TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 65
Toàn hệ thống 2291
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

03/10/2007 - 01:44 PM

Không vượt qua được áp lực trong cuộc sống, nhiếu cuộc tình sinh viên đã đi đến những kết cục bi thảm... Hình minh họa. Ảnh: Fotosearch.


Cách đây vài tháng, một cựu sinh viên (SV) do không chấp nhận người yêu (cũng là SV) nói lời chia tay nên đã dùng dây siết cổ người yêu đến chết và tự kết liễu đời mình nhưng lại không chết...

Áp lực tình yêu

Cũng do mâu thuẫn tình cảm sau khi chia tay, nữ SV năm cuối ngành mỹ thuật đã bị người yêu là cựu SV cùng trường sát hại ngay tại nhà trọ ở Thủ Đức. Sau khi sát hại người yêu, SV này đã ra đầu thú.

Trong thời gian qua, khá nhiều SV “ra tay” với người yêu (cũng là SV) khi người kia nói lời chia tay.

Tại sao thời SV thường yêu dữ dội nhưng rất ít trường hợp đi đến đích cuối cùng, đôi khi còn dẫn đến bi kịch như các trường hợp kể trên.

TS Nguyễn Thanh Long, Trường ĐH Mở TPHCM cho rằng đó chính là áp lực tình yêu. Bởi theo ông, ở bậc phổ thông, học sinh chỉ chú tâm học hành và có cha mẹ quản lý nên toàn bộ tình cảm được chế ngự.

Khi vào ĐH không còn các ràng buộc này, mối quan hệ được mở rộng nên dễ nảy sinh tình cảm, đó cũng là áp lực mà SV phải đối đầu.

Cũng theo TS Nguyễn Thanh Long, SV ở tỉnh lên TP chịu rất nhiều cám dỗ. Vì ở quê còn có cha mẹ, người thân, lên TP không ai quản lý, chế ngự lại có thêm nhiều mối quan hệ bạn bè, nếu buông thả bản thân rất dễ sa ngã, hụt hẫng, mất phương hướng.

Áp lực cuộc sống thị thành

Không chỉ có áp lực tình yêu, cuộc sống thành thị cũng là áp lực đối với SV tỉnh buộc họ phải biết cách dung hòa.

Khoảng đầu năm 2000, T. từ một tỉnh miền Tây lên TPHCM học ngành báo chí. Chỉ sau năm học thứ nhất, T. bắt đầu vắng học nhiều buổi để lao vào làm thêm.

Nhưng T. không kiếm tiền để đóng học phí mà là trang trải cho các khoản ăn chơi sành điệu chốn thị thành. Có lúc T. phải làm ở quán bia ôm để có đủ chi phí tiêu xài.

Học cách giảm áp lực

Cuộc sống SV là giai đoạn đầu của cuộc sống tự lập. Vì vậy, SV cần chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Nên tạo thói quen ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để nâng cao sức khỏe, dành thời gian chăm sóc bản thân, tránh tối đa việc bị hút vào những cuộc chơi liên miên, vô bổ.

Bên cạnh đó, cần biết cách quản lý tiền bạc, chi tiêu có kế hoạch để giảm gánh nặng cho gia đình.

Các bạn nên nhớ rằng cả gia đình, người thân đang chờ mong, dõi theo từng bước tiến vào đời của bạn.

Thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Công tác Chính trị SV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

Dĩ nhiên là không có thời gian học nên T. thi môn nào rớt môn đó và phải “ra trường” sớm hơn các bạn.

Trường hợp như T. không phải là duy nhất. Nhiều SV tỉnh lên TP được một năm đã nhanh chóng lột xác.

Khảo sát 216 SV ở 6 khoa thuộc 3 trường ĐH tại TPHCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của môi trường đô thị đến nhận thức, lối sống của SV tại TPHCM” của nhóm SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã cho thấy điều này.

30% số SV tỉnh được khảo sát thì cứ 3 đến 5 tháng lại thay đổi điện thoại di động theo hướng nâng cấp từ ít tiền lên nhiều tiền.

Nhiều SV thỉnh thoảng cũng đi vũ trường (13/216) và 4 trong số đó là đi thường xuyên. Ban đầu chỉ đi cho biết nhưng sau đó lại thích nên đi nhiều hơn.

Điều đáng nói là ở môi trường này SV dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn. Chuyện tụ tập đàn đúm, karaoke ôm... cũng có xảy ra ở một số nhóm SV do cuối tuần rảnh rỗi.

Đại diện nhóm thực hiện đề tài đã nhận xét: Bên cạnh phần lớn SV tỉnh đi đúng hướng trong việc tiếp cận lối sống văn minh đô thị, học tập tiến bộ khoa học, cũng còn một số SV có những biểu hiện lối sống không lành mạnh.

Theo Người lao động

Số lần xem trang : 14907
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007