TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 47
Toàn hệ thống 2242
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Tiếp cận thực tế công trình là mục đích chính của nhóm SV CLB ký họa trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

Ngày càng có nhiều loại hình câu lạc bộ (CLB) nở rộ trong trường học, với những hoạt động thiết thực rất bổ ích cho sinh viên (SV).

Từ học thuật...

CLB Ký họa của nhóm SV khoa Kiến trúc trường ĐH Kiến trúc TP.HCM là một trong rất nhiều CLB học thuật hiện nay. Diễn đàn trực tuyến hoathat.info là nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin giữa các thành viên. Hoạt động của CLB là tìm tới các công trình kiến trúc độc đáo như: Nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Nhà hát lớn thành phố...; với những dụng cụ đơn giản như: giấy vẽ, bút chì thường, bút chì than hoặc bút kim, bút sắt, bút dạ... các kiến trúc sư tương lai thỏa thích ký họa.

Để có buổi ký họa ngoài trời hiệu quả, trước đó các thành viên chủ chốt của CLB phải tiền trạm về địa điểm, lên mạng tìm hiểu thông tin liên quan đến công trình sẽ ký họa. "Nhiều người vẫn cho rằng, đặc thù của hoạt động ký họa là sáng tạo cá nhân, mỗi người chỉ làm việc với công trình, nên cho rằng sẽ không mấy hiệu quả với tinh thần làm việc nhóm của CLB. Tuy nhiên, mỗi người một góc nhìn, một thói quen, với những khả năng sáng tạo không giống nhau, các thành viên có cơ hội so sánh, trao đổi và học hỏi phương pháp, khám phá nét mới lạ thì sẽ học được nhiều hơn", Huỳnh Trần Việt Uy - thành viên của CLB cho biết. Vũ Chí Kiên - một thành viên khác của CLB bổ sung: "Trường học, sách vở chỉ là cơ sơ lý luận nên mục đích quan trọng của CLB chính là cơ hội tiếp cận thực tế công trình. Đặc biệt, kiến trúc là tổng quan của nhiều mối quan hệ nên thực tế là cách để nghiên cứu tận mắt và sâu nhất mối quan hệ cộng sinh xung quanh công trình đó không chỉ thiên nhiên, địa lý, mà cả văn hóa, lịch sử, tập quán...".

Dành riêng cho SV chuyên nghiên cứu về Cơ khí động lực là CLB Học thuật cơ khí động lực của trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trực thuộc khoa, với sự tham gia trực tiếp của Đoàn thanh niên, cán bộ khoa nên CLB rất thuận lợi trong hoạt động. Tổ chức sinh hoạt Anh văn chuyên ngành kỹ thuật cơ khí động lực, giao lưu với doanh nghiệp, tìm nhà tài trợ hỗ trợ học bổng cho SV nghèo, giới thiệu việc làm, tìm nơi thực tập, báo cáo chuyên đề liên quan đến chuyên ngành... là những hoạt động thường xuyên của CLB. Ở thời điểm chuẩn bị cho cuộc thi Robocon cấp khoa, CLB còn mở các khóa học miễn phí do những giáo viên nhiệt huyết trong khoa đứng lớp. CLB còn là nơi dạy học thuật thông qua thực tiễn, các doanh nghiệp như Toyota, Ford, Honda, Mekong... thường xuyên hỗ trợ CLB về trang thiết bị, tài liệu giảng dạy. Đặc biệt, với những công nghệ mới mà sách vở chưa kịp in ấn thì các doanh nghiệp, thầy cô giáo là người cập nhật, tìm tòi, dịch và biên soạn truyền lại cho SV. "Có lẽ, nhiều SV đến với CLB còn vì mục đích được tiếp cận với doanh nghiệp cũng như các cơ hội mà doanh nghiệp đem lại", Trịnh Bá Hải, cựu SV của CLB cho biết.


Tuy làm việc độc lập nhưng CLB lại rất bổ ích cho sự sáng tạo của SV kiến trúc

Với gần 3.000 thành viên, CLB kế toán - kiểm toán A2C của trường ĐH Kinh tế TP.HCM là điểm đến không chỉ của SV trường. Các thông tư, chuẩn mực mới ban hành, kế toán thuế, kiểm toán, chứng từ... thường xuyên được cập nhật trong hội thảo. Kết hợp với doanh nghiệp, những buổi hội thảo như: Khám phá thế giới kế toán - kiểm toán, Hành trình chứng từ: Mô phỏng kế toán, giới thiệu cách viết và luân chuyển chứng từ, cuộc thi học thuật Đại cương vui học, CPA tiềm năng... đã thu hút nhiều SV kinh tế.

