TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 69
Toàn hệ thống 2787
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Cập nhật lúc: 09-01-2008 07:20 AM
Kỳ thi ĐH, CĐ đang cận kề. Mỗi bộ hồ sơ chỉ được phép điền vào một nghề duy nhất nhưng cuốn "Những điều cần biết..." thì hàng trăm ngành, không ít thí sinh luôn đắn đo suy nghĩ khi lựa chọn ngành nghề.

Giảng viên Nguyễn Văn Hóa, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, từng tâm sự với các bạn sinh viên: "Chúng ta phải chọn đúng nghề, phải yêu cái nghề mà mình đã chọn thì mới có thể "sống" lâu dài với nó được".

Thầy Nguyễn Ngọc Diện, hội đồng quản trị Đại học Công nghệ Sài Gòn, phân tích: "Ưu điểm của chọn nghề theo sở thích là sẽ được đào sâu hơn về chuyên môn vì phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Trong quá trình học sẽ thích thú và tiếp thu chương trình học một cách tốt hơn, do đó là sở thích. Sinh viên sẽ tích cực trong công tác tham gia nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực của ngành mình học. Vì vậy ra trường sẽ có kỹ năng tốt".

Kết quả đăng ký dự tuyển hằng năm cho thấy những ngành mới mở của các trường ĐH hay các ngành mới của xã hội thường thu hút rất nhiều thí sinh tham gia. Với những thí sinh này, họ thi vào ngành đó chỉ với mong muốn khi ra trường dễ xin được việc làm và có thu nhập ổn định.

Gia đình chọn ngành giúp thí sinh, đây là điều vừa buồn vừa vui của các thí sinh. Theo TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: "Việc lựa chọn theo ý thích của gia đình xuất phát từ hai lý do: hoặc gia đình thiếu tin tưởng vào thí sinh, hoặc gia đình có định hướng về nơi làm việc tương lai cho thí sinh. Điều này là tốt nếu thí sinh đó thích ngành mà gia đình muốn".

Bên cạnh đó, một bộ phận thí sinh hiện nay còn chọn ngành theo lối "may rủi". Theo thầy Hoàng Hữu Thành, trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng Kinh tế công nghệ TP.HCM: "Những thí sinh này thường có học lực từ trung bình trở xuống, chưa xác định được ngành nghề mình sẽ học. Một bộ phận không nhỏ các thí sinh lúng túng không biết chọn trường nào để mong muốn mình được trúng tuyển, trúng tuyển ngành nào cũng được".

Thạc sĩ Trần Đình Lý, ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng: "Chọn ngành nghề là một việc quan trọng! Nếu chọn sai lầm sẽ là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn ngành, nghề của TS phải có từ rất sớm chứ không phải ngay trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng… Nếu việc chọn lựa này xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của mình thì thường sẽ bền vững hơn".

Theo TT

Số lần xem trang : 14918
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007