TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 95
Toàn hệ thống 2795
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

(02.11.2004, 10:59 am GMT+7)

(VietNamNet) - Trả lương cho cán bộ giảng dạy ĐH như thế nào cho thoả đáng đang là vấn đề cấp thiết được nhiều người quan tâm, nhất là khi các trường được giao tự chủ về tài chính. Tưởng rằng khi tài chính được "khoán" thì việc tạo thu nhập cho giảng viên ĐH sẽ thuận lợi hơn, nhưng trong thực tế, vẫn có nhiều vướng mắc.

   

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo tự chủ tài chính của các trường ĐH, CĐ theo Nghị định 10/2002/NĐ/CP được tổ chức tại TP.HCM sáng nay.

   

Trưởng phòng Kế hoạch tài chính trường ĐH Nông lâm TP.HCM  Trần Đình Lý Bộ bảo: hợp lý; kiểm toán nói: không hợp pháp

 

Mộtkhó khăn lớn khi thực hiện NĐ10 là nhà trường phải sử dụng 40% nguồn tự có để bổ sung cho việc tăng mức lương tối thiểu. Khi xây dựng mức lương dựa vào hệ số lương, có một thực tế: những người công tác lâu năm có hệ số lương cao, mức lương sẽ cao. Điều đó dẫn tới phân hoá, chênh lệch mức thu nhập đối với cán bộ trẻ, mặc dù họ làm việc rất hiệu quả. Dù đã có hệ số điều chỉnh, nhưng thực tế rất khó định lượng hệ số này.

 

Hiện nay, các trường đều linh động vận dụng quy định về giờ giảng nghĩa vụ từ năm 1978 (GS: 290 tiết, PGS: 270, giảng viên: 260, trợ giảng: 200) theo hướng: giảm giờ nghĩa vụ xuống, đặc biệt với trợ giảng trẻ. Những SV vừa tốt nghiệp xuất sắc này nếu gồng mình ra dạy nghĩa vụ 4-5 lớp/năm để rồi nhận vài trăm nghìn đồng/tháng thì quả là điều đáng suy nghĩ. Sự rút ngắn giờ nghĩa vụ cho giáo viên trẻ là phù hợp. Bộ GD-ĐT duyệt quyết toán đồng ý với sự hợp lý đó. Nhưng theo quan điểm kiểm toán lại không hợp pháp.

 

Hiệu trưởng trường ĐH Vinh Nguyễn Đình Huân: Phải giảm thủ tục hành chính và chứng từ không cần thiết

 

Điều kiện về tài chính, ngân sách cơ chế quản lý biên chế, hệ thống thang bảng lương… để triển khai Nghị định 10 là chưa đủ và đảm bảo, đặc biệt là hệ số lương tối thiểu chưa ổn định để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tài chính. Khi Nhà nước giao cho các đơn vị tự cân đối nguồn thu để đảm bảo chi trả lương theo hệ số lương cơ bản, đơn vị không đủ kinh phí để trả nhưng vẫn không được Nhà nước bù hỗ trợ. Quy định không thu học phí SV sư phạm, khung thu học phí hiện nay là những yếu tố gây khó khăn cho đơn vị khi tự chủ tài chính. Mặt khác, việc khoán quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cơ sở phải đồng thời với việc cho phép giảm các thủ tục hành chính và một số loại chứng từ thanh toán không cần thiết.

 

 Trưởng phòng Tài vụ trường ĐH Sư phạm Hà Nội Văn Thị Xuân Thu: Tự chủ chi nhưng không tự chủ nguồn thu

 

Các đơn vị tự chủ về chi tiêu nhưng không tự chủ về nguồn thu, về mức thu. Ví dụ, việc mở các loại hình đào tạo phi chính quy thì phải phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh; không được mở hệ B tại trường trong khi đó đội ngũ cán bộ giảng dạy  lớn, có trình độ và kinh nghiệm cao nhưng phải đi dạy cho một số trường dân lập khác; mức thu học phí và một số khoản thu khác phải theo định mức.

 

Văn bản quy định chế độ làm việc, định mức lao động của cán bộ giảng dạy đã được xây dựng từ rất lâu, lạc hậu so với thực tiễn nên việc thanh toán giờ giảng và tính toán định mức biên chế giảng dạy không thống nhất.

 

Hiệu phó trường ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Lê Hoàng Bình: Trả lương theo ba khoản

 

Nếu trả lương đúng và đủ, giảng viên ĐH sẽ phát huy tối đa năng suất lao động của mình, có thể sống và tích lỹ cho bản thân, gia đình bằng chính nghề nghiệp của mình mà không cần phải làm thêm một nghề nào khác.

 

Như vậy, có thể tính lương của giảng viên ĐH theo ba khoản độc lập. Khoản 1, lương cơ bản: được tính theo thang lương của Nhà nước, bao gồm: lương, phụ cấp ngạch, bậc. Căn cứ mức lương cơ bản, trường phải đóng BHXH, BHYT cho người lao động được hưởng. Ví dụ một PGS có hệ số lương 5,6, phụ cấp nghề nghiệp (ngành giáo dục là 30%), phần lương cơ bản được tính là: 290x5,6 (1+3) = 2.111.200 đồng/tháng. Phần trường phải đóng cho người lao động các khoản BHXH (15%), BHYT (2%)  và kinh phí công đoàn (2%): 290x5,6x0,19 = 306.560 đồng/tháng.

 

Khoản 2, lương giảng dạy: khoản này phải được tính đúng, tính đủ căn cứ theo phẩm chất (chất lượng của bài giảng và học hàm), thời lượng (số tiết dạy) và khả năng tài chính của cơ quan quản lý lao động (thỏa thuận giữa hai bên). Ví dụ một PGS dạy giỏi, tham gia dạy 300 tiết học kỳ, thù lao giảng dạy được tính 100.000 đồng/tiết, thì học kỳ đó được hưởng tiền giảng dạy là 30 triệu đồng.

 

 Khoản 3, lương nghiên cứu khoa học: Một trong hai nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là NCKH. Chính hoạt động NCKH hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Người thầy phải nghiên cứu, tiếp cận với khoa học công nghệ để làm phong phú, sinh động bài giảng.

 

  • Cam Lu (ghi)

Số lần xem trang : 14890
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007