...đến kỹ năng

Vừa mới thành lập, nhưng CLB Kết nối thành công và CLB Làm việc bán thời gian trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp của trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã thu hút nhiều SV. Nếu CLB Kết nối thành công ra đời nhằm làm cầu nối giữa nhà trường, SV với doanh nghiệp, thì sự ra đời của CLB Làm việc bán thời gian "vì mục đích tích lũy kinh nghiệm là chính, kiếm tiền mới là... 10". Điểm đặc biệt của CLB chính là các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm định kỳ cho SV như: kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, viết hồ sơ tìm việc ấn tượng. Sắp tới, CLB còn có kế hoạch sẽ mời các doanh nghiệp giao lưu với SV.

* Các CLB khác dành cho SV như: CLB Ẩm thực và CLB Đan móc của khoa Công nghệ cắt may và chế biến thực phẩm (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM); CLB Nữ sinh (Ký túc xá trường ĐH Quốc gia TP.HCM); CLB chứng khoán của khoa Thị trường chứng khoán (ĐH Ngân hàng); CLB Khiêu vũ và CLB Gia sư (ĐH Sư phạm TP.HCM)...

* Thạc sĩ Trần Đình Lý - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho rằng: "Nếu hoạt động hiệu quả, CLB sẽ là sân chơi hữu ích giúp mở rộng kiến thức chuyên môn, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm sống cho SV. Mặt khác, khi CLB thu hút SV vào sân chơi lành mạnh sẽ góp phần hạn chế SV tham gia vào những hoạt động vô bổ bên ngoài".

      CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học - YRC của trường ĐH Ngoại thương lại tập trung tổ chức các tiêu điểm tháng,   tọa đàm về những vấn đề được xã hội quan tâm, mà gần đây là "Dịch vụ thẻ và an ninh thẻ"... Những cuộc thi được tổ chức như: SV năng động, SV nghiên cứu khoa học - nói từ niềm đam mê... đã giúp SV gắn bó hơn với những hoạt động nghiên cứu khoa học. CLB còn có tủ sách tập trung nhiều đề tài và khóa luận xuất sắc của các năm từ 2000 - 2006, chỉ cần có CMND thành viên có thể mượn tối đa 3 đầu sách.

      Có chung niềm đam mê taekwondo, judo, khí công, yoga... các SV trường ĐH Kinh tế TP.HCM gặp nhau ở CLB Võ thuật sinh viên trực thuộc Hội SV của trường. Tuy hoạt động rất thường xuyên vào các chiều tối thứ hai, tư, sáu hằng tuần, với chỉ 15.000 đồng phí gia nhập nhưng CLB vẫn rất kén chọn đối tượng tham gia. Bên cạnh mục đích tổ chức sân chơi lành mạnh, bổ ích cho SV, CLB còn có mục đích tìm kiếm và đào tạo những SV có năng khiếu bổ sung lực lượng đại diện trường tham gia các giải lớn của thành phố. CLB cũng đưa ra nguyên tắc đánh giá các thành viên chính thức rất chặt chẽ về đạo đức, tư cách, tác phong, và thường xuyên mời những giáo viên giảng dạy và giám sát việc thi lên đai theo định kỳ của môn sinh.

Theo TNO

Số lần xem trang : 15206
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Công khai gói kích cầu và bài học về lòng tin(05-03-2009)

  Dự báo tình hình mất việc làm: Thiếu căn cứ thực tế lẫn khoa học!(05-03-2009)

  The unfortunate uselessness of most ’state of the art’ academic monetary economics(05-03-2009)

  Thomas Friedman’s Five Worst Predictions(05-03-2009)

  IMF: Kinh tế VN dễ bị ‘tổn thương’ (05-03-2009)

  Trung Quốc: Trường ĐH trợ cấp phí tìm việc cho sinh viên(28-02-2009)

  Để cá tra bơi ra “biển lớn”(28-02-2009)

  “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”(23-02-2009)

  Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN lập quỹ 120 tỷ USD bảo vệ đồng nội tệ(23-02-2009)

  "Vẽ" đô thị đại học(23-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007