TS. Trần Đình Lý 06:34' 10/09/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Với chính sách cho SV vay vốn học ĐH, CĐ và dạy nghề, các trường sẽ được thu 100% học phí từ tất cả SV theo học. Đối với SV gia đình khá giả học tự lo đóng học phí, còn đối tượng khó khăn hơn đã được cho vay vốn ưu đãi.
Bởi thế, hầu hết các trường ĐH đều tỏ rõ niềm vui trước Chỉ thị của Thủ tướng về việc cho sinh viên (SV) vay vốn học ĐH, CĐ và dạy nghề. Thậm chí, có trường ĐH khu vực miền Trung đã lên phương án trước công điện của Bộ GD-ĐT để "cứu" SV không phải bỏ học vì thiếu tiền đóng góp. Mặc dù các trường đã đồng thuận, nhưng vẫn lo thiếu vốn.
Sẽ không còn SV bỏ học
|
Ảnh: Phạm Hải |
Hầu hết các trường ĐH được hỏi đều đồng lòng với chủ trương cho SV vay vốn bởi SV có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giảm tải áp lực.
Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh Nguyễn Ngọc Hợi bày tỏ, chủ trương rất có ý nghĩa vì đã tạo điều kiện cho con em vùng nông thôn có điều kiện học lên cao, đặc biệt là HS khu vực miền Trung không phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
Mặc dù chưa có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nhưng trường đã chủ động lên phương án cho SV không chỉ khoá mới mà cả các khoá trước vay vốn học tập. Những SV có nhu cầu được lên danh sách và nhà trường sẽ làm việc với ngân hàng để làm thủ tục vay.
Ở Trường ĐHDL Văn Hiến (TP.HCM), mỗi năm, có khoảng 10 - 15% SV bị buộc thôi học. Trong đó, số SV chưa đóng tiền học phí bị thôi học ở trường chiếm khoảng 3 - 5%.
Trưởng phòng Đào tạo Nguyễn Quốc Hợp cho hay, thực tế khá nhiều SV ngoại tỉnh đến học tại TP.HCM và phải tự trang trải cuộc sống. Chính vì thế, nếu có một chính sách vay vốn sẽ giúp các em đầu tư nhiều thời gian cho học tập.
Trưởng phòng Công tác chính trị (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) Trần Đình Lý phân tích, để sống và học tập được ở TP, mỗi tháng, một SV phải tốn trên dưới 1 triệu đồng. Nếu dựa trên mức học phí để cho SV vay thì không thể giúp ích nhiều. Bởi, những chi phí khác sẽ gấp 4 - 5 lần mức học phí phải đóng. Vì thế, với mức cho vay mỗi tháng là 1,2 triệu thì cả nhà trường và SV đều kỳ vọng.
Đồng quan điểm, ông Võ Anh Tuấn Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang chia sẻ, nếu nâng mức cho vay lên như dự kiến 1,2 triệu / tháng sẽ thụân lợi cho SV. Về phía nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện để thực hiện cho vay theo quy định của ngân hàng...
Cũng vui mừng trước tin này, ông Trần Phương - Phụ trách truyền thông ĐH Hoa Sen khẳng định: "Nếu nhà nước tạo điều kiện cho SV vay vốn học tập sẽ đỡ cho các trường ngoài công lập rất nhiều".
Lo thiếu vốn?
Với kinh nghiệm 5 năm thực hiện quỹ tín dụng SV, ông Nguyễn Ngọc Hợi băn khoăn, trước đây SV ở trường phải có học lực khá trở lên mới được vay. Vốn vay chỉ đủ trả học phí 1 SV là 1,8 triệu đồng/ năm. Nhưng, theo chủ trương mới không giới hạn đối tượng, vốn vay đủ trả học phí và sinh hoạt của từng SV thì nhiều khả năng Ngân hàng sẽ khóđáp ứng.
