TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 335
Toàn hệ thống 18128
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý


12:19-04/02/2009


 
Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận trong năm 2008 là thảm hoạ môi trường. Thật vậy, chưa bao giờ vấn đề môi trường trở thành tâm điểm được đông đảo công chúng quan tâm như lúc này. Ngoài những trận lũ lụt kỷ lục do thiên nhiên gây ra (thực ra nguyên nhân sâu xa cũng là do con người), thì không ít thảm hoạ môi trường lại do chúng ta đã và đang trực tiếp tạo ra. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa tăng trưởng và cái giá của môi trường là vấn đề cần được chúng ta quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển.


Bài toán môi trường - được và mất
Việc quyết định cho Vedan tồn tại và tiếp tục sản xuất với “lý do nhân đạo” có liên quan đến công ăn việc làm của hàng ngàn công nhân trực tiếp sản xuất và người dân đang trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy của Vedan, chắc chắn các nhà quản lý tầm vĩ mô chưa tính được những cái được và mất từ quyết định nhẹ tay này.
Thật vậy, nếu thử tính cái được từ thu nhập của vài ngàn công nhân và người trồng sắn cộng với cái được từ tiền thuế của Vedan và những cái mất do môi trường bị hủy hoại, mất nguồn tài nguyên nước sạch cung cấp cho sản xuất và đời sống, mất nguồn tài nguyên sinh vật tự nhiên, mất nguồn lợi nuôi trồng thủy sản và liên quan đến mất công ăn việc làm của hàng vạn hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản dọc theo lưu vực sông và cái mất lớn hơn nhiều đó là sức khỏe cộng đồng hàng triệu người bị ảnh hưởng do ô nhiễm nguồn nước thì không khó để thấy những cái mất là quá lớn so với cái được.
Đó là chưa nói đến những cái mất do người dân phá rừng trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của Vedan. Sẽ không ai phản đối cái lợi nhỏ trước mắt của trồng sắn là xóa đói cho một bộ phận người dân, nhưng chắc chắn cái lợi này chẳng thấm vào đâu so với cái hại của việc phá rừng trồng sắn, cái hại nhỡn tiền của việc phá rừng không những gây hậu quả môi trường lớn mà còn làm mất nguồn lợi tự nhiên mà rừng mang lại. Thật vậy, ngoài lợi ích môi trường mà rừng mang lại như giữ nước mưa, chống lũ lụt, chống xói mòn vv.. mỗi năm rừng có thể cho thu nhập khoảng 2.500 USD từ nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Ở Indonesia Nhà nước phải vay đến 3,5 tỷ USD của Ngân hàng Á Châu để làm sạch sông Citarum. Ở Châu Âu, trong vòng 30 năm từ năm 1972 đến năm 2000 nước Đức và châu Âu đã phải chi nhiều chục tỷ USD để làm sạch và phục hồi trạng thái ban đầu của sông Rhein. Còn ở Trung Quốc, sau 20 năm tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng, nhưng nay cũng đang đối mặt với các vấn đề môi trường, đến mức năm 2006 Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới 175 tỷ USD, tương đương khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất.
Như vậy, chắc chắn còn lâu chúng ta mới tính hết được các thiệt hại mà Vedan gây ra cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để phục hồi trạng thái ban đầu sẽ cần số tiền vô cùng tốn kém và cần thời gian lâu dài, có khi tính bằng cả thế hệ. Một vài bài học gần đây ở một số nước cho thấy cái giá của môi trường không hề rẻ chút nào. Ví dụ như ở Indonesia nhà nước phải vay đến 3,5 tỷ USD của Ngân hàng Á Châu để làm sạch sông Citarum. Ở Châu Âu, trong vòng 30 năm từ năm 1972 đến năm 2000 nước Đức và châu Âu đã phải chi nhiều chục tỷ USD để làm sạch và phục hồi trạng thái ban đầu của sông Rhein. Còn ở Trung Quốc, sau 20 năm tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng, nhưng nay cũng đang đối mặt với các vấn đề môi trường, đến mức năm 2006 Chính phủ đã thông qua một kế hoạch tốn kém chi tới 175 tỷ USD, tương đương khoảng 1,5% GDP để khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các thành phố và ngăn chặn nạn xói mòn tài nguyên đất.

