TS. Trần Đình Lý
TP - Ngày 11/10, trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã tổ chức ngày hội việc làm 2008 với sự tham gia của 16 đơn vị, doanh nghiệp với 17 gian hàng. Ngày hội là cơ hội tìm kiếm việc làm cho 15.000 sinh viên ĐH Nông Lâm.
Đây là một trong những trường ĐH ở TPHCM đi đầu trong việc liên kết, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình khá hiệu quả này hiện vẫn chưa được nhân rộng, nhất là với các trường ĐH-CĐ phía Bắc.
|
Ảnh: Hữu Nghĩa |
Trong ngày hội diễn ra các hoạt động tuyển dụng, trao học bổng, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tìm việc của các chuyên gia với các bạn trẻ. Ngày hội đem đến khoảng 1.000 vị trí tuyển dụng.
Tuy vậy, theo Th.S Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn phản ánh là số lượng như thế vẫn chưa đủ cho “cơn khát” nhân lực việc làm hiện nay.
Tại ngày hội việc làm này, các doanh nghiệp đều mở rộng vòng tay đón sinh viên, nhưng theo các doanh nghiệp một số ngành học, sinh viên quá ít. Những ngành như Phát triển nông thôn và Khuyến nông, Kinh doanh nông nghiệp, Cơ khí nông lâm dù đầu ra đã được bảo đảm, doanh nghiệp đứng ra tài trợ học bổng, chịu học phí hoàn toàn cho sinh viên thì hồ sơ nộp vào cực kỳ thưa thớt. Có vẻ như việc dự báo nhu cầu công việc với những ngành này, sinh viên không nắm được tường tận.
Ông Bea Keuk Hwan, Tổng giám đốc Cty Sun Jin Vina cho biết: “Mong muốn lớn nhất của công ty chúng tôi là sẽ tìm được những sinh viên năng động để xây dựng công ty và làm phát triển kinh tế Việt Nam.
Công ty chúng tôi không giới hạn nhân sự, mở rộng cơ hội cho các bạn. Cách đây 4 năm tôi đã có tuyển dụng những sinh viên Nông Lâm, tôi thấy họ làm việc rất tốt nên hôm nay chúng tôi đã quay lại tìm kiếm”.
Không chỉ có cơ hội việc làm, ngày hội đã trao 45 suất học bổng cho sinh viên. ĐH Nông Lâm là một trong những trường có nhiều học bổng nhất, trong một năm qua các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân đã trao 554 suất học bổng với tổng trị giá lên tới hơn một tỷ đồng.
Trong hệ thống các trường ĐH công lập, có thể nói trường ĐH Nông lâm TPHCM là một trong những trường đầu tiên tạo được cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp tốt nhất. Từ trước khi Bộ GD&ĐT triển khai việc “đào tạo theo nhu cầu xã hội” (tháng 3/2007), ĐH Nông lâm TPHCM đã thành lập được “Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp”.
Chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động, Trung tâm đã đem về cho trường mối quan hệ thường xuyên với hơn 500 doanh nghiệp cả đầu vào và đầu ra. Trước mùa tuyển sinh, các doanh nghiệp đã đặt hàng sẵn trường tuyển dụng khi sinh viên ra trường, các doanh nghiệp ngay lập tức đưa sinh viên về làm việc.
Chính vì điều đó, theo một khảo sát, kết quả cho thấy hơn 90% số lượng sinh viên ra trường của ĐH Nông lâm TPHCM đã có việc làm ngay.
Việc làm của sinh viên là số một
Thực ra khi giải pháp “Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội” của Bộ GD&ĐT vừa mới bắt đầu khởi động, ĐH Nông lâm TPHCM đã đứng ra chủ trì một buổi hội thảo đầu tiên. Tại hội thảo, một vấn đề đã được hé lộ: hầu hết các doanh nghiệp đều không tuyển dụng đủ lao động mặc dù số lượng sinh viên ra trường hàng năm khá nhiều.
Ông Trần Minh Sanh - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn cám ơn trường ĐH Nông lâm TPHCM nhiều năm qua đã cung ứng nhiều lao động có chất lượng cho tỉnh nhưng cũng cho rằng, các doanh nghiệp tại đây vẫn còn quá thiếu nhân lực được đào tạo bài bản.
TS Trần Hành - Hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng, kể khi thành lập trường, ông đã bỏ công tìm hiểu, chen chân vào tham dự nhiều hội thảo của các doanh nghiệp và đặt câu hỏi: doanh nghiệp cần gì ở sinh viên? Thật đáng mừng, doanh nghiệp nào cũng đang “khát” lao động trẻ và họ tư vấn giúp tôi cách để đào tạo sinh viên hiệu quả để ra trường là vào làm việc, không phải đào tạo lại.
