TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 76
Toàn hệ thống 4329
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

10:04:00 10/03/2008
 
Trong tâm trí nhiều người, học Nông Lâm là làm nông nghiệp nên khó tìm việc, lương không cao. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp lại rất cao, ở hầu hết các khoa của Trường ĐH Nông lâm TP HCM đều dán thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp nhưng lượng sinh viên tốt nghiệp không cung cấp đủ... 

Mới đây, tại ngày hội tuyển sinh ĐH-CĐ 2008 tại TP Hồ Chí Minh, PGS-TS Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2007. Như vậy, dự kiến sẽ có trên 350 ngàn cơ hội trúng tuyển ĐH, CĐ năm 2008.

Ngành dễ kiếm tiền nhưng thí sinh… kén

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM, cho biết một số ngành nghề ít được thí sinh chú ý đến nhưng rất triển vọng như nhóm ngành cơ khí gồm cơ khí nông lâm, cơ khí chế biến nông sản thực phẩm hay các ngành công nghệ giấy, chế biến lâm nghiệp, bác sĩ thú y, phát triển nông thôn và khuyến nông… có điểm tuyển thấp nhưng nhu cầu rất cao.

Các ngành như chế biến lâm sản, sinh viên được trả lương ngay khi đi thực tập và được nhận ngay sau khi ra trường. Thế nhưng, năm nào trường cũng phải tuyển thêm nguyện vọng 2, như ngành chế biến thủy sản hằng năm phải tuyển xấp xỉ từ 40-50 % nguyện vọng 2.

Theo Thạc sỹ Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2008 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận 300-400 yêu cầu tuyển dụng chủ yếu trên lĩnh vực kể trên nhưng không kiếm đâu ra đủ người, mặc dù mức lương khá cao (lương khởi điểm 3-4 triệu đồng/tháng).

"Đầu ra thì rất tốt nhưng thí sinh lại thờ ơ". Đó là thực tế ghi nhận tại bên lề ngày hội tuyển sinh năm nay ngày 3/3/2008 tại TPHCM.

Trong tâm trí nhiều người, học Nông Lâm là làm nông nghiệp nên khó tìm việc, lương không cao. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp lại rất cao, ở hầu hết các khoa của trường đều dán thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp nhưng lượng sinh viên tốt nghiệp không cung cấp đủ... 

Còn tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, TS Lâm Mai Long, Phó Hiệu trưởng trường này, tâm sự: "Chi phí đào tạo ngành kỹ thuật in khá lớn mà thí sinh dự thi lại quá ít. Điểm chuẩn ngành này năm 2007 chỉ 15,5 nhưng chỉ tuyển được hơn 50% cho nguyện vọng 1. Vì nhu cầu xã hội cần ngành này nên trường vẫn cứ phải tiếp tục tuyển sinh".

Ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) có các ngành Hải dương học - Khí tượng - Thủy văn, khoa học vật liệu, địa chất là những ngành hút lượng lớn nhân lực bậc cao nhưng vẫn không bao nhiêu thí sinh dự thi. Điểm chuẩn các ngành này bằng điểm sàn là 15 điểm và tỉ lệ chọi cũng rất thấp: 1 chọi 1. "Những học sinh giỏi đã nói "không" với nhóm ngành mà lẽ ra cần nhiều người giỏi nhất". TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo trường này nhận định.

Chọn ngành: Có nên nộp nhiều hồ sơ dự thi?

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, khi tư vấn cho học sinh đã dặn dò: Rất nhiều thí sinh khi đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ thường làm rất nhiều hồ sơ. Rải hồ sơ nhiều chứng tỏ thí sinh chưa định hướng được tương lai cho chính mình. Chi bằng các thí sinh chọn một trường cho chín còn hơn chọn chín trường để dự thi.

Tiến sỹ Lê Thị Thanh Mai, Phó ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết thêm: Để chọn trường, chọn ngành, thí sinh cần tự trả lời được 10 câu hỏi: bản thân mình cần gì, muốn gì và có thể học tại trường ĐH, CĐ hay trung cấp chuyên nghiệp. Kế đến là sức học, năng lực của thí sinh đến đâu.

Sau đó phải tìm hiểu kỹ mục tiêu của các trường và thông tin tuyển dụng các doanh nghiệp; chủ động so sánh nghề nghiệp và sở thích có như mong muốn không. Chọn ngành, chọn trường trước hết phải theo sở thích, vì có say mê thì mới có quyết tâm theo đuổi đến cùng. Sau đó cần xem năng lực của mình có thể vào được những trường nào bằng cách căn cứ vào mức điểm chuẩn hằng năm


Nga Huyền

Số lần xem trang : 14896
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007