TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 132
Toàn hệ thống 6264
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Ý thức tự giác của SV luôn là yếu tố quyết định mọi việc

Sinh viên (SV) ngoại trú các trường đại học (chiếm 80% tổng số sinh viên các trường) phải ăn ở và học tập trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, khó khăn trong việc tìm kiếm nhà trọ, thậm chí là phải sống trong những môi trường xã hội phức tạp về an ninh trật tự, hiểm nguy luôn rình rập. Quản lý sinh viên ngoại trú (QLSVNT), với các trường ĐH, là cần thiết nhưng việc thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn…

Thực trạng

Theo báo cáo mà các trường đại học trong cả nước thống kê và gửi trình lên Bộ GD&ĐT thì hiện nay, quỹ ở ký túc xá (KTX) của các trường chỉ mới đáp ứng được 20-25% số lượng SV có nhu cầu về chỗ ở. Gần 80% số lượng SV còn lại cả nước chủ yếu vẫn phải sống tản mác ở ngoài dưới nhiều hình thức như: ở với gia đình, với họ hàng, bà con và ở trọ. Và theo thực tế chúng tôi nắm được, hiện nay các trường cũng chưa thống kê được số lượng SV ở theo từng dạng này cụ thể là bao nhiêu.

Bức xúc nhất trong QLSVNT hiện nay chính là khu vực nhà trọ SV ở khá đa dạng về loại hình. Từ phòng trọ đơn lẻ đến phòng trọ tập trung hay phòng ở dạng căn hộ... Chính vì lẽ đó, tệ nạn xã hội phần nào đó cũng len lỏi vào môi trường sống, học tập, ăn ở của SV- đối tượng rất dễ bị sa ngã, nếu không tự chủ được bản thân. Những cái xấu này sẽ tác động vào ý thức rèn luyện, học tập của SV mỗi ngày nên sẽ rất khó để QLSVNT, nếu như chúng ta không xây dựng được một môi trường sống, học tập lành mạnh, an ninh cho SV. Đây là mấu chốt khó nhất mà các Bộ, các Vụ, cũng như các trường đang cố gắng tìm ra giải pháp để có thể quản lý triệt để được SV của mình.

Khó khăn thứ hai từ các trường trong việc QLSVNT là việc không có quỹ đất để xây dựng KTX, theo quy tắc quy hoạch đối với các trường đại học. Đây là vấn đề hiện làm đau đầu không ít lãnh đạo trường đại học vì nó không hề đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh vẫn còn rất nhiều trường đại học nằm ở trung tâm của hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM. Theo chúng tôi được biết, nguyên tắc quy hoạch các trường đại học theo quy chế là phải chuyển ra vùng lân cận, cách khoảng 50 km và tiêu chuẩn một trường đại học phải có diện tích tối thiểu là 20 ha, trong đó có một phần diện tích cho nhà ở SV. Nếu vấn đề này không thực hiện được thì cho dù có tiền cũng không thể tăng diện tích nhà ở cho SV. Giải pháp hiện nay mà các trường đang thực hiện trong vấn đề QLSVNT chủ yếu ở hai kênh chính: Các trường này thành lập các nhóm SV tự quản, rồi phối hợp với công an và chính quyền địa phương để có thông tin thường xuyên về SV. Tuy nhiên, việc quản lý và giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống SV thông qua hai kênh trên vẫn chỉ mang tính hình thức vì bị hạn chế nhiều mặt, đặc biệt có nhiều trường đại học gần như không biết thông tin gì về SV sau giờ học ở trường.

Ông Lê Sĩ Hải, Bí thư Đoàn trường, trường ĐH DLVăn Hiến, cho biết: Trường Văn Hiến hiện không có KTX dành cho SV, trong khi số lượng SV tất cả các hệ lên tới gần 7.200 em. Chính vì lẽ đó mà việc QLSVNT là việc nhà trường hết sức quan tâm. Tuy vậy, theo ông Hải thì ngoài việc vận động ý thức tự giác, ý thức tự bảo vệ mình của SV khi lưu trú, ăn ở học tập ở ngoài thì việc quản lý SV của trường chủ yếu trông cậy vào lực lượng công an địa phương, sự hỗ trợ của các chủ nhà trọ cùng sự quan tâm, chia sẻ, tuyên truyền vận động của các liên chi Đoàn khoa, lớp và các đoàn thể địa phương.