Ông Hợi tính toán, với mức học phí hiện hành thì mỗi SV của trường sẽ phải trả 2 triệu/năm; tiền ăn ở, sinh hoạt Vinh cũng khoảng 1,5 triệu đồng/ năm nữa...Như vậy, số lượng sẽ đội nhiều hơn.
Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm học, trường đã phổ biến cho tất cả SV khoá mới và cũ được tìm hiểu thông tin để đăng ký vay tín dụng. Nhu cầu của SV sẽ là thông số để trường làm việc với Ngân hàng...
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐHDL Hồng Bàng nêu quan điểm "chỉ nên cho SV vay vốn bằng với mức học phí của các trường. Hoặc nếu có hơn thì hỗ trợ thêm tiền ký túc xá cho SV".
Chứ mức cho vay dự kiến 1,2 triệu /1 tháng là nhiều. Chúng ta phải tính đến nguồn vốn ở đâu để đáp ứng nhu cầu của sinh viên nữa. Nên chăng, học phí SV cần khoảng 4-5 triệu / năm thì cho vay khoảng chừng ấy. Nếu cho vay nhiều quá, SV sẽ dùng nguồn vay đó để sử dụng vào những việc không có ích.
Hiện nay, hầu hết các trường đã và đang chuyển qua đào tạo theo hệ tín chỉ, SV có thể sắp xếp lịch học để có thể vừa học vừa làm thêm. Cần khuyến khích SV đi làm thêm để có tiền lo trang trải một phần việc học, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Quốc Hợp cũng cho rằng: "Phải có biện pháp nào để quản lý, nhằm tránh những trường hợp SV dùng số tiền đó không đúng mục đích. Nên chuyển một phần vốn vay trực tiếp để đóng học phí cho SV để tránh rủi ro...".
Trường ĐH được thu 100% học phí
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ cho biết, bộ sẽ cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Chính sách tính toán mức cho 1 SV vay đủ để trả học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như: ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập. Trong đó, mức thuê nhà trọ sẽ phải căn cứ điều kiện cụ thể để có mức cho vay tương ứng...
Còn Trưởng phòng Tổng hợp (Bộ GD-ĐT) Chử Đức Nhã cho rằng, chủ trương cho vay vốn không chỉ đem đến cơ hội học tập của nhiều SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn được học ĐH, CĐ và dạy nghề; mà còn mang lại nguồn thu từ học phí cho các trường là ngang nhau.
Ông Nhã giải thích, thay vì trước đây, các trường phải thực hiện miễn giảm học phí cho SV diện chính sách thì nay, nhà nước đã có quỹ riêng để chi trả cho đối tượng này. Có nghĩa, các trường sẽ được thu 100% học phí từ tất cả SV theo học. Đối với SV gia đình khá giả học tự lo đóng học phí, còn đối tượng khó khăn hơn đã được cho vay vốn ưu đãi.
Như vậy, tới đây các trường ĐH có nhiều SV chính sách và ít SV chính sách cũng sẽ có điều kiện tương đương để đảm bảo chất lượng, ông Nhã nói.
Với quỹ cho vay ưu đãi sẽ không còn trường "kêu" vì nhiều SV được miễn giảm học phí nên đã ảnh hưởng đến nguồn thu của trường nên không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.
Bộ GD-ĐT đã có công điện yêu cầu, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ căn cứ nhu cầu SV của trường dự báo số lượng chỗ ở cần hỗ trợ, chủ động phối hợp với Sở GD-ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh triển khai các phương án hỗ trợ chỗ ở cho SV (ký túc xá hoặc thuê nhà trọ) đảm bảo trước ngày khai giảng, tất cả SV đều có chỗ ở ổn định hoặc tạm thời ít nhất 2 tháng đầu năm học.
Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ phối hợp với Ngân hàng Chính sách của các địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tạo điều kiện cho SV có nhu cầu được vay để đóng tiền học và đảm bảo chi phí sinh hoạt tối thiểu.
Kiều Oanh - Đoan Trúc Số lần xem trang : 15260 Nhập ngày : 13-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013) Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013) Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011) Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010) Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010) Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009) Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009) Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009) Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009) Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|