Khi Việt Nam gia nhập quá trình toàn cầu hóa thì đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có vấn đề môi trường do làn sóng đầu tư đổ vào. Đây là dịp để các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... tăng cường “thanh lý” và “chuyển giao” những công nghệ không còn phù hợp với họ sang các nước đang phát triển để có tiền đầu tư công nghệ sạch. Quá trình này tạo thành một vòng chu chuyển công nghệ lạc hậu: những công nghệ nào không còn đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sẽ được chuyển dần từ những nước có tiêu chuẩn bảo vệ cao nhất đến những nước có tiêu chuẩn thấp hơn. Các nước đang phát triển khác lại đẩy công nghệ lạc hậu của mình sang các nước kém phát triển hơn.
Vì vậy các nhà quản lý cần đủ khôn ngoan và tỉnh táo để nhận biết các hậu quả môi trường khi mà Việt Nam đang hào hứng với hàng loạt dự án đầu tư là những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường như sản xuất chế biến công nghiêp như luyện sắt thép, sản xuất nhôm, sản xuất giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm, v.v. Đây là những ngành sản xuất không những cần nhiều lao động mà còn tiêu thụ nhiều năng lượng, nhiều nước và gây tổn hại lớn đến môi trường mà nhiều nước mới công nghiệp hoá không khuyến khích duy trì những lĩnh vực này ở chính quốc.

Khái niệm tăng trưởng mới theo GDP xanh
Gần đây nhiều nước, trong đó Trung Quốc là một trong những quốc gia tiên phong đã đưa ra khái niệm "GDP xanh" là hệ thống đánh giá GDP theo tiêu chuẩn mới trong đó số liệu thống kê GDP thông thường được chỉnh lý bằng cách khấu trừ chi phí về môi trường trong các hoạt động kinh tế. Cụ thể là: GDP xanh = GDP - chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
Lần đầu tiên, Hội thảo quốc tế về GDP xanh đã được tổ chức lại Bắc Kinh, Trung Quốc trong tháng 6/2004, với sự tham gia của chuyên gia kinh tế nhiều nước nhằm chính thức xác lập hệ thống thống kê theo tiêu chí GDP xanh này. Mặc dù việc thực hiện GDP xanh hiện tại còn một số khó khăn về kỹ thuật như việc xác định giá trị của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên các chuyên gia đã đưa ra một số cách ước tính cho vấn đề này. Mặc dù không tính được mất mát khi một con sông bị ô nhiễm, nhưng chúng ta có thể tính được số tiền cần thiết phải chi tiêu để xử lý nó thông qua chi phí môi trường của một dự án xử lý làm sạch môi trường cụ thể. Chẳng hạn ở Vân Nam Trung Quốc, các nhà máy hoá chất và việc khai thác trang trại đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hồ Dianchi. Nếu cố gắng làm sạch hồ, chi phí tốn gấp 10 lần lợi nhuận các nhà sản xuất hoá chất và nông dân tạo ra. Ước tính theo cách này có thể kết luận rằng các hoạt động kinh tế quanh hồ đã gây ra những tổn thất lớn, chưa tính đến mất đi các loại cá và các cây trong hồ và sự thay đổi khí hậu ở địa bàn xung quanh. Các cách ước tính như vậy cần hoàn thiện thêm trong thực tế.
Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một vùng sẽ thay đổi khi thực hiện tính GDP xanh. Trước đây sự tăng trưởng thuần tuý về kinh tế là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá thành tựu kinh tế. Còn GDP xanh sẽ đánh giá toàn diện các mặt tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Số liệu thống kê theo tiêu chí GDP xanh, vì vậy chắc chắn không chỉ phản ánh thực chất sự tăng trưởng của kinh tế mà còn chỉ ra các tổn thất môi trường mà sự tăng trưởng kinh tế có thể gây ra.