Làm sao để tháo gỡ khó khăn?

Ông Trần Đình Lý, trưởng phòng công tác chính trị - SV trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết: Quản lý SV hiện khó khăn vì nhiều lí do. Ngoài sự tản mác về nơi ở của SV, số lượng SV các trường quá đông, tính tự do của một công dân Việt Nam khi SV ra khỏi nhà trường... thì việc chính quyền địa phương và các ban ngành sở tại chưa có sự phối hợp đồng bộ, SV thường xuyên thay đổi chỗ ở cũng là một khó khăn cho các trường trong việc QLSVNT. Theo ông Lý việc áp dụng quy chế QLSVNT, QLNTSV là việc nên làm vì nó rất có ích cho các trường và cho chính bản thân SV. Tuy nhiên, để làm tốt công tác QLSVNT theo ý kiến chủ quan của ông, còn rất nhiều việc phải làm. Từ việc vận động các chủ nhà trọ thực hiện tốt quy định Nhà nước về kinh doanh nhà trọ, đến việc hoàn thiện hơn nữa tính đồng bộ giữa các cơ quan chính quyền địa phương, kinh phí đầu tư hỗ trợ, mở rộng phạm vi KTX, quy định phải phù hợp cụ thể với từng địa phương... Để từ đó hình thành xây dựng một hệ thống mạng lưới nhà trọ với đầy đủ các kênh thông tin về SV của trường, thành lập các ban quản lý SV ngoại trú với sự hỗ trợ từ chi Đoàn trường, khoa và các lớp, tăng cường sự phối hợp hơn nữa với công an địa phương, tổ dân phố, Mặt trận Tổ quốc các cấp... như trường Đại học Nông Lâm đang thực hiện thì mới mong ít nhiều nắm bắt được về tình hình cuộc sống ăn, ở học tập của SV ngoại trú.

Ông Trần Đình Long, Tổ trưởng tổ công tác SV, Phòng đào tạo trường Đại học GTVT TP.HCM thì đưa ra giải pháp: “Để các trường thực hiện được việc QLSVNT thì cần phải tăng cường quỹ đất cho các trường trong việc xây dựng thêm KTX. Quy chế quản lí cũng cần phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương khi đưa vào áp dụng...”. Bên cạnh hai ý kiến trên, ông còn nhìn nhận việc QLSVNT là việc các trường nên làm. Tuy nhiên, ông chỉ băn khoăn một điều là nội dung và cách thức thực hiện sẽ như thế nào để tránh hình thức. Ông cũng nhấn mạnh tính tự do dân chủ mang tính pháp lý của SV như một khó khăn, một giải pháp cần phải tìm được câu trả lời, làm sao để khi triển khai không xâm hại đến đời tư cá nhân, tôn trọng tính tự do của SV- công dân Việt Nam thì mới mong hiện thực hoá quy chế QLSV, QLNTSV. “Việc quản lý SV ngoại trú là việc của cả xã hội chứ không riêng gì các trường. Bởi các trường có muốn cũng không thể nào quản lý nổi khi số lượng SV quá lớn lại ở tản mát khắp nơi, điển hình như trường tôi với gần 12.000 SV trong đó ở KTX chỉ có hơn 800 SV, vậy thử hỏi chúng tôi làm sao quản lý khi nhân lực cả phòng không quá 10 người với đủ thứ công việc.”- ông Long nói.

Theo lãnh đạo Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học - đồ chơi trẻ em, Bộ GD&ĐT, để đạt được mục tiêu và hiện thực quy chế QLSVNT, các bộ ngành cần phải xây thêm nhà ở mới cho SV, cũng như nâng tỉ lệ SV được ở KTX lên mức 60% thì mới có thể tạm QLSVNT và tháo gỡ khó khăn cho các trường. Cũng theo tính toán, để đạt được mục tiêu này từ nay đến năm 2012, các trường cần phải xây dựng thêm 970.000m2 nhà ở mới cho SV và cải tạo khoảng 730.000m2 KTX cũ với ước tính cần khoảng 6.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 4.000 tỉ xây dựng mới. Tuy nhiên, số lượng diện tích sàn xây dựng trên cũng chỉ mới đáp ứng đủ chỗ cho 50-60% SV ở KTX và để đạt được mục tiêu 60% SV vào ở KTX.

Nguyễn Anh Tú

http://www.gdtd.com.vn/

Số lần xem trang : 14891
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007