người bán hàng nào cũng “hăm hở” nhất. Tuy nhiên không phải là bạn “thâu băng” sẵn ở nhà, rồi chỉ việc bấm nút “play” khi cần trình bày với khách hàng. Khi khách hàng nhận ra rằng phần trình bày của bạn được diễn ra như nhau đối với mọi khách hàng, điều đó rất “phản cảm”. Biết cách trình bày cũng giúp bạn đỡ tốn công sức hơn và tiết kiệm được thời gian cho bạn và cho cả khách hàng.
Đôi khi bạn chỉ cần trình bày một khía cạnh kỹ thuật nhỏ của món hàng là đã bán được hàng. Nếu bạn biết sử dụng thành thạo các công cụ trực quan (tài liệu bướm, brochure sản phẩm, biểu đồ, hình ảnh…) thì phần trình bày của bạn lại càng thêm lôi cuốn, sinh động và dễ nhớ hơn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình huống, môi trường, tính chất công việc.. sinh viên còn cần đến nhiếu kỹ năng khác (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề). Hoặc khi được thăng tiến trong nghề nghiệp, họ sẽ phải trang bị những kỹ năng cho người lãnh đạo (kỹ năng ủy thác, kỹ năng động viên, kỹ năng quản lý đội ngũ…)
Các trường ĐH, CĐ và cả THPT cần quan tâm…
Nhìn ra các nước láng giềng, công, nhân viên các công ty đều được trang bị khá tốt các kỹ năng thiết yếu nói trên. Ở châu Âu, có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận đang làm công việc tập huấn, trang bị kỹ năng cho thanh niên, cho người mới vào nghề với khẩu hiệu: “Better skills, better jobs, better lives” (kỹ năng tốt hơn, công việc tốt hơn, cuộc sống tốt hơn). Họ có tham vọng là làm sao khai phá, bộc lộ được khả năng tiềm ẩn của mỗi người lao động.
Việt Nam đã gia nhâp WTO từ năm 2007. Đã đến lúc các trường Đại học và thậm chí ngay cả các trường THPT cần lưu tâm hơn vào việc trang bị kỹ năng cho sinh viên, học sinh. Với bối cảnh này, theo PGS.TS Đỗ Huy Thịnh, Giám đốc SEAMEO Việt nam (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á), để hội nhập toàn diện và đúng nghĩa, sinh viên khi ra trường cần được trang bị 10 kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề liên quan: Kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng vi tính; kỹ năng huấn luyện; kỹ năng toán và khoa học; kỹ năng quản lý tiền bạc; kỹ năng quản lý thông tin; kỹ năng ngoại ngữ; kỹ năng quản trị kinh doanh.
Ngoài kiến thức được tích lũy trong suốt quá trình học, sinh viên, học sinh có thể rèn luyện thêm những kỹ năng thiết yếu nói trên để giúp bạn tự tin và thăng tiến trong sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Ths. Trần Đình Lý -
ĐH Nông Lâm Tp.HCM
Nâng cao kiến thức luôn là lựa chọn của các bạn trẻ, thế nhưng dường như các bạn chưa lưu tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng. Thực ra, kiến thức và kỹ năng nên đi song song với nhau mới có thể giúp bạn tự tin và vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống. Số lần xem trang : 15254 Nhập ngày : 11-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 13-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
(14-11-2016) Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016) Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016) Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016) “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016) Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016) Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016) Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015) ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014) Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
|