Hàng năm, trường ĐH Lạc Hồng huy động được khoảng 500 triệu học bổng cho sinh viên từ đóng góp của các doanh nghiệp. Đây chính là kết quả từ việc trường đã ký kết hợp tác với hơn 80 doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và ưu tiên tuyển dụng những sinh viên có kết quả học tập tốt. Nhiều doanh nghiệp như Fujitsu, Pouchen, Tân Bửu Long… đã dành kinh phí để cấp học bổng hàng năm cho nhà trường. Mỗi năm, ĐH Lạc Hồng thường tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và sinh viên để hai bên có thể hiểu nhau hơn...
TS Trần Hành cho biết: Trường vừa tổ chức một buổi hội thảo với các công ty Hàn Quốc trên địa bàn Đồng Nai và Bình Dương. Sắp tới trường cũng sẽ tổ chức hội thảo với 40 công ty Nhật Bản.
Khi các doanh nghiệp chưa biết, chưa tin vào các trường, chỉ còn cách chính hiệu trưởng các trường phải tìm đến tận doanh nghiệp để hợp tác. Khi những sinh viên của trường đào tạo khẳng định được năng lực tại các doanh nghiệp, lúc ấy việc đào tạo theo nhu cầu xã hội mới dễ dàng hơn được. Phương châm các trường nên theo đuổi là “đào tạo để sinh viên ra trường có thể tìm được việc làm tốt nhất”.
Đào tạo theo nhu cầu thị trường
Gần đây, nhiều doanh nghiệp được mở trường đã mang lại một xu hướng đầu tạo gắn kết với sử dụng lao động. Số lượng sinh viên được đào tạo tại ĐH FPT (Tập đoàn FPT), Kỹ thuật và nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy (Tập đoàn Vinashin), CĐ Viettronics (Tổng Công ty Điện tử tin học Việt Nam)… có đầu ra hết sức bảo đảm.
Hữu Nghĩa
|
Một trong những ngành đang yếu kém nhất trong khâu dự báo nhân lực là ngành sư phạm. Mỗi năm, đến 30% sinh viên ĐH Sư phạm TPHCM ra trường không kiếm được việc làm. Số lượng sinh viên này, không tìm được nơi dạy do chỉ tiêu của các tỉnh không đủ đáp ứng. Khi đào tạo, các trường sư phạm không nối kết được với nhu cầu của các tỉnh nên số lượng sinh viên ra trường đành “bơ vơ”.
Một lý do nữa mà ngành sư phạm đang ở thế rất “chông chênh” là một số ngành học, dù nhu cầu xã hội đang “ế ẩm” nhưng vẫn giảng dạy. Những sinh viên ngành tiếng Nga, Tâm lý học… ra trường khó kiếm việc làm. Trong đợt tuyển NV3 vừa qua, lần đầu tiên trường ĐH Sư phạm TPHCM không tuyển đủ chỉ tiêu. Ngành sư phạm không còn có sức hấp dẫn lớn tới các thí sinh như trước nữa là một sự thật cần phải được nhìn nhận.
Mùa tuyển sinh năm 2008 cũng chứng kiến sự “đóng cửa” của hàng loạt ngành học tại nhiều trường. ĐH Văn Hiến đã không thể mở lớp tiếng Trung và tiếng Nhật mà chuyển thí sinh sang hết ngành tiếng Anh thương mại. ĐH Hồng Bàng “ế ẩm” chuyên ngành châu Á - Đông Nam Á, thời trang - dệt may… Những ngành này, nếu có sự kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp chắc chắn đầu ra của sinh viên sẽ tốt hơn.
Đăng Khoa Số lần xem trang : 15265 Nhập ngày : 13-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Công khai gói kích cầu và bài học về lòng tin(05-03-2009) Dự báo tình hình mất việc làm: Thiếu căn cứ thực tế lẫn khoa học!(05-03-2009) The unfortunate uselessness of most ’state of the art’ academic monetary economics(05-03-2009) Thomas Friedman’s Five Worst Predictions(05-03-2009) IMF: Kinh tế VN dễ bị ‘tổn thương’ (05-03-2009) Trung Quốc: Trường ĐH trợ cấp phí tìm việc cho sinh viên(28-02-2009) Để cá tra bơi ra “biển lớn”(28-02-2009) “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”(23-02-2009) Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN lập quỹ 120 tỷ USD bảo vệ đồng nội tệ(23-02-2009) "Vẽ" đô thị đại học(23-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|