Bảo vệ môi trường cần hệ thống luật pháp đủ mạnh và minh bạch
Quay lại câu chuyện Vedan để thấy răng Luật môi trường của ta còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Nếu chỉ căn cứ Luật bảo vệ môi trường hiện tại và nghị định 81 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính để xử Vedan thì chưa đủ, vì Luật môi trường của ta chỉ mang tính chất xử phạt hành chính và mức xử phạt cùng còn quá nhẹ. Hầu hết luật môi trường ở các nước phát triển qui định rất rõ đối với người vi phạm là ngoài những chế tài xử phạt, người gây hậu quả môi trường còn phải “chịu trách nhiệm tái tạo môi trường như tình trạng trước khi có hành vi vi phạm”. Luật của ta cũng có điều khoản “khắc phục hậu quả”, nhưng khắc phục đến đâu và như thế nào thì lại không quy định cụ thể.
Là một doanh nghiệp kinh tế, nên ngoài luật môi trường, rõ ràng Vedan còn phải chịu điều chỉnh bởi các luật khác như Luật đầu tư và cả Luật hình sự nữa. Trong trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ luật pháp hiện hành ở Việt Nam (trong trường hợp này là Luật bảo vệ môi trường) thì doanh nghiệp đó có thể bị rút giấy phép đầu tư. Thậm chí trường hợp vi phạm của Vedan là hành vi có chủ mưu, được tính toán tinh vi từ khâu thiết kế thi công hệ thống thải ngầm, ngoài hệ thống nổi để che mắt cơ quan pháp luật, vi pham của Vedan là có tổ chức (hành vi được phân công, chỉ đạo và tính toán) và vi phạm trong thời gian dài nên đủ căn cứ để áp dụng xử lý phạm tội hình sự chứ không chỉ xử phạt hành chính bình thường được.
Ngoài ra, nếu ở nước ngoài chắc chắn Vedan còn bị kết tội vi phạm Luật cạnh tranh do hành vi cố tình tạo lợi thế cạnh tranh bằng việc xả chất thải không qua hệ thống lọc để giảm chi phí sản xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Tiếc là Luật cạnh tranh của ta chưa có quy định này, chứ nếu có như ở các nước thì có thể áp dụng hình phạt này cũng đủ để kết tội rất nặng Vedan mà không cần các thủ tục phức tạp nào khác nữa.

Đã đến lúc cần phải xem xét, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ Luật bảo vệ môi trường, cần hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường và nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước công nghiệp mới, để Luật môi trường của ta không những đủ sức răn đe mà cần phải tương hợp với Luật môi trường quốc tế.
Qua vụ việc Vedan cũng cho thấy hệ thống tiêu chuẩn môi trường của VN hiện nay rõ ràng vừa thiếu, vừa thấp, hàng loạt chỉ tiêu môi trường có liên quan đến chất lượng nguồn nước, khí và sức khoẻ cộng đồng đã không được xác lập. Hàng loạt quy định về đánh giá chất lượng nguồn nước trước và sau khi nhà máy hoạt động cũng không được cập nhật rõ ràng và minh bạch. Khi xảy ra sự cố, thay bằng các bằng chứng chỉ ra chất lượng nguồn nước thải chúng ta phải mai phục, tìm kiếm các bằng chứng ẩn sâu trong lòng đất hoặc dưới tầng nước sâu vừa vất vả, tốn kém lại ít thuyết phục hơn so với các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước được thiết bị do đạc trực tiếp. Vì vậy, đã đến lúc cần phải xem xét, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ Luật bảo vệ môi trường, cần hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường và nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước công nghiệp mới, để Luật môi trường của ta không những đủ sức răn đe mà cần phải tương hợp với Luật môi trường quốc tế. Để giải quyết triệt để vấn đề Môi trường thì ngoài luật môi trường cũng cần bổ sung hoàn thiện các Luật khác có liên quan đến môi trường như luật cạnh tranh, luật đầu tư và cả luật hình sự nữa. Luật hình sự có thể cho phép bất cứ công dân hay hiệp hội, không nhất thiết là người bị hại trực tiếp, khởi kiện các hành vi hủy hoại môi trường.

Tóm lại, môi trường là tài sản quý giá nhất của quốc gia, môi trường sạch đẹp không những duy trì cuộc sống tốt cho chúng ta hôm nay mà nó còn là di sản vô giá để lại cho các thế hệ mai sau. Mọi hành vi huỷ hoại môi trường, đặc biệt là trục lợi cá nhân hoặc nhóm lợi ích nào đó cũng cần phải lên án và ngăn chặn. Để làm được điều này hệ thống luật pháp về môi trường phải đủ mạnh và đủ sức răn đe bất kỳ ai dù vô tình hay cố ý huỷ hoại môi trường. 
Nguyễn Ngọc Châu

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=67&CategoryID=8&News=2647

Số lần xem trang : 15199
Nhập ngày : 14-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007