TS. Trần Đình Lý Cập nhật lúc 10h14, ngày 21/02/2009
|
Tòa nhà ĐH Quốc tế đang được xây dựng trong khuôn khổ đề án “Xây dựng mô hình ĐTĐH QG TP.HCM". Ảnh: L.Quỳnh |
|
Hanoinet - Với quy mô hiện nay là 623,7 ha, gồm 5 trường, 1 viện, 1 khoa trực thuộc, 1 số trung tâm nghiên cứu, ĐHQG sẽ tiến hành thử nghiệm mô hình ĐTĐH trên cơ sở nâng cấp, chỉnh trang và tổ chức lại không gian.
Khu đô thị đại học có dân cư hay không; định nghĩa “ĐH tập trung” giống như khu chế xuất công nghiệp, trong khi đó không phải khu vực biệt lập; cần có cơ sở pháp lý về vấn đề đầu tư, quản lý, công hữu, tư hữu, chính sách đất đai…
Đây là những ý kiến trao đổi tại hội thảo “hình thành và phát triển ĐTĐH: tìm kiếm ý tưởng, sự đồng thuận giải pháp và lộ trình” do ĐHQG TP.HCM tổ chức ngày 20/2.
"Vẽ" đô thị
ĐHQG TP.HCM sẽ là khoảng không gian kiến trúc với quảng trường, có 30 con đường, 17 trục đường chính mang tên các danh nhân, nhà khoa học, diễn giả…, có xe bus nhỏ chạy bằng nhiên liệu sạch bên trong, có đường đi bộ, xe đạp riêng, có bệnh viện 200 chỗ, SV ngồi chỗ nào cũng xài wifi…
Đó là một trong những phác thảo về hình ảnh tương lai của một ĐTĐH mà PGS.TS Nguyễn Minh Hòa trình bày theo đề án “Xây dựng mô hình ĐTĐH QG TP.HCM".
"Sẽ không ngạc nhiên khi trong đó, vừa xuất hiện những quán ăn nhanh, nhà rông, khu uống trà đạo…thể hiện việc chấp nhận đa văn hóa. Đó cũng là thành phố điện tử và thông minh, với những trung tâm khoa học chất lượng cao", ông Hòa "vẽ" thêm.
Với quy mô hiện nay là 623,7 ha, gồm 5 trường, 1 viện, 1 khoa trực thuộc, 1 số trung tâm nghiên cứu, ĐHQG sẽ tiến hành thử nghiệm mô hình ĐTĐH trên cơ sở nâng cấp, chỉnh trang và tổ chức lại không gian.
|
|
Các dịch vụ xuất hiện theo nhu cầu trong làng ĐH Thủ Đức TP.HCM, nơi ĐHQG TP.HCM đang hướng tới tạo thành đô thị ĐH - Ảnh: L.Quỳnh |
Đô thị đại học: Có dân cư hay không?
Trong vài năm gần đây, đã có nhiều đơn vị công lập, tư thục, các nhà đầu tư giáo dục trong và ngoài nước đang chuẩn bị tích cực cho sự ra đời các khu ĐTĐH.
Có thể kể đến những dự án ĐTĐH Quốc tế của Tập đoàn Berjaya Maylaysia được cấp phép năm 2007 tại Hóc Môn (TP.HCM), ĐTĐH ở Long An, do hội đồng ĐH ngoài công lập đang xúc tiến; dự án ĐTĐH Quốc tế tại Lâm Đồng đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, sẽ khởi công vào đầu năm 2009; hay ĐTĐH QG Hà Nội tại Hòa Lạc đã được chuyển chủ đầu tư dự án sang Bộ Xây dựng cuối năm 2008…
Tuy đang có nhiều đề án ĐTĐH đang rậm rịch, nhưng trong nhiều văn bản của Bộ Xây dựng chỉ tồn tại khái niệm “khu ĐH tập trung”. Ông Phan Thanh Bình cho rằng không nên ràng buộc như kiểu "khu chế xuất công nghiệp" bởi ĐHĐH không phải là khu vực biệt lập mà có sức lan tỏa ra bên ngoài.
Dẫn chứng thực tế các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM vẫn tồn tại rời rạc, nhà nào cũng có dịch vụ cho mình nhưng biệt lập, tư duy mỗi trường đơn lập đã thành thói quen, tình trạng lộn xộn, bất ổn do dân cư trong vùng tạo ra… ,ông Bình cho rằng "để tạo ra sự liên kết, sức lan tỏa rộng ra các vùng xung quanh, lân cận nói riêng và xã hội nói chung", trước hết, ĐTĐH rất cần tương tác bên trong, trong đó lấy chuyên môn là điểm nhấn.
"Bây giờ nghĩ lại, vẫn thấy tiếc cho khu Bạch Mai ngày xưa tại Hà Nội với nhiều trường ĐH xung quanh, đáng lẽ phải trở thành khu ĐH rất đẹp thì nay đã trở thành khu dân cư, hay khu ĐH Bách khoa TP.HCM cũng tương tự", ông Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hội đồng các trường ĐH ngoài công lập tiếc nuối.
Theo ông Quân, lẽ ra phải tiếp cận khái niệm này từ lâu.
ĐTĐH có dân cư hay không cũng là một vấn đề còn để mở tại hội thảo.
Các ý kiến cho rằng rất cần có cơ sở pháp lý về việc xây dựng ĐTĐH, cụ thể là các quy định về vấn đề đầu tư, quản lý, công hữu, tư hữu, chính sách đất đai…
“Nếu không nói pháp lý bây giờ, làm gì cũng sẽ phạm quy ngay!” – PGS Hòa nói.
Một nửa vì lợi nhuận?
Qua chia sẻ một số mô hình, đề án ĐTĐH của các đơn vị, cho thấy có khá nhiều hướng tiếp cận tới ĐTĐH, từ góc độ xây dựng, quản lý, chuyên môn...
Một cách thực tế, GS Phạm Phụ, cố vấn ĐTĐH Quốc tế Lâm Đồng cho hay, đặc thù của dự án này chắc chắn phải một nửa vì lợi nhuận.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập ĐH Trí Việt cho rằng: “muốn trở thành ĐTĐH, phải có điều tra chất xám ở đó đã đạt độ chín, độ nặng để tạo sức hút, lan tỏa hay không?”
Theo bà Ninh, ĐTĐH phải góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế, văn hóa, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, cần gắn ĐH với sự phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học.
Đây cũng là điều mà ông Phan Thanh Bình kết luận cuối hội thảo: không phải ĐH nào, vị trí nào cũng trở thành ĐTĐH, nhưng cũng nên đặt ra những khu ĐH lớn, lấy chuyên môn làm tiêu chí hàng đầu, tạo sức lan tỏa tri thức, văn hóa… ra xã hội.
Đô thị nào lớn nhất?
ĐTĐH Hòa Lạc (Hà Nội): 1.000 ha
ĐTĐH Hưng Yên: 1000 ha
ĐTĐH Hóc Môn (TP.HCM): 925 ha
ĐTĐH Lâm Đồng: 676 ha
ĐTĐH Thủ Đức (ĐHQG TP.HCM): 623,7 ha
ĐTĐH Long An: 180 ha
ĐTĐH Đông Ngạc (Hà Nội): 43,85ha
|
Theo VNN Số lần xem trang : 15211 Nhập ngày : 23-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Công khai gói kích cầu và bài học về lòng tin(05-03-2009) Dự báo tình hình mất việc làm: Thiếu căn cứ thực tế lẫn khoa học!(05-03-2009) The unfortunate uselessness of most ’state of the art’ academic monetary economics(05-03-2009) Thomas Friedman’s Five Worst Predictions(05-03-2009) IMF: Kinh tế VN dễ bị ‘tổn thương’ (05-03-2009) Trung Quốc: Trường ĐH trợ cấp phí tìm việc cho sinh viên(28-02-2009) Để cá tra bơi ra “biển lớn”(28-02-2009) “Không nên quá kỳ vọng vào gói kích cầu”(23-02-2009) Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN lập quỹ 120 tỷ USD bảo vệ đồng nội tệ(23-02-2009) Tổng điều tra nhu cầu, thực trạng ký túc xá toàn quốc(16-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|